hãy viết tiếp đoạn văn tả cảm xúc của em với cánh đồng làng có câu mở đoạn đầu sau :
ôi cánh đồng làng gắn bố thân thiết biết bao với người dân quê em .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ôi, cái ao làng gắn bó thân thiết biết bao với người dân quê em!
Nói đến ao làng là ai cũng nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Đó là nơi kết nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Ao là nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
Tuổi thơ em cũng gắn bó với ao làng. Những trưa hè nắng oi ả, em từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với các bạn cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Những trưa nắng, em vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt.
Cái này mk copy trên mạng bạn sửa thành lời văn của bản thân một chút nhé !
Làng em có một cái ao làng ngay ở cổng làng thật là đẹp biết bao nhiêu. Cái ao làng không to lắm nhưng nó đã trở thành một nơi mà lũ trẻ hay tụ tập tắm mải miết và cười đùa ở đó.
Cái ao làng đã có bờ bao được xây dựng khá là kiên cố và ao lại không nuôi cá nhưng trận mưa rào làm ngập nước đã khiến cho cái ao đã xuất hiện những con cá rô, cá vàng,…đến ở đây. Mỗi lần em đi học qua là lại thấy được đàn cá rô như cứ đớp động dưới những cây bèo, làm cho mặt ao không lúc nào là yên lặng như tờ cả, lúc nào cũng có sự sống ở đó. Thế rồi em như thấy được nước ở đây rất xanh và mát nữa, các bà, các mẹ ra đồng cấy cày khi đi về lại rửa chân tay ở đây. Bọn trẻ thì cứ đến chiều thì lại ra thỏa sức vẫy vùng ở ao làng.
Cái ao có gần một nửa ao được trồng sen. Đặc biệt là cứ mỗi dịp khi vào cuối xuân và suốt ba tháng mùa hè, hoa sen đỏ thắm cả mặt hồ, và hơn nữa đó chính à hương sen ngào ngạt xóm quê.
Cứ mỗi sáng nào đi học, chúng em cũng đi qua ao làng thân thuộc này. Và cứ vào mỗi những buổi chiều nào đi học về, chúng em cũng đứng lại ngắm ao làng. Chúng em lại ngắm cây đa cổ thụ bên cạnh ao làng, và cái bóng cây như soi xuống mặt ao nhìn thật đẹp biết bao nhiêu. Cứ mỗi khi vào những đêm trăng mùa hè, đêm trăng mùa thu được cùng các anh, và có cả chị đội thuyền nan thả xuống ao làng dạo chơi sẽ nhớ đời, nhớ mãi. Lúc nào ngắm cảnh làng em cũng thấy đẹp và cái ao làng dường như cũng thật là thơ mộng và đáng yêu biết bao nhiêu.
được nghe ba mẹ nói nhiều về các cảnh đẹp của đất nước như: Đà Lạt có Hồ Xuân Hương, vịnh Hạ Long kì ảo, Động Phong Nha huyền bí... Nhưng em không thấy nơi đâu đẹp bằng cánh đồng rộng mênh mông ở quê hương em_nơi chon rau cát rốn của em,-nơi chôn cất những kỉ niêm tuôi thơ của em,nơi em vui đùa cũng những đứa bạn.
câu 1:
Trình tự miêu tả không gian
câu 2:
Yếu tố so sánh: tiếng gáy như chiếc đồng hồ...
Yếu tố tưởng tượng: sorry nhưng mình hông biết
câu 3:
sao bạn ko tự làm đi?
Qua bài lục bát về cha của tác giả Thích Nhuận Hạnh đã để cho lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Thông điệp của bài thơ là thông điệp về tình phụ tử sâu sắc và tha thiết, những công lao to lớn và tình cảm mà cha dành cho các con của mình. Tình yêu thương của người cha thường được thể hiện bằng hành động và kín đáo hơn là mẹ. Sự yêu thương, quan tâm của cha thường tinh tế, ít khi thể hiện nhưng điều đó không có nghĩa là tình cha không bao la, rộng lớn. Cha yêu thương các con mình còn hơn yêu chính bản thân mình. Tình yêu ấy được thể hiện bằng sự quan tâm, chăm sóc, bằng những bài học làm người, bằng những lần cha ăn năn vì đã trót đánh mắng chúng ta. Nói tóm lại, trong suốt những bước chân của con đi đến tương lai, cha luôn dõi theo con trên cả chặng đường dài...
''Lúa xanh, xanh mướt đồng xa
Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chờ câu lục bát hao gầy tình cha.''
Sau khi đọc đoạn thơ này, tôi thấy những xúc cảm tràn đầy trong lòng. Đầu tiên, hình ảnh lúa xanh, xanh mướt trên đồng xa đã khiến tôi cảm nhận được sự mát mẻ và tươi tắn của quê hương. Tôi thấy như đang đứng trước một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, một màu xanh dịu dàng mà chỉ có quê hương mới mang lại. Tiếp theo, dáng người cha hao gầy hòa quyện với dáng người quê cũ tim tôi. Tôi nhớ về những tháng ngày cùng cha làm ruộng, cha cực khổ lao động để nuôi sống gia đình. Từ những đường nét trên khuôn mặt cha, tôi thấy được sự kiên cường và tình yêu thương vô điều kiện của cha dành cho gia đình. Hình ảnh dáng cha hao gầy đã khắc sâu vào trái tim tôi, gợi lên những cảm xúc biết ơn và tự hào về cha. Cuối cùng, hình ảnh cánh diều lướt trên mây, búp bê câu lục bát hao gầy tình cha, đã bay tâm hồn tôi lên cao. Tôi cảm nhận được sự tự do và bay bổng của tuổi thơ, khi chúng tôi cùng nhau thảnh thơi và đùa giỡn trên đồng ruộng. Câu lục bát hao gầy tình cha đã mang đến cho tôi niềm vui, sự gắn kết và tình yêu thương gia đình không thể nào quên. Đoạn thơ này đã đánh thức trong tôi những kỷ niệm đẹp về quê hương và gia đình. Đó là lời tạ ơn sâu sắc đến cha mẹ, đến quê hương và đến những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Tôi cảm nhận được sức mạnh và ý nghĩa của tình cha, và tôi sẽ mãi mãi trân trọng những giá trị ấy trong cuộc đời của mình.
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp. Mỗi chiều đi học về em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa quê em.
Phần thân bài em cần sắp xếp lại các ý cho hợp lý:
+ khung cảnh chung của cánh đồng sau khi gặt lúa
+ những thửa ruộng khô trơ gốc rạ
+ người ta khẩn trương cày bừa, đập đất
+ cảnh mọi người tấp nập reo ngô, đậu
Ba tháng một lần, cánh đồng làng vào vụ lúa. Cũng chừng ấy thời gian để lúa lớn, trổ bông và chín vàng. Cánh đồng lúa lúc ấy lại vào mùa gặt hái.
Trên cánh đồng ruộng, cò bay thẳng cánh, từng ô ruộng chia ra như bàn cờ. Lúa chín không đồng loạt một lượt. Đám ruộng nào gieo cấy trước sẽ chín trước, đám ruộng nào gieo cấy sau sẽ chín sau. Mỗi vùng ruộng chỉ chín cách nhau ít ngày. Thế nên, lần lượt các ô ruộng đều tới kì gặt hái. Trên cánh đồng, lúa chín vàng trĩu hạt đẹp như tranh vẽ; các bà, các chị tay liềm thoăn thoắt từng ôm lúa. Phút chốc, từng gốc rạ cụt lủn trơ ra trên nền ruộng bùn đã khô cứng lại, dè dặt như cái nền đất thịt. Một vài chị đi sau thợ gặt, bó lúa lại thành từng bó rồi chất dồn vào hai đầu quang gánh, gánh lên bờ lề đường làng. Ngay lề đường, một chiếc xe tuốt lúa đang chờ sẵn. Chú thợ tuốt lúa quẳng từng ôm lúa vào miệng phễu của máy tuốt rồi quay cho nổ giòn. Dưới miệng phễu máy, lúa hột tuôn ra như một suối thóc vàng, chảy vào thúng đã hứng sẵn. Đằng sau máy tuốt, gié lúa chỉ còn lại rơm phun rathành đống, ngàymột cao. Chủ ruộng nhanh nhẹn trút từng thúng lúa vàng vào bao, cột lại thật chặt, chồng đống, chờ xe bò chở thóc về sân phơi. Thợ gặt nhanh tay gặt lúa. Các chị nhanh tay bó lúa rồi gánh từng gánh trĩu nặng đến máy tuốt. Chiếc máy tuốt không ngừng phun rạ ra sau, để lại dưới bụng máy từng thúng thóc vàng ươm. Đống rơm chẳng mấy chốc vun cao như ngọn đồi rạ màu vàng xuộm. Công việc nối công việc, thợ tuốt lúa giục thợ gánh lúa. Việc cứ thế nối nhanh thành từng chuyến xe bò chở đầy những bao lúa căng phồng về sân kho. Trên cánh đồng, một phần ba ruộng chỉ còn trơ gốc rạ. Đồng ruộng như trống ra. Dường như gió mạnh hơn, làm vùng lúa chín còn lại chưa gặt nhấp nhô sóng gợn. Bầy chim gáy từ đâu bay về, đang nhặt thóc rơi rụng quanh gốc rạ. Chúng gọi nhau, gù lên âu yếm, tiếng gù nghe vui tai, giục giã: cúc cù cu. . cúc cù cu... Trưa, thợ gặt nghỉ tay quây quần dưới gốc râm của cây đa ăn trưa, đùa giỡn, trò chuyện rộn rã một vùng. Các chị nói chuyện bông đùa rồi cười giòn giã ghẹo nhau. Không biết các chị đùa những gì mà vui thế, chú trâu non gặm cỏ bên lề ô ruộng mới gặt, ngẩng đầu ngơ ngác nhìn về phía tiếng cười một chốc rồi lại cúi xuống thong thả liếm từng vạt cỏ xanh. Hết giờ nghỉ trưa, trời nắng chang chang. Thợ gặt tiếp tục xuống ruộng gặt nốt phần ruộng còn lại. Xế chiều, phần lúa chín nhất đã gặt xong. Từng chuyến xe đầy ắp bao thóc lần lượt về sân kho. Thợ gặt khoan khoái lên bờ, rửa tay chân ở mương nước rồi thong thả ra về. Cánh đồng thở nhẹ dưới gió chiều, xoè bông lúa đã ngả vàng như phơi ra nắng gió cho nhanh chín, chờ thợ gặt hái trong vài ngày tới. Từng bầy chim sẻ nhảy trên đường làng, mổ lúa rơi trên những cọng rơm còn sót lại. Chúng huyên thuyên một đỗi rồi bay vù lên cây đa. Chiều xuống nhanh trên vùng ruộng lúc này tĩnh lặng, chỉ có gió thổi rì rầm trò chuyện cùng ngọn lúa, bờ mương.
Ngắm cánh đồng trong mùa gặt, em chợt nhớ đến hai câu thơ trong bài học thuộc lòng:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công người gặt, cấy cày sớm hôm”.
Từng giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống cánh đồng để đổi lấy hạt thóc vàng ươm, hạt gạo trắng thơm ngọt dẻo cho em ăn. Em chân thành biết ơn các bác nông dân đã làm ra lúa gạo. Lớn lên, em sẽ làm ngành nghiên cứu hạt giống để giúp nông dân bội thu, an nhàn hơn trong công việc làm nông.
Dàn ý thiếu một số ý như cảnh mọi người phấn khởi chở những chuyến xe đầy ắp lúa,gương mặt vui tươi phấn khởi vì dc một vụ mùa bội thu
Mong bn sẽ tiếp thu đi ý kiến và hoàn thiện bài hơn
mình đang cần gấp ! help me pls !
ờ skibidi habibi