K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2016

1.         Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B Những ngôi sao Thức (ngoài kia) Chẳng bằng Mẹ đã thức vì chúng con Mẹ   Là Ngọn gió của con suốt đời 2.       Không dùng từ NHƯ mà CHẲNG BẰNG, LÀ. 3.       Tìm thêm từ ngữ so sánh. a.       Ngang bằng: -          Tựa như, chừng như -          Bao nhiêu… bấy nhiêu b.      Không ngang bằng. -          Chưa được -          Chẳng là… II.                  Tác dụng của so sánh 1.       Tìm phép so sánh -          Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyển […] -          Có chiếc là như con chim bị lảo đảo mấy vòng […] -          Có chiếc là nhẹ nhàng […] như thầm bảo. -          Có chiếc là như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình […] 2.       Đọc và thuộc phần Ghi nhớ trang 42. III.                Luyện tập 1.         a.         -          Mặt nước con sông như gương trong. -          Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. (Đều so sánh ngang bằng) b.      Hai tiếng “Chưa bằng” tạo nên so sánh không ngang bằng. c.         -          Hai câu đầu có như: so sánh ngang bằng. -          Hai câu sau có như: so sánh không ngang bằng. 2.         -          Xem câu 3 trang 40. -          Có lẽ so sánh cuối nói về “những cây to (…) nom như những cụ già vung tay hô …” là hay nhất. Vì nó độc đáo, gây bất ngờ, vì nó chuyển nghĩa nói về sự kế tục của các thế hệ nếu muốn ăn đời ở kiếp với vùng rừng núi Trường Sơn nhiều thác dữ. 3.         -          Dòng thác lồng lộn và thở hồng hộc như một đàn hổ hữ. Con thuyền của dượng Hương Thư cưỡi lên bờm sóng nước mà tiến nhanh về phía trước. Nước dữ dội chẳng bằng ý chí gang thép của người hiệp sĩ rừng Trường Sơn đã dạn dày trận mạc. -          Như: so sánh bằng. -          Chẳng bằng: so sánh không bằng.

Bài viết : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-so-sanh-tiep-theo-22-950.html

23 tháng 2 2017
I. Các kiểu so sánh

Câu 1:

Soạn bài: So sánh (tiếp theo) | Soạn văn lớp 6

Câu 2:

  • chẳng bằng: chênh lệch, không ngang bằng

  • là: ngang bằng

Câu 3: Một số từ so sánh khác:

a. Ngang bằng: như, như thể, tựa như, hệt như, ...

b. Không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, khác, ...

Ví dụ:

– Nó vui sướng hệt như khi được điểm 10. – Bằng tuổi nhau nhưng nó học kém tôi 1 lớp.

II. Tác dụng của so sánh

Câu 1: Tìm phép so sánh

- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.

- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên

- Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại…

- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

Câu 2:

Phép so sánh giúp cho người đọc hình dung những chiếc lá rụng một cách cụ thể, sinh động, với nhiều dáng vẻ khác nhau.

Bằng phép so sánh, người viết thể hiện được những cảm nhận tinh tế của mình trước sự rụng của những chiếc lá, qua đó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về sự sống, sinh tồn và cái chết, sự tiêu vong,…

III. Luyện tập

Câu 1:

a.

Soạn bài: So sánh (tiếp theo) | Soạn văn lớp 6

b. b) Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích trong số các phép so sánh trên.

Tham khảo:

"Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."

Câu 2: Những câu văn nào trong bài Vượt thác có sử dụng phép so sánh. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

– Những câu văn có sử dụng phép so sánh:

Nhờ bạn xem lại câu 3 phần c bài Vượt Thác.

Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, … là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự "hùng vĩ" của con người trước thiên nhiên.

Câu 3: Đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư

"Hình ảnh dượng Hương Thư "như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào" gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu."

29 tháng 3 2020

ko bik

29 tháng 3 2020

Soạn bài: So sánh (Tiếp theo)

I. Các kiểu so sánh

Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Phép so sánh:

    + Những ngôi sao chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

    + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ so sánh trong câu a “chẳng bằng”

- Từ so sánh trong câu b “là”

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Những từ ngữ so sánh ngang bằng khác: bao nhiêu… bấy nhiêu, tựa như, chừng như

- Những từ ngữ so sánh hơn kém khác: chưa được, chẳng là

II. Tác dụng của so sánh

Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Phép so sánh:

    + Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi… không do dự vẩn vơ.

    + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo… gượng ngoi đầu lên

    + Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai khoan khoái đùa bỡn… của vạn vật chỉ ở hiện tại

    + Có chiếc lá như sợ hãi… bay trở lại cành.

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- So sánh giúp gợi hình, giúp cho sự vật, sự việc trở thành sinh động

- So sánh còn bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của người viết

Soạn bài: Nhân hóa

  • Soạn bài: Nhân hóa (hay nhất)
  • Soạn bài: Nhân hóa (siêu ngắn)
  • Soạn bài: Nhân hóa (cực ngắn)

Nhân hóa là gì ?

Câu 1 + 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Phép nhân hóa trong khổ thơCách diễn đạt không sử dụng nhân hóaTác dụng khi câu thơ sử dụng phép nhân hóa

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Bầu trời đầy mây đenBầu trời trở nên gần gũi, có hồn hơn.

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phớiNhững cây mía trong gió sắc sảo, uốn lượn

Kiến

Hành quân

Đầy đường

Kiến bò đầy đườngSự liên tưởng ngộ nghĩnh, thú vị.

Các kiểu nhân hóa

Câu 1 + 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các sự vật được nhân hóa và kiểu nhân hóa được sử dụng :

a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay : dùng từ gọi người để gọi vật.

b. Gậy tre, chông tre, tre : dùng từ chỉ hoạt động, tính chất người để chỉ vật.

c. Trâu : trò chuyện, xưng hô như đối với vật.

Nguồn : Vietjack'

học tốt

29 tháng 10 2016

chùa bối khê là chùa gì

29 tháng 10 2016

Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!

19 tháng 9 2021

THAM KHẢO!

Khi em hỏi các bạn của em rằng “Bạn quý ông hay bà hơn?” thì đa số các bạn của em đều nói rằng quý bà hơn vì bà gần gũi, tình cảm và chiều chuộng hơn. Thế nhưng em lại khác, em yêu quý cả hai ông bà nhưng lại quấn quýt và yêu quý ông nhiều hơn. Ông nội của em năm nay đã gần bảy mươi tuổi, sở dĩ như vậy là vì bố em là con út trong gia đình và em cũng là con út của bố mẹ. Ông của em là một kỹ sư đã về hưu, hình ảnh của ông bây giờ gắn với mái tóc bạc và đôi kính lão luôn thường trực. Tóc của ông tuy đã trắng gần hết nhưng vẫn dày, chắc khỏe và bồng bềnh như một đám mây. Răng của ông cũng rất chắc khỏe, ở tuổi của ông nhiều người phải trồng răng giả, rụng vài cái nhưng răng ông vẫn trắng sáng và đều tăm tắp, nụ cười của ông rất hiền hậu và đầy ắp tình yêu thương. Ông em có một đời sống tinh thần rất lành mạnh và lạc quan, ngoài việc ưa thích là đọc báo và tưới cây thì ông còn rất chăm chỉ tập thể dục và đạp xe. Hằng ngày, khi ông mặt trời còn chưa thức dậy, ông đều dậy sớm tập thể dục, còn chiều mát ông lại đi bộ hoặc đạp xe, có hôm mang theo vợt để đánh với các ông bà trong xóm. Em mong sao ông sẽ luôn giữ được phong độ và sức khỏe như bây giờ để sống vui vẻ bên con cháu, là chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình.

19 tháng 9 2021

Bài văn hay lắm củm mơn nha😄

19 tháng 3 2018

Trong đời, ai cũng từng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm khiến tôi day dứt mãi với một trong những người bạn thân nhất của mình.

Tôi và Nam là đôi bạn thân từ nhỏ, khi mà hai đứa mới học mầm non. Khi bước vào Tiểu học, tôi là đứa duy nhất trong xóm học ở ngoại thành, còn những bạn khác thì đều học ở trường Tiểu học Ngọc Sơn, trong đó có Nam. Bước vào năm học mới, ai cũng bận rộn hẳn lên, tôi và Nam không còn thời gian mà gặp nhau như hồi mầm non nữa.

Một hôm, cô giáo yêu cầu chúng tôi hãy viết một đoạn văn tả cảnh một bãi biển. Hôm đó,tôi ngồi cắn bút mãi mà chẳng nghĩ ra được câu nào bởi vì từ trước tới giờ, tuy là lớp trưởng nhưng tôi vẫn luôn học kém môn văn cho nên mỗi khi làm bài, tôi lại phải nghĩ nát óc mới “nặn” ra nổi một câu. Ngồi nghĩ cả buổi chiều mà tôi chẳng viết nổi một từ, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là mình nhờ Nam giúp? Văn là môn “tủ” cùa cậu ấy mà!”. Nghĩ vậy, tôi chạy vụt sang nhà Nam, vừa đến cổng nhà bạn, tôi đang định bấm chuông thì nghe thấy tiếng nói của mẹ Nam:

- Thương đó à? Vào đây chơi đi cháu.

Tôi đẩy nhẹ chiếc cổng bằng sắt, bước vào sân. Đột nhiên, một cái bóng lao tới, tôi định thần nhìn rõ, chú chó Alaska của Nam có tên gọi là Rex, chú chó mà thường cùng chúng tôi tham gia những chuyến thám hiểm hồi trước, chú cọ cái đầu vào chân tôi và dẫn tôi vào nhà. Dù đã lâu tôi không đến nhà bạn chơi nhưng căn nhà trông vẫn vậy. Thấy tôi, mẹ Nam nói:

- Cháu đợi nhé, bạn Nam sẽ xuống ngay.

- Vâng ạ! - Tôi đáp.

Một lát sau, Nam bước xuống. Trông cậu ấy cao hẳn lên khi vào cấp 1. Thấy tôi, Nam như rất bất ngờ:

- Ô, Thương đó à, lâu lắm mới thấy cậu đến chơi. Mình cũng đang định qua nhà cậu. Có chuyện này, mình muốn nói với cậu.

Mải lo cho bài văn, tôi không thực sự chú ý đến câu nói của Nam, chỉ giục cậu ấy:

- Ừ, vào học rồi nên tớ cũng bận. Thôi, có chuyện gì nói sau, giờ cậu giúp mình bài văn này đã, mai mình phải nộp rồi.

Mẹ Nam bước vào với đĩa trái cây trên tay, nói:

- Hai đứa học đi, bác sẽ nói với mẹ Thương để cháu ở lại, nhé!

- Vâng ạ!

Phòng đọc sách của nhà bạn thật là rộng. Đối diện với tủ sách là góc học tập ngăn nắp. Đang nhâm nhi đĩa trái cây ngon tuyệt, tôi chợt nhìn thấy một cuốn sổ màu đen nằm trên mặt bàn. Tò mò, tôi cầm lên. Ngó quanh, Nam đã đi lấy sách vở, tôi bèn mở ra đọc. Khi mở trang đầu tiên, tôi nhìn thấy dòng chữ “ Những tâm sự về cuộc sống của tôi” Là nhật kí của cậu ấy.Tôi cứ phân vân không biết có nên đọc hay không nhưng vì nghĩ rằng chúng tôi là bạn thân mà cậu ấy thì đã đi ra ngoài rồi nên chắc là đọc một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, tôi bèn hồi hộp đọc ngay trang thứ hai:

“ Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Hôm nay thật là không trời lại mua và bố mình đi công tác xa chưa về nên mình không được đi ăn kem, nhưng nếu đi thì chắc chắn mình sẽ rủ Thương -người bạn thân nhất của mình.”

Không hiểu sao, cuốn nhật kí ấy cuốn hút tôi như có một ma thuật vậy, tôi bèn mở trang tiếp theo:

“ Ngày 28 tháng 9 năm 2011

Chán thật, hôm nay trời vẫn mưa nhưng điều mà làm cho mình buồn hơn cả là hôm nay bố mẹ lại cãi nhau mà mình lại không biết vì sao, cầu mong mai trời sẽ tạnh mưa và mình sẽ được đi ăn kem.”

 Bỗng nhiên, tôi giật bắn mình vì Nam đang đứng ngay trước mặt. Tôi có thể thấy được sự giận dữ trên mặt bạn mình. Cậy ấy hét lên:

  • Sao cậu lại có thể làm như vậy.

     Tôi hoảng sợ, run rẩy đánh rơi luôn cuốn nhật kí trên tay. Luống cuống, tôi chỉ biết lắp bắp:

-Mình… mình…

Rồi hấp tấp rời khỏi nhà cậu ấy. Khi đã về nhà, tôi mới định thần và tự hỏi bản thân rằng vì sao tôi lại không thể kìm nén sự tò mò như vậy? Cả đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được, những câu hỏi cứ liên tục hiện ra trong tâm trí tôi:” Mình có nên xin lỗi cậu ấy hay không ?”, “ Nếu mình xin lỗi thì bạn sẽ còn chơi với mình nữa không?”

Hôm sau, tôi đến trường như mọi ngày và nộp bài văn dở tệ mà tối qua tôi đã làm một mình cho cô, nhưng may mắn thay, hôm đó, cô chưa thu bài. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu sự kết thúc của một buổi học tôi về nhà mà trong lòng không yên, tôi cứ nghĩ về tối hôm qua, muốn sang nhà xin lỗi Nam. Tuy nhiên, khi bước vào phòng tôi thấy một bức thư. Sau khi đọc xong thư, tôi ngỡ ngàng! Là Nam, cậu viết thư để xin lỗi vì tối qua đã mất bình tĩnh để rồi nặng lời với tôi như vậy  và để thông báo rằng sáng nay, gia đình cậu sẽ lên máy bay để sang định cư tại Canada. Hôm qua, cậu ấy định nói cho tôi biết mà chưa kịp. Tôi vội chạy qua nhà Nam nhưng căn nhà đã đóng kín cửa. Ôi, đáng ra tôi mới phải là người xin lỗi vậy mà giờ đây, tôi đã không có cơ hội để gặp lại Nam nữa. Có lẽ cuộc sống của Nam tại nơi ở mới có nhiều bận rộn nên từ đó tới nay, tôi và Nam vẫn chưa liên lạc được với nhau.

      Và tôi chỉ ước rằng mình có thể quay ngược thời gian để có thể sửa lại lỗi lầm của tuổi ấu thơ.

22 tháng 6 2019

Trong ngày sinh nhật lần thứ mười , em được mẹ tặng cho món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. Đó là cây bút máy mà em hằng mong ước.

Ôi ! Trông cây bút máy này mới đẹp làm sao ! Cây bút nhó nhắn, dài khoảng một gang tay em. Thân bút tròn, thon thon như ngón tay. Nắp bút bằng kim loại, được mạ kềnh sáng loáng. Thân của ''cô''bút nhỏ hơn, bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau thon lại như búp măng non. Trên thân bút nổi bật dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm". Mở nắp bút ra, em thấy chiếc ngòi nho nhỏ, xinh xinh, sáng lấp lánh, phía dưới ngòi là cục than màu đen để điều hoà mực. Khi bơm mực, em mở thân bút ra, xoay thanh bơm theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được một bữ no nê. Trong ruột gà có một ống nhỏ hơn que tăm để dẫn mực. Hôm mới dùng ''cô'' bút lần đầu, nét chữ em còn vương vướng. Nhưng chỉ vài hôm sau là ngòi bút viết thật êm, nét chữ thanh đậm. Khi ngòi bút chạy trên giấy thì nét chữ của em trở nên mềm mại, duyên dáng, trông thật là đẹp. Em rất sung sướng ngắm mãi dòng chữ của mình. Từ nay em tha hồ luyện viết chữ đẹp.

Em thầm cảm ơn mẹ đã tặng cho em món quà kì diệu này ! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em. Mỗi khi làm xong công việc của mình là cây bút được nằm gọn trong chiếc hộp, ngủ một giấc ngon lành.

Lưu ý: có một câu trên cùng là cả nhân hóa lẫn so sánh

Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.

còn những phần kia tự tìm nhé

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0

Teacher plays an important role in every child’s soul. To me, miss Dung-my head teacher. She taught literature from grade 10 to 12. She is tall, young, slim body with round face and bright smile. She is a devoted and responsible teacher as she always prepares carefully all the lessons before going to class. She teaches us the way to love people and becoming a good citizen for the country. Moreover, student love the way she teach, mark the score and correct the mistake. In my opinion, she is not only my teacher but she also works as my second mother at school. She helps student through thick and thin in life. Whenever facing up with any problem, I have no hesitation to share with her then she finds out the best solution or gives me some helpful advice. Additionally, if we don’t attend the class for some reasons, she immediately contacts us and asks whether we are fine. It seems that she spend her youth to learn and give deep knowledge to young generation and she really enjoys the job. Most of the time she spend for taking care of children from education to daily life. She is one of my idols because of her talent, personality and career. Therefore, almost student look up to her and thank her for kindness and responsibility.

Bản dịch
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong tâm hồn một đứa trẻ. Đối với tôi, cô dung - giáo viên chủ nhiệm là giáo viên tốt nhất của tôi. Cô dạy chúng tôi môn văn từ lớp 10 đến lớp 12. Cô cao, trẻ, dáng người nhỏ với khuôn mặt tròn và nụ cười sang. Cô ấy là giáo viên tận tâm và có trách nhiệm bởi cô luôn chuẩn bị bài giảng rất kĩ trước khi lên lớp. Cô dạy chúng tôi về cách yêu thương con người và trở thành một công dân tốt của đất nước. Hơn nữa, học sinh thích cách cô dạy, chấm điểm và sửa các lỗi sai. Với tôi, cô không chỉ là cô giáo mà còn là ngừoi mẹ thứ hai ở trường. Cô giúp đỡ học sinh qua khó khan trong cuộc cống. Mỗi khi gặp rắc rối, tôi không ngần ngại chia sẻ với cô và cô đưa ra những cách giải quyết tố nhất hay nhiều lời khuyên bổ ích. Ngoài ra, nếu chúng tôi không đi học bởi lý do nào đó, cô lập tức lien lạc và hỏi chúng tôi liệu có khoẻ không. Co dường như dành hết tuổi xuân để học và truyền bá kiến thức cho thế hệ trẻ và cô thật sự yêu mến công việc này. Hầu hết thời gian cô dành cho việc quan tâm tới học sinh từ giáo dục cho đến cuộc sống thường ngày. Cô là một trong những thần tượng của tôi bởi tài năng, tính cách và sự nghiệp của cô. Bởi thế, học sinh luôn ngưỡng mộ và cảm ơn cô vì sự tót bụng và có trách nhiệm.

Teacher plays an important role in every child’s soul. To me, miss Dung-my head teacher. She taught literature from grade 10 to 12. She is tall, young, slim body with round face and bright smile. She is a devoted and responsible teacher as she always prepares carefully all the lessons before going to class. She teaches us the way to love people and becoming a good citizen for the country. Moreover, student love the way she teach, mark the score and correct the mistake. In my opinion, she is not only my teacher but she also works as my second mother at school. She helps student through thick and thin in life. Whenever facing up with any problem, I have no hesitation to share with her then she finds out the best solution or gives me some helpful advice. Additionally, if we don’t attend the class for some reasons, she immediately contacts us and asks whether we are fine. It seems that she spend her youth to learn and give deep knowledge to young generation and she really enjoys the job. Most of the time she spend for taking care of children from education to daily life. She is one of my idols because of her talent, personality and career. Therefore, almost student look up to her and thank her for kindness and responsibility.

Bản dịch
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong tâm hồn một đứa trẻ. Đối với tôi, cô dung - giáo viên chủ nhiệm là giáo viên tốt nhất của tôi. Cô dạy chúng tôi môn văn từ lớp 10 đến lớp 12. Cô cao, trẻ, dáng người nhỏ với khuôn mặt tròn và nụ cười sang. Cô ấy là giáo viên tận tâm và có trách nhiệm bởi cô luôn chuẩn bị bài giảng rất kĩ trước khi lên lớp. Cô dạy chúng tôi về cách yêu thương con người và trở thành một công dân tốt của đất nước. Hơn nữa, học sinh thích cách cô dạy, chấm điểm và sửa các lỗi sai. Với tôi, cô không chỉ là cô giáo mà còn là ngừoi mẹ thứ hai ở trường. Cô giúp đỡ học sinh qua khó khan trong cuộc cống. Mỗi khi gặp rắc rối, tôi không ngần ngại chia sẻ với cô và cô đưa ra những cách giải quyết tố nhất hay nhiều lời khuyên bổ ích. Ngoài ra, nếu chúng tôi không đi học bởi lý do nào đó, cô lập tức lien lạc và hỏi chúng tôi liệu có khoẻ không. Co dường như dành hết tuổi xuân để học và truyền bá kiến thức cho thế hệ trẻ và cô thật sự yêu mến công việc này. Hầu hết thời gian cô dành cho việc quan tâm tới học sinh từ giáo dục cho đến cuộc sống thường ngày. Cô là một trong những thần tượng của tôi bởi tài năng, tính cách và sự nghiệp của cô. Bởi thế, học sinh luôn ngưỡng mộ và cảm ơn cô vì sự tót bụng và có trách nhiệm.

11 tháng 10 2023

Dế Mèn là nhân vật được xây dựng với một ngoại hình ấn tượng. Dế Mèn mang vẻ đẹp khoẻ khoắn và mạnh mẽ của tuổi trẻ như một tráng sĩ hừng hực khí thế. Nhưng chú ta lại mắc căn bệnh "tự phụ". Chú tự cho mình quyền hơn người khác và nói chuyện khinh khỉnh với Dế Choắt yếu đuối. Chính thói kiêu căng tự phụ ấy đã khiến hắn gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Trước khi qua đời, Dế Mèn đã được lĩnh hội một bài học quý giá. Chính bài học ấy đã là bước ngoặt để Dế Mèn thay đổi bản thân trên hành trình đi phiêu lưu ký khắp nơi.

Phép nhân hoá qua cách gọi chú ta

Phép so sánh trong câu thứ 2 qua từ "như"