Hướng dẫn soạn bài "Phép phân tích và tổng hợp" - văn lớp 9
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tên tuổi nhà thơ Ta-go (1861-1941) đã rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Những tác phẩm của ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.
Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, ngoài ra còn có trên một trăm truyện ngắn và 1.500 bức hoạ... Ông là nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
2. Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
3. Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
4. Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
5. Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
6. Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
7. "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
8. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Conngười trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Luyện đọc thơ văn xuôi. Chú ý cách ngắt nhịp hợp lí.
- Nếu có thể, hãy đọc bản Tiếng Anh để so sánh:
CLOUDS AND WAVES
Mother, the folk who live up in the clouds call out to me -
"We play from the time we wake till the day ends.
We play with the golden dawn, we play with the silver moon.
I ask, "But, how am I to get up to you?" They answer, "Come to the edge of the earth, lift up your hands to the sky, and you will be taken up into the clouds."
"My mother is waiting for me at home," I say. "How can I leave her and come?"
Then they smile and float away.
But I know a nicer game than that, mother.
I shall be the cloud and you the moon.
I shall cover you with both my hands, and our house-top will be the blue sky.
The folk who live in the waves call out to me -
"We sing from morning till night; on and on we travel and know not where we pass."
I ask, "But, how am I to join you?" They tell me, "Come to the edge of the shore and stand with your eyes tight shut, and you will be carried out upon the waves."
I say, "My mother always wants me at home in the evening -how can I leave her and go?"
Then they smile, dance and pass by.
But I know a better game than that.
I will be the waves and you will be a strange shore.
I shall roll on and on and on, and break upon your lap with laughter.
And no one in the world will know where we both are.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Gợi ý:
Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. |
| ||||||
| CN |
|
| ||||
Giàu, tôi cũng giàu rồi. |
| ||||||
| CN |
|
| ||||
Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta | |||||||
| CN |
| |||||
2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.
Gợi ý:
- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.
3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?
Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?
Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:
a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý:
- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.
- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.
2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểu, giải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.
3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).
Gợi ý:
- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Thiếp là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu", từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.
2. Thể loại
Thời xưa, tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
3. Tác phẩm
Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Văn bản chỉ rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh cho đất nước.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đoạn đầu của bài trích (từ Ngọc không mài... đến... những điều tệ hại ấy), tác giả nêu lên mục đích chân chính của việc học và thực trạng tiêu cực của việc học đang hiện hành. Việc học vốn mang một ý nghĩa cao quý : "Biết rõ đạo". Tức là học để biết cách làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực. "Ngọc không mài, không thành đồ vật", con người không học hành, tu dưỡng thì chẳng thành được con người có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời. Dưới thể chế phong kiến theo Nho giáo xưa, học hành, thi cử còn là con đường trực tiếp dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để một đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước.
2. Nhưng chính điều này dẫn đến những biểu hiện tiêu cực trong việc học: học vì mục đích thực dụng (tiến thân, làm quan, cầu danh lợi), chạy theo hình thức mà quên đi ý nghĩa chân chính của việc học. Những con người theo sự học giả dối như vậy, nếu thành đạt, ắt sẽ dẫn đến những "nịnh thần", trở thành sâu bọ đục khoét, làm cho "nước mất, nhà tan". La Sơn Phu Tử đã thẳng thắn nhìn vào thực tế và đúc thành những lời tâu xác thực, đầy tinh thần trung thực dâng lên Quang Trung. Nhưng giải quyết thực trạng đáng buồn của việc lựa chọn ấy bằng cách nào ? Tiếp theo Nguyễn Thiếp mới trình tấu về quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn.
3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung: Việc học phải được tiến hành dưới một hình thức phổ biến. Làm thế nào để tất cả mọi người đều ý thức được việc học và có thể học ở bất kì đâu : "Thầy trò của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học".
4. Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước - sau, thấp - cao : "Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên...". Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống : "Theo điều học mà làm". Có như thế thì người học mới có khả năng lập công trạng thể hiện điều học được thành hành động, giúp cho đất nước "vững yên", "thịnh trị".
Ở thời đại nào cũng cần đến sự học chân chính. Đây là phương cách căn bản để phát triển, tiến bộ. Điều Nguyễn Thiếp nói đúng cho mọi thời đại.
5*. Sơ đồ lập luận của đoạn văn
Mục đích chân chính của việc học | ||
|
|
|
Phê phán những quan điểm học tập sai trái |
| Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn |
| ||
| Tác dụng của việc học chân chính |
|
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Cách đọc
Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.
2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.
Tham khảo đoạn văn sau:
… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…
Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.
(Ngô Tuần)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tậpĐiêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.
2. Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão. Hình tượng con cò trong những câu hát ru đã thể hiện những suy nghĩ sắc sảo và chan chứa cảm xúc của tác giả về tình mẹ và lời ru.
3. Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò. Đó là con cò trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
4. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
- Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.
- Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
5. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
- Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm...), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.
6. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Dựa vào đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, có thể nhận diện:
1. Về thể thơ:
Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên, trong bài thơ, ta còn nhận thấy giọng suy ngẫm, triết lý.
2. Về hình ảnh:
Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm.
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.
2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.
3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...
4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:
- Hương ổi phả vào trong gió se.
- Gió thu giăng mắc chầm chậm.
- Dòng sông dềnh dàng trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).
- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".
- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...
Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.
5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.
Soạn bài: Các thành phần biệt lập
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thành phần tình thái
a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?
(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.
- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).
- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từchắc.
b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?
Gợi ý: Thànhphần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.
2. Thành phần cảm thán
a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
(1) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý: Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.
b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặctrời ơi?
Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi.
3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
- Các thành phần cảm thán: chao ôi
2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.
- dường như / hình như / có vẻ như à có lẽ à chắc là à chắc hẳn à chắc chắn
3. Lần lượt thay các từ chắc / hình như / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào thì người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từchắc?
Với lòng mong nhớ của anh, …… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.
4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).
Gợi ý:
- Những yếu tố tình thái thường được sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…
- Những yếu tố cảm thán thường được sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.
2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.
3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...
4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:
- Hương ổi phả vào trong gió se.
- Gió thu giăng mắc chầm chậm.
- Dòng sông dềnh dàng trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).
- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".
- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...
Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.
5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến thái thiên nhiên, do đó cần đọc bằng giọng nhẹ nhàng,
I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
3. Sức mạnh của gươm thần:
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
4. Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
5. Ý nghĩa:
- Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) nhưng điều chủ yếu nhân dân ta muốn nói đến là tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
6* Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
2. Lời kể:
Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện.
- Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.
- Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm ("Ha ha! Một lưỡi gươm") có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng.
- Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi ("Đây là Trời có ý... báo đền Tổ quốc"): cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng.
- Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần (Từ đó nhuệ khí... không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước"): kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái.
3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được.
4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.
5. Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.
Gợi ý:
- Về định nghĩa truyền thuyết (xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).
- Các truyền thuyết đã học: xem lại mục lục và tự thống kê.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Văn bản sau đây có mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
TRANG PHỤC
Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu,… phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người.
Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp… Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có một cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!
Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Gợi ý: Bài văn trên được bố cục thành 3 phần. Ở phần đầu (Mở bài), tác giả nêu ra đòi hỏi của việc cân nhắc trong ăn mặc ở cộng đồng xã hội. Ở hai đoạn tiếp (Thân bài), tác giả bàn đến vấn đề phải ăn mặc sao cho hợp văn hoá, đạo đức, hợp với môi trường. Trong câu cuối bài (Kết bài), tác giả rút ra nhận định về trang phục đẹp.
2. Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc nhằm nói lên điều gì?
Gợi ý: Tác giả nêu ra các dẫn chứng về ăn mặc nhằm gợi ra vấn đề về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong sử dụng trang phục.
3. Xác định 2 luận điểm chính của văn bản. Tác giả đã làm như thế nào để diễn đạt hai luận điểm đó?
Gợi ý: Hai luận điểm chính của bài văn là:
(1) Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và thích hợp với từng công việc, từng hoàn cảnh cụ thể.
(2) Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị, hoà mình với cộng đồng.
Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích.
4. Tác giả đã phân tích những biểu hiện khác nhau của “quy tắc ngầm” trong sử dụng trang phục từ đó kết luận vấn đề. Hãy cho biết tác giả đã triển khai kết luận bằng cách nào?
Gợi ý: Từ việc phân tích những biểu hiện cụ thể của những “quy tắc ngầm” trong ăn mặc, tác giả đã kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp: Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. Phần lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hoặc cuối bài.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc lại văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, chú ý việc sử dụng phép lập luận phân tích của tác giả.
2. Tác giả đã phân tích như thế nào để làm rõ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”?
Gợi ý: Nhận xét về việc trình bày các ý phân tích theo trình tự chặt chẽ. Để trả lời câu hỏi “Tại sao đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn?”, tác giả đã lần lượt triển khai phân tích các ý:
- Học vấn là của nhân loại;
- Học vấn được tích luỹ, lưu truyền trong sách;
- Muốn tiến lên thì phải nắm vững những học vấn đã được lưu truyền;
- Nếu không tận dụng những thành quả đã được lưu truyền thì sẽ lạc hậu, tụt hậu.
3. Nhận xét về việc phân tích lí do phải chọn sách mà đọc của tác giả.
Gợi ý: Tác giả đã phân tích lí do phải chọn sách mà đọc bằng các ý:
- Số lượng sách nhiều, chất lượng lại khác nhau;
- Sức người có hạn;
- Có sách chuyên môn, có sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhau.
4. Tầm quan trọng của cách đọc sách được tác giả phân tích như thế nào?
Gợi ý: Các ý trong lập luận phân tích của tác giả:
- Đọc sách thì mới có điểm xuất phát cao;
- Muốn tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất thì phải đọc sách.
- Đọc sách mà không chọn lọc thì đọc không xuể, kém hiệu quả.
- Đọc kĩ mới có hiệu quả.
5. Nhận xét về tác dụng của phép phân tích.
Gợi ý: Phép phân tích giúp chúng ta hiểu sâu sắc, cụ thể các đặc điểm của đối tượng mà chúng ta đang quan tâm. Kết quả của việc phân tích sẽ là cơ sở để tiến tới kết luận một vấn đề nào đó. Không có sự phân tích đúng đắn thì sẽ làm mất đi tính thuyết phục của kết luận.