Giải thích tính thấm chọn lọc của màng tế bào?
giúp em gấp, em cám ơn :3
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc do màng sinh chất chỉ cho các chất cần thiết đi qua.
- Ý nghĩa của tính thấm chọn lọc của màng đối với tế bào: Nhờ có tính thấm chọn lọc, tế bào có khả năng lấy được các chất cần thiết đồng thời ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc hại, đảm bảo ổn định vật chất bên trong tế bào. Nhờ đó, tế bào có thể duy trì được các hoạt động sống một cách bình thường.
Thành tế bào liên quan đến phân loại vi khuẩn theo phương pháp nhuộm Gram
Ta cho nhuộm tím tế bào
+Gram dương: Các VK gram dương có thành TB = peptidoglican dày nên dữ được màu sau khi rửa trôi bằng cồn vẫn còn có màu tím đen
+Gram âm: Các VK gram âm có lớp peptidoglican mỏng nằm giữa màng sinh chất và màng ngoài nên dễ nị rửa trôi = cồn.
Sau đó cho nhuộm lại với thuốc nhuộm hồng thì chỉ có VK gram âm bắt màu.
Đáp án B.
Có 6 trường hợp, đó là (1), (2), (3), (4), (5) và (6).
(1) Sợi trục của nơron dài có tác dụng hạn chế số lượng xináp trên một sợi thần kinh (càng có ít xináp thì tốc độ dẫn truyền xung thần kinh càng nhanh).
(2) Tận cùng của sợi nhánh có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Bên cạnh đó tận cùng của sợi trục có các bóng chứa chất trung gian hóa học, điều này giúp xung được truyền một chiều từ nơron này sang nơron khác.
(3) Trên màng sợi thần kinh có các kênh Na+ K+ có tính thấm chọn lọc có vai trò trong việc hình thành và lan truyền điện thế hoạt động (hay xung thần kinh). Kênh Na+ chỉ mở khi có tác động của kích thích hoặc khi lượng iôn Na+ ở mặt trong của màng nhiều hơn ở mặt ngoài của màng. Sự đóng mở của kênh Na+ là nguyên nhân dẫn tới sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi trục nơron.
(4) Trên màng sợi thần kinh có các bơm Na+/ K+. Bơm này hoạt động sẽ duy trì sự chênh lệch nồng độ iôn Na+ và K+ ở mặt trong và mặt ngoài của màng.
(5) Ở thân của nơron có các thể Nissl. Đặc điểm này giúp tế bào thần kinh xử lý tốt các thông tin được truyền về.
(6) Trên màng sợi thần kinh có các tế bào Soan. Các tế bào Soan tạo nên các bao miêlin cách điện giúp xung thần kinh lan truyền được nhanh hơn
- Khi làm thí nghiệm về tính sống của tế bào sống và tế bào chết. Kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi cách thủy
Do:
+ Phôi sống không nhuộm màu vì màng có tính thầm chọn lọc
+ Phôi chết bắt màu vì tế bào phôi đã chết nên màng không có tính thấm chọn lọc
- Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
- Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
Màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc vì: Màng sinh chất có khả năng kiểm soát các chất ra vào tế bào theo cách có thể điều chỉnh số lượng, tốc độ các chất ra vào tế bào theo nhu cầu (cho phép những chất cần thiết đi vào tế bào và loại bỏ những sản phẩm trao đổi chất không sử dụng ra khỏi tế bào).
Chọn đáp án D
Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng cần sự góp phần của yếu tố:
- ATP.
- Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
- Enzim hoạt tải.
Muốn giải thích tính thấm chọn lọc của màng tế bào cần hiểu rõ cấu trúc của màng tế bào.
Về cơ bản thì thành phần cấu tạo nên màng tế bào gồm có Lipid (Phospholipid và Cholesteron), Protein và một tỷ lệ rất nhỏ Carbohydrat.
Lớp màng Phospholipid bên ngoài màng tế bào chỉ cho phép những phân tử nhỏ, có thể hòa tan trong dầu mỡ đi qua. Các phân tử lớn, chất điện li muốn ra, vào tế bào đều cần phải đi qua các kênh protein thích hợp. Chính điều này tạo nên tính thấm chọn lọc của màng tế bào.