K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2018

1. Chào hỏi bằng: Hello
Cách đọc: /hə.lˈəʊ/ - xin chào
Sử dụng rộng rãi cho tất cả trường hợp, tuy nhiên bạn nên học thêm các cách chào hỏi khác thân mật hơn.

2. Chào hỏi bằng "good morning", "good afternoon", "good evening'. (formal)
- Cách đọc: /ˌɡʊd-ˈmɔr·nɪŋ/ ; /ɡʊd-æf·tərˈnun/; /ˌɡʊd-ˈiv·nɪŋ/ 
- Đây là cách chào hỏi trang trọng tùy thuộc vào thời gian của ngày. Bạn lưu ý rằng chúng ta dùng "good night" để chào tạm biệt "good bye" do đó nếu bạn gặp ai đó vào buổi tối cho dù đã trễ thì chúng ta vẫn dùng "good evening" thay vì "good night". Kém trang trọng hơn chúng ta cũng có thể dùng kểu nói tắt là "morning", "afternoon" và "evening". 

3. Chào hỏi bằng cách hỏi "How have you been?" (formal)
How have you been ? /hɑʊ-hæv-ju-bɪn/: dạo này khỏe bạn / anh khỏe không ?
- Chúng ta chỉ dùng câu hỏi "how have you been?" khi chúng ta đã từng gặp một ai đó trước đây. Nếu bạn nói "how have you been?" tức là bạn hỏi từ lần cuối chúng ta gặp nhau tới nay anh/bạn thế nào.

4. Chào hỏi bằng "How do you do?" (formal)
- How do you do? : /hɑʊ-du-ju-du/ hay /hɑʊ-də-jə-du/: anh / chị thế nào ? anh / chị có khỏe 
không ? xin chào !
- Đây là cách chào hỏi rất trang trọng bằng tiếng Anh và không phổ biến, hay được sử dụng hơn bởi những người lớn tuổi. Để đáp lại bạn có thể nói "I'm doing well" hay bạn cũng có thể nói "how do you do?" để đáp lại.

5. Chào hỏi bằng: "It's nice to meet you" hay "Pleased to meet you". (very formal)
It's nice to meet you : /ɪts-nɑɪs-tə-mi-u/: rất vui được gặp bạn / anh
- Pleased to meet you: /plizd--mi-u/: rất vui được gặp bạn / anh
- Đây là cách chào trang trọng và lịch sự. Chúng ta chỉ sử dụng cách chào hỏi này bằng tiếng Anh để chào ai đó trong lần gặp đâu tiên và để thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự. Lần tới nếu gặp lại người đó bạn có thể nói "It's nice to see you again".

CHÀO HỎI KHÔNG TRANG TRỌNG TRONG TIẾNG ANH (INFORMAL WAYS)
- Cách chào hỏi không trang trọng lại thường được sử dụng thường xuyên trong các mối quan hệ thân thiết, không cần câu nệ, giữ kẻ. Thường được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày.
6. Chào hỏi bằng: How are you? (informal)
- Cách đọc: /hɑʊ-wɑːr-ju/ - ban (anh, chị) khỏe không ?
- Chúng ta cũng có thể chào hỏi người khác bằng một câu hỏi ở dạng thân mật: "How are you?", đây là cách không trang trọng và thường dùng cho những trường hợp không cần giữ kẻ.

7. Chào hỏi bằng: How are you doing ? và How's it going ? (informal)
- How are you doing ?-  /hɑʊ-wɑːr-ju-ˈdu·ɪn/?: bạn thế nào ? khỏe không ?
- How's it going ? /hɑʊ-sɪt-goɪn/: bạn thế nào ? mọi chuyện thế nào ?
- Đây là cách nói gần gủi hơn của "How are you?". Nếu bạn muốn nói một cách lịch sự thì dùng "how are you?", nếu người bạn gặp đã gần gủi hơn thì có thể nói "how are you doing?" hay "how's it going". Lúc phát âm thì thường phát âm đuôi là "du-in" thay vì "du-ing". Để đáp lại câu chào này ta có thể nói "I'm doing well", "It's going well" tùy thuộc vào câu hỏi. Hay chúng ta cũng có thể trả lời vắn tắt "good".

8. Chào hỏi bằng:  Hey, hey man, hey + tên, hi (informal) 
Hi:  /hɑɪ/: chào.
- Hey:  /heɪ/: chào
-  Chúng ta cũng có thể sử dụng hey, hey + tên người, hi để chào hỏi thay vì dùng hello. Cách chào này thường phổ biến nhiều hơn trong giới trẻ. Trong khi "hi" có thể được sử dụng trong hầu hết các trường hợp giao tiếp, bạn chỉ nên dùng "hey" với người bạn đã từng gặp. Nếu bạn nói "hey" với môt người là họ sẽ lúng túng và cố nghĩ xem họ đã gặp bạn ở đâu. Bạn cũng có thể nói "hey man" để chào một người đàn ông. Đôi khi bạn cũng có thể nói "hey man" để chào một người con gái trẻ hơn bạn, nhưng chỉ dùng khi người đó với bạn khá gần gủi. Ngoài cách dùng để chào hỏi thì "hey" còn được dùng để gọi sự chú ý của ai đó.

9. Chào hỏi bằng: Good to see you; Nice to see you. (informal)
Good to see you: /ɡʊd-tə-si-ju/: rất vui gặp bạn, rất vui được làm quen
- Chúng ta dùng "good to see you" và "nice to see you" để chào hỏi thân mật bạn bè, người thân, đồng nghiệp khi gặp lại sau một khoảng thời gian. Chào chào hỏi này bằng tiếng Anh thường đi kèm với những cái bắt tay và ôm sau một khoảng thời gian gặp lại (tùy thuộc vào mức độ thân mật).


10. Chào hỏi bằng "Long time no see" hay "It's been a while". (informal)
Long time no see: /lɔŋ-taɪm-noʊ-si/: lâu lắm mới gặp !
- It's been a while: /ɪts-bɪn-əˈwɑɪl/: lâu lắm mới gặp !
- Đây là cách chào hỏi không trang trọng bằng tiếng Anh, sử dụng khi bạn gặp lại một người quen sau một khoảng thời gian dài. Sau khi chào hỏi bằng cách này chúng ta thường hỏi thêm một số câu như "how are you?", "how have you been?", "what's new?"

13 tháng 7 2018

ai muốn k vào đây nhanh lên mik còn mấy lượt hỏi nữa thui

17 tháng 10 2021

Chúc mừng chị San❄

17 tháng 10 2021

Em xin cái comment đầu trước đã leuleu

2 tháng 4 2018

Trả lời:

Các lời chào không đúng là:

a) Em chào bố mẹ để đi học.

⇒ Bố mẹ ạ.

b) Em chào thầy, cô khi đến trường.

⇒ Thầy (cô) !

c) Em chào bạn khi gặp nhau ở trường.

⇒ Ê !

9 tháng 6 2017

- Mặc dù có nét nghĩa nào đó giống thuật ngữ điểm tựa trong Vật lí (điểm cố định của đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản)

+ Điểm tựa trong đoạn thơ có nghĩa là chỗ dựa tin tưởng, gánh trọng trách: được dùng với tư cách ngôn ngữ nghệ thuật

27 tháng 11 2019

Oliver thậm chí ko hỏi ý kiến Monica xem cô có đồng ý hay ko. Monica hầu như ko biết Tidy là ai. Cô ấy có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu đến nhà Tidy một mình. Vậy Monica nên hẹn hò với IO. Qingsaoche và đáp lại với Qingsaoche rằng: “Dạ ! Vâng ! Em luôn sẵn lòng.”

Đọc thầm đoạn văn sau rồi làm theo yêu cầu ở dưới:                     Anh chào màoCái anh chào mào,dáng ăn chơi bạt mạng thế mà lại tử tế.Không nên chỉ trông bề ngoài mà đặt tính nết cho ai được.Lúc nào cũng trông thấy chào mào đỏm dáng và có phần lố lăng đấy.Hai má bôi phấn đỏ hắt.Lại đính một túm lông đỏ sau đít(người ta hay chế giễu đã đặt tên là chào mào đỏ...
Đọc tiếp

Đọc thầm đoạn văn sau rồi làm theo yêu cầu ở dưới:

                     Anh chào mào

Cái anh chào mào,dáng ăn chơi bạt mạng thế mà lại tử tế.Không nên chỉ trông bề ngoài mà đặt tính nết cho ai được.Lúc nào cũng trông thấy chào mào đỏm dáng và có phần lố lăng đấy.Hai má bôi phấn đỏ hắt.Lại đính một túm lông đỏ sau đít(người ta hay chế giễu đã đặt tên là chào mào đỏ đít).Mắt chào mào nhâng nháo,phởn phơ.Đứng đâu cũng nhún nhảy làm điệu.Đã thế,đỉnh đầu lại đội lệch cái mũ      nhung đen nháy-cũng vì chiếc lạ kiểu nhọn hoắt ấy mà chào mào lại được cái tên chế giễu nữa là:công tử chào mào

1.Ghi lại những chi tiết tả hình dáng bên ngoài của chào mào

2.Ghi lại những chi tiết chỉ tính nết của chào mào

3.Ghi lại chi tiết nhân hóa tả chào mào mà em thích nhất

0
Phần I. (6 điểm) ĐọcĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi“Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát.Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo:- Bữa mai ngày lành tháng tốt, em...
Đọc tiếp

Phần I. (6 điểm) Đọc

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…

Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát.

Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo:

- Bữa mai ngày lành tháng tốt, em cất nhà mới. Chị có rảnh sang giúp em một tay.

- Ấy chết! Mai lại đúng vào ngày tôi phải ra thành phố đăng ký dự thi. Mỗi năm chỉ mở một kì thi hát, tôi không thể bỏ được. Cô thông cảm nhé.

Sự thật thì đến cuối mùa thu mới hết hạn đăng ký, nhưng Sáo Sậu ngại làm giúp hàng xóm nên nói thác ra như thế. Sáng hôm sau, Sáo khoá trái cửa nằm nhà, đánh một giấc say sưa đến tận chiều tối.

Được mọi người chung tay giúp sức, chả mấy nỗi nhà của Chào Mào đã dựng xong. Hôm ăn mừng tân gia, Chào Mào lại sang mời Sáo:

- Chị nghỉ tập hát một ngày, sang bên em dự tiệc với mọi người cho vui.

Thấy nói có tiệc tùng, Sáo Sậu đến ngay. Chào Mào thật thà đôn hậu nên chẳng nghĩ xa nghĩ xôi gì. Nhưng mấy cô Giẻ Quạt, Liếu Điếu vừa nhác thấy Sáo đã chao chát:

- Hôm nay, cô Sáo không đi thi hát à?

- Xóm Vườn Nhãn quê mùa này buồn chết đi được. Hát hay như cô Sáo, dọn quách ra thành phố mà ở. Ngoài ấy quanh năm tha hồ đình đám hội hè.

Biết mọi người cạnh khoé, Sáo Sậu cúi gằm mặt suốt bữa ăn. Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót.

Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm. Có ai trong xóm hiểu được điều đó không?

(Chào Mào và Sáo Sậu trích “Xóm bờ giậu” của Trần Đức Tiến)

Câu 1. Hãy cho biết câu chuyện “Chào Mào và Sáo Sậu” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. Cho biết câu chuyện “Chào Mào và Sáo Sậu” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót.”

Câu 4. Hãy gọi tên và chỉ rõ và nêu tác dụng một biện pháp tu từ, được sử dụng trong câu văn sau: “Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…”.

Câu 5. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học nào cho bản thân?

Giúp mình với ai  nhanh mình tick 

4
23 tháng 11 2021

Câu 2. Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 3. Từ ghép: xấu hổ, từ láy: chót vót

Câu 5. Hãy giúp đỡ người khác ngay cả khi mình không muốn và chớ lấy cớ để từ chối.

23 tháng 11 2021

bạn tự đi mà đọc

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi“Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát.Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo:- Bữa mai ngày lành tháng tốt, em cất nhà mới. Chị có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…

Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát.

Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo:

- Bữa mai ngày lành tháng tốt, em cất nhà mới. Chị có rảnh sang giúp em một tay.

- Ấy chết! Mai lại đúng vào ngày tôi phải ra thành phố đăng ký dự thi. Mỗi năm chỉ mở một kì thi hát, tôi không thể bỏ được. Cô thông cảm nhé.

Sự thật thì đến cuối mùa thu mới hết hạn đăng ký, nhưng Sáo Sậu ngại làm giúp hàng xóm nên nói thác ra như thế. Sáng hôm sau, Sáo khoá trái cửa nằm nhà, đánh một giấc say sưa đến tận chiều tối.

Được mọi người chung tay giúp sức, chả mấy nỗi nhà của Chào Mào đã dựng xong. Hôm ăn mừng tân gia, Chào Mào lại sang mời Sáo:

- Chị nghỉ tập hát một ngày, sang bên em dự tiệc với mọi người cho vui.

Thấy nói có tiệc tùng, Sáo Sậu đến ngay. Chào Mào thật thà đôn hậu nên chẳng nghĩ xa nghĩ xôi gì. Nhưng mấy cô Giẻ Quạt, Liếu Điếu vừa nhác thấy Sáo đã chao chát:

- Hôm nay, cô Sáo không đi thi hát à?

- Xóm Vườn Nhãn quê mùa này buồn chết đi được. Hát hay như cô Sáo, dọn quách ra thành phố mà ở. Ngoài ấy quanh năm tha hồ đình đám hội hè.

Biết mọi người cạnh khoé, Sáo Sậu cúi gằm mặt suốt bữa ăn. Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót.

Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm. Có ai trong xóm hiểu được điều đó không?

(Chào Mào và Sáo Sậu trích “Xóm bờ giậu” của Trần Đức Tiến)

Câu 1. Hãy cho biết câu chuyện “Chào Mào và Sáo Sậu” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 4. Hãy gọi tên và chỉ rõ và nêu tác dụng một biện pháp tu từ, được sử dụng trong câu văn sau: “Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…”.

 

0
25 tháng 9 2016

Sáng nay, sân trường như tấp nập, nhộn nhịp hẳn lên. Chưa đến giờ đầu tuần mà mọi người đã đến khá đầy đủ. Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng và cặp sách hòa lẫn trong màu sương sớm bàng bạc tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc sặc sỡ. Đây đó trên sân trường từng tốp học sinh tụm năm, tụm ba chuyện trò rôm rả. Dưới những gốc me, phượng vĩ khá đông những bạn gái quây quần thành vòng tròn xem một số bạn đang chơi trò banh đũa. Ở những chỗ tránh nắng, các bạn nam, chia thành từng đôi một chơi trò đá cầu. Một số khác đứng xung quanh vừa quan sát vừa động viên cổ vũ. Thỉnh thoảng, tiếng reo hò rộ lên bởi những đường cầu lắt léo đẹp mắt. Trên hành lang của các lớp học, rải rác từng tốp đang truy bài lẫn nhau. Tại khu vực lễ đài trước cửa phòng Ban Giám hiệu, thầy Tổng Phụ trách Đội đang hướng dẫn lớp trực nhật chuẩn bị hai hàng ghế cho các thầy cô và treo sẵn lá quốc kì lên đỉnh cột, đặt tượng Bác Hồ và bình hoa lên bàn. Tất cả đã chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng. Bỗng, một hồi trống từ phòng bảo vệ ngân vang, kéo dài trong không gian như giục giã mọi người nhanh chân về vị trí tập hợp của lớp mình. Mấy phút sau, các khối lớp, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô chủ nhiệm đều đã chỉnh tề đội ngũ. Duy chỉ có khối lớp Một, các thầy cô chủ nhiệm phải vất vả chạy lên, chạy xuống giúp các em đứng vào đúng vị trí của lớp mình. Trên lễ đài, thầy Tổng Phụ trách Đội điều khiển các lớp chỉnh đốn lại đội hình và kiểm tra sĩ số của từng lớp. Vài phút sau, đội hình đã ổn định, thầy trở lại vị trí nơi đặt chiếc micro và âm li. Ở phía dưới đội hình, tiếng nói chuyện rì rầm vẫn kéo dài râm ran. Sau cái gật đầu của cô hiệu trưởng, thầy Tổng Phụ trách đội cầm chiếc micrô tiến về phía trước, chính giữa đội hình rồi dõng dạc hô to: – Nghiêm!Không ai bảo ai, tự động nghiêm trang như một người lính trong đội ngũ. Không gian như ngưng đọng lại trong giây phút. Em có cảm giác như lúc này, những cành phượng, cành me xưa nay vốn hay đùa nghịch, giờ cũng lặng im không một cử động. Tiếng loa lại vang lên rành rọt trước lễ đài. – Hướng về Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chào cờ… Chào! Quốc ca! Bản nhạc trầm hùng cất lên giữa không gian tưởng như không một tiếng động nhỏ nào, làm cho âm thanh bài ca thêm rộn rã, trang nghiêm và hào hùng. Hàng trăm cặp mắt đăm đắm hướng lên đỉnh cột cờ, nhìn ngọn quốc kì phần phật tung bay trong gió sớm. Bản nhạc kết thúc bằng một âm điệu trầm, ấm ngân dài. Từ hàng đầu của lớp Năm A, bạn Phi Ngân liên đội trưởng từ từ tiến về phía thầy tổng phụ trách Đội, cầm chiếc micrô dõng dạc đọc năm điều Bác Hồ dạy thật nghiêm trang và kính cẩn. Nghi thức chào cờ được kết thúc bằng một chầu trống Đội nghe náo nức và rộn rã lòng người. Phần nội dung sinh hoạt đầu tuần mở đầu bằng báo cáo kết quả của lớp trực do cô Hoàng Lan đọc. Lớp dẫn đầu toàn trường lần này là lớp 5B. Cô mời cả lớp đứng dậy, biểu dương tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật và sự cố gắng vươn lên trong phong trào thi đua “Gương tốt, việc tốt”, lập thành tích chào mừng ngày Hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam 20-11. Một tràng pháo tay rộ lên kéo dài không ngớt, mãi đến lúc cô ra hiệu mới thôi. Cuối cùng, cô hiệu trưởng lên nhận xét, nhắc nhở toàn trường một số việc cần thiết trong tuần. Buổi lễ kết thúc trong niềm vui hân hoan phấn khởi. Tiếng trống Đội vang lên như giục giã thôi thúc chúng em, reo vui cùng chúng em trước những thành tích trong tuần đầu của phong trào thi đua.

Ngồi trong phòng học của mình mà không khí buổi chào cờ như còn đọng mãi trong em. Một không khí vừa trầm mặc, trang nghiêm biểu hiện của một niềm tôn kính, lại vừa hào hùng, kiêu hãnh về một dân tộc anh hùng. Ngoài kia, trong các vòm lá xanh um của cây me, cây phượng, mấy chú chim đang nhảy nhót hót ca, hòa cùng với chúng em niềm vui của một buổi học đầu tuần.6

25 tháng 9 2016

đây là bài trên mạng và đề của mk là miêu tả lại quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu năm học mới chứ ko phải miêu tả lại quang cảnh buổi lễ chào cờ hàng tuần

3 tháng 5 2019

Khi bé bước ra, cả nhà tươi cười chào bé. Cả căn phòng bỗng chan hòa ánh sáng. Mọi người gọi bé, giơ những bàn tay trìu mến vẫy bé.

~Study well~

#Bạch_Dương_Chi#

3 tháng 5 2019

KHI BÉ BƯỚC RA, CẢ NHÀ TƯƠI CƯỜI CHÀO BÉ.CẢ CĂN PHÒNG BỖNG CHAN HÒA ÁNH SÁNG, MỌI NGƯỜI GỌI BÉ GIƠ NHỮNG BÀN  TAY TRÌU MẾN VẪY BÉ.