III. ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại.
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
(Trích Hồ trong mây - Đặng Hiển)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8).
Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát | B. Bốn chữ | C. Năm chữ | D. Thơ tự do |
Câu 2. (0,5 điểm) Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. thao thức | B. thức tỉnh | C. đánh thức | D. thức giấc |
Câu 3. (0,5 điểm) Nhân vật người mẹ trong bài thơ vắng nhà trong tình huống nào?
A. ngày mưa | B. ngày bão | C. ngày tết | D. ngày đầu đông |
Câu 4. (0,5 điểm) Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Tình yêu và đức hy sinh của mẹ là phép nhiệm màu sưởi ấm lòng con.
B. Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt là nét đẹp trong đời sống của người Việt.
C. Hạnh phúc của trẻ thơ chính là được phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.
D. Bài thơ tôn vinh vị trí của người mẹ và ngợi ca tình cảm gia đình.
Câu 5. (0,5 điểm) Hai câu thơ “Thương bố con vụng về / Củi mùn thì lại ướt” đã khắc họa tâm trạng của người mẹ như thế nào?
A. Mẹ thao thức vì con đang bị ốm.
B. Mẹ bồn chồn, lo lắng cho bố con lúc gặp thiên tai
C. Mẹ an nhiên khi bố và các con đều có tinh thần tự lập.
D. Mẹ thất vọng vì bố con vụng về.
Câu 6. (0,5 điểm) Tác giả kể lại bố đã làm gì khi không có mẹ bên cạnh?
A. Che lại mái nhà sau cơn bão
B. Giúp đỡ hàng xóm khắc phục hậu quả
C. Đội nón đi chợ, thay mẹ nấu món canh chua
D. Phơi lúa bị cơn mưa dài làm ướt
Câu 7. (0,5 điểm) Các chi tiết “chị vẫn hái lá”, “Em thì chăm đàn ngan” thể hiện điều gì?
A. chị và em biết giúp đỡ gia đình C. chị và em thích vật nuôi | B. chị và em chăm ngoan học giỏi D. chị và em biết yêu đất nước |
Câu 8. (0,5 điểm) Tại sao nói, bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” đã kết thúc rất có hậu?
A. Ông bà đã gửi cho con cháu một lá thư tay cùng lời nhắn gửi yêu thương.
B. Gia đình xây được một căn nhà mới rất khang trang và đẹp đẽ.
C. Bố và con được mẹ tặng những món quà quê quý giá.
D. Bão tan, trời xanh trở lại, mẹ về mang theo hạnh phúc ngập tràn.
Câu 9. (1,0 điểm) Qua lời tỏ bày của nhân vật trữ tình, em hãy nêu cảm nhận của mình về tình cảm gia đình trong bài thơ?
Câu 10. (1,0 điểm) Là một người con, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 3-5 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm
Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc mà em biết.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ĐƯA CON ĐI HỌC
Tế Hanh
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc
Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?
Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước
Thu 1964
(In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do | C. Lục bát |
B. Năm chữ | D. Bốn chữ |
Câu 2. Từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường" thuộc loại từ nào?
A. Từ đồng âm | C. Từ đồng nghĩa |
B. Từ trái nghĩa | D. Từ đa nghĩa |
Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A. Gieo vần lưng C. Gieo vần chân
B. Gieo vần linh hoạt D. Vần lưng kết hợp vần chân
Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì?
A. Cụm danh từ C. Cụm động từ
B. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị
Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”?
A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen
B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ
C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc
D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó
Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì?
A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người
B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm
C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn
D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ
Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào?
A. Nắng mùa thu | C. Hương lúa mùa thu |
B. Gió mùa thu | D. Sương trên cỏ bên đường |
Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước
C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha
D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha
Câu 9. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau?
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước.
Câu 10. Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm nào?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
BPTT : so sánh
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà
Tác dụng :
+ tăng sức gợi hình , gợi cảm cho câu thơ
+ cho thấy tầm quan trọng của ng mẹ trong những lúc khó khăn
+ từ đó khuyên nhủ chúng ta nên chân trọng khi mẹ vẫn còn sống
Cảm ơn bạn nha