K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2016

Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi.

Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.

Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.

Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…

Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.

Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển.

Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh

Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 30C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta. Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng BĐKH và dâng cao của nước biển. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD.

BĐKH còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản. Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước ngọt. Dự báo, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ khó khăn về nước sạch và 600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu trong những năm tới.đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.

 

1 tháng 7 2016

Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi.

Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.

Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.

Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…

Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.

Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển.

Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.

9 tháng 6 2018

Đoạn văn nói về hiện tượng lũ lụt bn tham khảo ha

                                           Bài làm

            

Lũ Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.Lũ Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao do  lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình, nhà cửa dọc theo sông. 

9 tháng 6 2018

đề 2 nhé ! 

Ta chính là Sơn Tinh thần núi Tản Viên! Ta có một người vợ tuyệt vời, nàng chính là công chúa Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng ấy không chỉ có nhan sắc trời ban mà còn công dung ngôn hạn. Để cưới được Mị Nương ta đã phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời cùng với Thủy Tinh là người cai quản vùng sông nước. Câu chuyện ấy đã lưu thành truyền thuyết và vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Cách đây đã rất lâu rồi, vào thời vua Hùng Vương thứ XVIII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na, dịu dàng hòa nhã. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Rất nhiều chàng trai từ khắp mọi vùng miền tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua Hùng lại chẳng vừa ý ai cả. Ta nghe danh ngưỡng mộ Mị Nương đã lâu, nay có cơ hội cưới được nàng liền chọn một ngày đẹp trời xuất thân xuống núi xin cầu hôn. Hôm đó, khi ta đến thì có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Ta có tài Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi, còn tài của của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Dân gian xưa vẫn đồn nhau bài thơ nói về sự xuất hiện của ta và Thủy Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán, 
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. 
Một thần phi bạch hổ trên cạn, 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 

Giữa hai ngươi đều có khí chất, lại có tài năng hô biết đặc biệt, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai làm rể bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và đưa ra quyết định sẽ chon người nào mang lễ vật đến sớm hơn sẽ được trở thành rể của vua hùng.  Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi. Ta và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Ta vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được những lễ vật trên không khó khăn với ta. Ta sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Còn Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật nư vậy  có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người  lên rừng xuống bể tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sáng ngày hôm sau, khi ánh mặt trời vừa hé những tia nắng đầu tiên ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật trước Thủy Tinh. Hùng Vương hài lòng và ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh là kẻ đến sau, chậm chân hơn ta.  Vì không lấy được vợ mà hắn tức giận sai quân binh tôm tướng cá đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương.

Ta cũng không thể để vợ mình rơi và tay kẻ khác như vậy được, cuối cùng trận đấu giữa ta và hắn rất ác liệt. Hắn trổ tài dùng pháp thuật của mình hô mưa, gọi gió, giông bão rung chuyển đất trời, nước từ biển tràn vào dâng cao mãi tràn ngập nhà cửa, ruộng nương. Nước ngùn ngụt đến lưng đồi, cuốn quanh sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ ngập trong một biển nước. Người dân Phong Châu lao đao khốn khổ chống chọi vô cùng.

Đứng trước cơn cuồng nộ của Thủy Tinh, ta không hề sợ hãi, ta hoá phép của mình bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại càng nâng cao lên bấy nhiêu, cứ như vậy ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, trận chiến ngăn chặn dòng nước cuồng lộ ấy tưởng chừng như không dừng lại. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về, hắn là kẻ bại trận. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm cơn giận của Thủy Tinh lại kéo đến. Từ ngày thua cuộc trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh tahòng chiếm lại Mị Nương. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta. Mỗi lần khi mưa gió đùng đùng, nước ngập lên cao, trời nổi giông bão á là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau mà dân gian dẫ có bài thơ vui nói về chyện này:

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể, 
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương. 
Trần gian đâu có người dai thế, 
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

@.@

27 tháng 6 2017

uk

Sky MT-P

27 tháng 6 2017

Lên mạng mà tra

1 tháng 11 2020

Mưa lũ tại miền Trung vẫn đang diễn biến phức tạp gây nhiều thiệt hại về người và của , tính đến ngày 10/10 đã có 8 người chết, 7 người mất tích, gần 20.000 người dân phải sơ tán tránh lũ.
Quảng Trị: Mưa lũ diễn biến phức tạp, huy động mọi lực lượng cứu hộ, cứu nạn

Theo thông tin từ báo Quảng Trị, tính đến 6 giờ sáng ngày 10/10/2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra ngập lụt trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, đã xuất hiện đỉnh lũ vượt lũ lịch sử trên lưu vực sông Hiếu làm 2 người chết, 5 người bị nước cuốn trôi; 21.309 hộ với 67.865 nhân khẩu bị ảnh hưởng.

Tình trạng ngập lụt xảy ra trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố - Ảnh: H.T

Lượng mưa 4 ngày, từ ngày 5/10 đến ngày 10/10 trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 600 mm – 800 mm. Đặc biệt, đã xảy ra hiện tượng mưa với cường suất lớn, tập trung trong thời gian ngắn trong đêm 7/10 và sáng ngày 8/10 tại các trạm là: Đakrông 272 mm, Khe Sanh 167 mm, Tà Rụt 139 mm, Đầu Mầu 128 mm. Lũ trên các sông đều lên nhanh và đạt đỉnh phổ biến ở mức trên báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3.Tại huyện Hướng Hóa, các xã: Tân Thành, Tân Long, Thuận, Thanh, Hướng Phùng, Hướng Việt và thị trấn Lao Bảo bị ngập lụt, chia cắt cục bộ. Đường vào trung tâm xã Hướng Linh bị sạt lở 2 điểm thuộc địa phận xã Hướng Tân, hiện các loại phương tiện không qua lại được.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng hỗ trợ di dời người dân đến nơi an toàn - Ảnh: L.T

Tại huyện Đakrông, tuyến đường 558 bị ngập sâu, chia cắt nhiều điểm; đường vào trung tâm xã A Vao, Ba Nang bị chia cắt nhiều vị trí như cầu Đá Rò, Ra Lây, Tà Rẹc. Mưa lũ cũng đã gây ngập lụt ở thôn Đá Nỗi, xã Ba Lòng và một số vị trí của thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên. Một số tuyến đường nội thôn, liên thôn, như: thôn A Bung, xã A Bung đến thôn A Rồng, xã A Ngo, thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, thôn Ly Tôn, xã Tà Long bị chia cắt do các tràn và ngầm tràn mực nước ngập sâu 1 – 2m; tuyến đường Hồ Chí Minh (Km 17,23 trên Quốc lộ 9) nhiều điểm sạt lở với khối lượng lớn, đặc biệt tại KM 50+150 gây tắc đường nghiêm trọng.

Sạt lở đất do mưa lũ tại huyện Hướng Hóa - Ảnh: Đồn Biên phòng Hướng Lập cung cấp

Tại huyện Cam Lộ, trên 2.000 nhà dân vùng thấp, trũng ven sông Hiếu như thôn Bích Giang, xã Cam Hiếu; thôn Bình Mỹ, An Mỹ, xã Cam Tuyền; thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy đã bị ngập sâu. Toàn huyện có trên 200 con gia súc và 20.000 con gia cầm các loại bị chết, trôi; trên 2.000 tấn lương thực bị ướt, hư hỏng; trên 500 ha sắn, hoa màu bị ngập lụt, hư hại. Nhiều tuyến đường giao thông, kênh mương bị ngập lụt sâu, xói lở, cuốn trôi. Có 3 điểm trường bị ngập lụt nghiêm trọng là Trường Tiểu học và THCS Cam Tuyền; Trường Tiểu học và THCS Cam Hiếu và Trường Mầm non Hoa Hồng.

Tại huyện Hải Lăng, có 14/16 xã, thị trấn với 16.875 hộ gia đình bị ngập lụt từ 0,2 – 3,5 m. Một số xã như: Hải Phú, Hải Thượng mực nước cao hơn đỉnh lũ năm 1999. Toàn bộ hệ thống giao thông các tuyến đường tỉnh, huyện, liên xã đều đã bị ngập, chia cắt. Hệ thống đê bao vùng trũng chìm trong nước; các hồ, đập gò đồi đã tích nước đầy và nước đã qua tràn.

Tại huyện Triệu Phong, đã có 10.010 nhà dân bị ngập, cuốn trôi; tiến hành di dời 738 hộ với 1.812 nhân khẩu đến nơi an toàn. Toàn huyện có 59,4 ha rau màu, 190,65 ha nuôi trồng thủy sản, 58.500 vật nuôi cùng nhiều tài sản có giá trị của người dân bị ngập lụt, cuốn trôi.

Chăm sóc sức khỏe cho các thuyền viên được cứu vào bờ - Ảnh: T.T

Tại các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh vẫn còn nhiều địa bàn các xã, thị trấn đang bị ngập lụt trên diện rộng. Trong đó, huyện Gio Linh có 434 hộ bị ảnh hưởng, di dời 30 hộ với 116 nhân khẩu; Vĩnh Linh có 1.043 lượt nhà ở dân cư bị ngập nước dưới 1m, 03 nhà bị tốc mái. Trên 570 hecta diện tích sản xuất nông nghiệp; cây trồng hàng năm; hoa màu; nuôi trồng thủy sản bị tổn thất. Đặc biệt, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng, như: Đập đất Khe Cạn, xã Hiền Thành sạt trôi 15m; Đê Tả Bến Hải bị sạt lở mái 100m; vỡ 2 xuồng máy 15CV ở thị trấn Cửa Tùng; 730 m đường gồm đường thị trấn Cửa Tùng, đường nội đồng xã Vĩnh Giang; Cầu Tân Hòa, xã Vĩnh Thái bị sạt lỡ 2 bên mố cầu.... Tổng thiệt hại toàn huyện ước tính gần 62 tỉ đồng.Đến nay, cùng với hoạt động phòng, chống mưa lũ, công tác khắc phục đang được huyện Vĩnh Linh tích cực thực hiện. Trong đó, huyện chỉ đạo huy động nhân lực, phương tiện ưu tiên hỗ trợ các địa phương, người dân thuộc vùng trũng bị ngập lụt nặng như Hiền Thành, Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long… và các đơn vị ven biển thị trấn Cửa Tùng, xã Vĩnh Thái. Sửa chữa tạm thời các tuyến giao thông bị chia cắt để lưu thông thuận tiện. Mặt khác, theo dõi chặt chẽ, cảnh báo kịp thời diễn biến mưa lũ để các cơ quan liên quan và nhân dân chủ động ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ- Ảnh: T.T

Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của mưa lũ, UBND tỉnh đã ban hành các công điện khẩn về việc tăng cường chỉ đạo ứng phó mưa lớn trên diện rộng và triển khai khẩn cấp các phương án ứng phó. Tỉnh Quảng Trị đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc hỗ trợ các địa phương chống, khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra.Bộ CHQS tỉnh đã huy động gần 600 cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực, 3.884 dân quân, 23 ca nô, 15 ô tô các loại trực tiếp tham gia ứng cứu mưa lũ. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai 62 tổ với 549 cán bộ, chiến sĩ ; 3 tàu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; 10 ô tô chuyên dụng về các địa bàn xung yếu cứu hộ, cứu nạn người dân trong mưa lũ. Đồng thời triển khai các phương án ứng phó để cứu các thuyền viên bị mắc kẹt trên các tàu gặp nạn tại cảng Cửa Việt tỉnh Quảng Trị.Đến sáng ngày 10/10/2020, các lực lượng chức năng đã cứu được 8 thuyền viên. Hiện trên tàu Vietship 01 là 11 thuyền viên, trong đó có 3 thuyền viên cứu hộ ra ứng cứu bị mắc kẹt lại; tàu Thanh Thành Đạt 68 trên tàu có 15 thành viên đã trôi dạt vào bãi tắm Cửa Việt, Gio Linh, sức khỏe các thuyền viên trên tàu vẫn đang an toàn và đang chờ cứu hộ.Trước tình hình diễn biến mưa lũ còn nhiều phức tạp, Công an tỉnh Quảng Trị đã chủ động tăng cường 1.024 cán bộ, chiến sĩ về cơ sở, huy động 18 ca nô, trên 100 ô tô để kịp thời vận động, giúp di dời người dân ở vùng thấp, trũng lên vùng cao, chỉ đạo toàn bộ cán bộ chiến sĩ ứng trực. Đồng thời bố trí các tổ công tác tăng cường chốt chặn tại các tuyến đường ngập lũ, không cho người dân qua lại, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, tăng cường công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong cơn lũ và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người dân khi cần.

Cứu nạn tàu Vieship 01 gặp nhiều khó khăn do sóng biển mạnh thêm

Theo báo Quảng Trị, sáng nay 10/10, theo thông tin từ báo Quảng Trị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Thiếu tướng Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Quân khu 4 Hà Thọ Bình đang chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo cứu hộ tàu Vietship 01.

Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng; Thiếu tướng Trần Văn Sơn - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng có mặt tại hiện trường. Hiện trên tàu Vietship 01 còn 8 thuyền viên. Vào lúc 8 giờ 50 phút, nhóm ngư dân do ông Võ Văn Thụ chỉ huy đã triển khai thuyền với bốn ngư dân có kinh nghiệm cứu hộ ra khơi ứng cứu. Các lực lượng phối hợp dùng máy ủi hỗ trợ đẩy tàu ra khơi.

Thuyền viên đội cứu hộ rơi xuống biển đã bơi được vào bờ. Ảnh: Báo Quảng Trị

Lúc 9 giờ, thuyền ứng cứu tiếp cận gần tàu gặp nạn thì bị sóng đánh, phải ngược lại vào bờ. Sau đó 10 phút, các lực lượng hỗ trợ đưa tàu ra lần hai. Khoảng 9 giờ 15 phút, huyền tiếp cận được gần tàu gặp nạn thì bị chìm. Toàn bộ thuyền viên tàu cứu hộ lên tàu Vietship 01. Đến 9 giờ 49 phút phát hiện một người trên thuyền cứu hộ trôi cách bờ 600 m. Tính đến 10 giờ 15 phút, thuyền viên rơi xuống biển đã bơi được vào bờ. Đây là 1 trong 4 thuyền viên trong đội cứu hộ. Đến 12 giờ, Cục Hàng hải đã điều tàu từ Cảng Đà Nẵng ra ứng cứu thì gặp sóng lớn phải quay về khiến công tác cứu hộ ngày càng khó khăn hơn,

Ông Võ Văn Thụ đề xuất dùng một tàu võ thép công suất lớn để đảm bảo an toàn trong cứu hộ. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa tìm ra phương tiện thích hợp để tiếp tục ứng cứu. Bốn thuyền viên ở thuyền cứu hộ bị chìm sáng nay có một người bơi vào bờ an toàn, số còn lại mắc kẹt trên tàu Vietship 01, nâng tổng số người bị nạn trên thuyền này lên 11 người. Phương án tiếp cận tàu bị nạn và dùng súng bắn dây mồi sang kéo tàu vào bờ đang được cân nhắc.

Công tác cứu hộ ngày càng khó khăn hơn. Ảnh: Báo Quảng Trị

Đến 14 giờ 30 phút, Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh Quân khu 4 cho biết sẽ dùng các phương án cứu hộ sau: Ngư dân điều khiển tàu cá cùng 3 thành viên trung tâm cứu nạn hàng hải mang theo thực phẩm, phao tròn, dây cứu hộ kéo người bị nạn vào bờ. Dùng xuồng cao su của Cục Hàng hải để tiếp cận tàu bị nạn cứu thuyền viên. Sử dụng trực thăng mang theo 2.000 m dây, phao tròn, nhu yếu phẩm, máy bộ đàm thả xuống tàu gặp nạn. Đến 15 giờ 15 phút, thuyền cứu hộ tiếp tục được đưa xuống biển. Trời trở gió, sóng biển mạnh dần thêm.

Đến 18 giờ 10 phút, theo nhận định các thuyền viên khu vực ống khói trên tàu đã nhận được thực phẩm tiếp tế và dây cứu hộ. Hiện nay trời mưa to, trời tối không thể triển khai tiếp công tác cứu hộ. Sáng 11/10 các lực lượng sẽ tiếp tục công tác cứu hộ.

Trước đó, ngày 9/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên bị mất tích, mắc kẹt trên vùng biển Cửa Việt tỉnh Quảng Trị.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo: Tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 1732/CÐ-TTg ngày 8-10-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh Quảng Trị và các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp để tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên đang mất tích và mắc kẹt trên tàu Vietship 01. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị và lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp Bộ GTVT tổ chức tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên mất tích và bị mắc kẹt; kịp thời điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn…

Hiện nay tình hình thời tiết ở các tỉnh miền trung rất phức tạp, yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, GTVT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh miền trung chủ động, sẵn sàng các lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống nguy cấp có thể xảy ra với phương châm “bốn tại chỗ” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1732/CÐ-TTg.

Toàn tỉnh Quảng Bình có 13.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước lũ

Báo Quảng Bình đưa tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh cho biết: Đến đầu giờ chiều ngày 9/10, mưa lớn trong những ngày qua đã gây ngập lụt 13.000 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Nước lũ dâng cao gây ngập lụt nhà dân trên địa bàn xã Trường Sơn (Quảng Ninh).

Cụ thể: Trên địa bàn huyện Minh Hóa có 627 nhà ngập trong nước lũ từ 0,5m đến 2,5m và chủ yếu tập trung ở xã Tân Hóa với 550 nhà bị ngập sâu từ 1m đến 2,5m; huyện Quảng Ninh có trụ sở chính quyền xã Trường Sơn và 4.390 nhà/13 xã, thị trấn bị ngập sâu từ 0,5-1m; huyện Lệ Thủy có 7.650 hộ, thị xã Ba Đồn có 215 hộ và huyện Bố Trạch có 81 hộ bị ngập nước...

Trước tình hình nước lũ dâng cao và nguy cơ sạt lở đất, huyện Lệ Thủy đã di dời 59 hộ/236 người (ở các xã Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy, Trường Thủy); huyện Tuyên Hóa di dời 148 hộ/515 người (ở xã Thạch Hóa và Đức Hóa); huyện Quảng Ninh di dời 54 hộ/102 người (ở xã Hiền Ninh và Trường Xuân); TP. Đồng Hới di dời 5 hộ/18 người (ở phường Phú Hải).

Lực lượng Bộ đội Biên phòng vào giúp dân phòng chống lũ lụt.

Theo báo cáo của Sở Giao thông-Vận tải, hiện nhiều điểm trên các tuyến đường, như: Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 1 trên tuyến BOT tránh lũ; các tuyến Quốc lộ 12A, 15, 9B, 9C và 9E; các tỉnh lộ 559, 559B, 562, 564 và 564B... vẫn còn tắc đường.

Nước lũ dâng cao cũng đã cô lập, chia cắt 16 bản ở xã Trọng Hóa, Dân Hóa, Thượng Hóa và 12 điểm đường ở các xã Tân Hóa, Hồng Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn, Minh Hóa (huyện Minh Hóa); 8 thôn, bản/5 xã ở huyện Tuyên Hóa; 6 bản/1 xã ở huyện Bố Trạch; 5 xã bị chia cắt giao thông ở huyện Quảng Ninh (Trường Xuân, Trường Sơn, Hiền Ninh, Hàm Ninh, Duy Ninh); 7 bản thuộc xã Lâm Thủy và Kim Thủy (Lệ Thủy)...

Theo thống kê ban đầu, mưa lũ đã gây thiệt hại đối với các công trình giao thông, thủy lợi, nhà cửa... trên địa bàn huyện Tuyên Hóa ước tính 7,6 tỷ đồng. Hiện, tình hình thiệt hại của các địa phương khác trong tỉnh chưa thể thống kê được.

Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp dân ứng phó với mưa lũ

Cũng theo báo Quảng Bình, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, mưa lớn diễn ra trên diện rộng khiến nhiều khu vực bị chia cắt, sạt lở đất, có nơi bị cô lập hoàn toàn; nước trên các sông Nhật Lệ, Kiến Giang, Long Đại và một số địa bàn biên giới đã vượt mức báo động.

Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Làng Ho; Làng Mô; Cà Xèng; Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình kịp thời đưa người dân và học sinh vùng lũ đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Quảng Bình

Tại các địa phương thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chủ động triển khai phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Làng Ho; Làng Mô; Cà Xèng; Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình kịp thời đưa người dân và học sinh vùng lũ đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Quảng Bình

Đồng thời, điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, hàng chục phương tiện xe ô tô, ca nô đến các địa bàn trọng yếu của tỉnh, phối hợp với địa phương, các lực lượng chức năng để giúp nhân dân sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Quảng Nam: Lũ lại cô lập nhiều khu dân cư, mưa lớn liên tục

Báo Quảng Nam đưa tin, từ đêm qua 9/10 đến sáng nay 10/10, trời liên tục mưa to trên diện rộng, trong khi đó nước lũ từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều khu dân cư ở 2 huyện Duy Xuyên và Quế Sơn lại bị cô lập.

Tuyến đường độc đạo từ thôn Hà Mỹ qua thôn Đông Bình (Duy Vinh, Duy Xuyên) đã bị lũ chia cắt. Ảnh: MXH

Chủ tịch UBND xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên) Nguyễn Sáu cho biết, từ 1 – 7 giờ sáng nay 10/10, nước dâng khá nhanh và tuyến đường độc đạo từ thôn Hà Mỹ qua thôn Đông Bình đã bị ngập sâu. Hiện giờ, toàn bộ 350 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu ở thôn Đông Bình đã bị chia cắt với bên ngoài.

Theo ông Nguyễn Sáu, để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân thôn Đông Bình không được dùng ghe thuyền vượt sông Thu Bồn đến các vùng khác.

Từ sáng sớm nay 10.10, nhiều nơi ở huyện Duy Xuyên lũ dâng khá nhanh. Ảnh: MXH

Trưởng phòng NN&PTNT kiêm Phó Trưởng ban Phòng chống thiên tai & tìm kiếm cứu nạn huyện Duy Xuyên Trần Huy Tường cho biết, ngoài Duy Vinh, thời điểm này nước lũ cũng đã chia cắt hàng trăm hộ dân ở những vùng trũng thấp của các xã Duy Trinh, Duy Châu, Duy Sơn, Duy Trung, Duy Thành...

Đặc biệt, tuyến quốc lộ 14H từ ngã ba Nam Phước lên Mỹ Sơn đã bị ngập nhiều điểm, trong đó tại khu vực giáp ranh giữa 2 xã Duy Trinh và Duy Sơn ngập sâu hơn 1m.

Sáng sớm nay 10/10, nhiều trường học ở một số xã vùng đông huyện Quế Sơn thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Trước đó, tối 9/10, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nam Trà My Trịnh Minh Hải cho biết, mưa lớn những ngày qua khiến sạt lở đất đá các tuyến giao thông trên tuyến quốc lộ 40B và các trục đường từ trung tâm huyện về xã với tổng khối lượng hơn 17 nghìn mét khối.

Khắc phục sạt lở trên tuyến giao thông tại huyện Nam Trà My. Ảnh: Báo Quảng Nam

Hiện tuyến đường từ huyện lên vùng sâm Ngọc Linh bị cô lập do sạt lở nặng. Mưa lớn làm sạt lở ảnh hưởng đến 7 ngôi nhà của người dân và 12 hộ nằm trong diện nguy cơ mất an toàn. Nhiều diện tích cây hoa màu bị ngã đổ gây thiệt hại nghiêm trọng.

Mưa lũ cũng gây sạt lở đất tại 4 trường học trên địa bàn huyện Nam Trà My. Riêng đối với khu nhà ăn của Trường THCS xã Trà Vân bị nứt tường và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Tổng thiệt hại ban đầu do mưa lũ hơn 600 triệu đồng.

Sau khi mưa lớn xảy ra, đoàn kiểm tra huyện Nam Trà My đã kiểm tra thực tế tại địa bàn các xã. Lãnh đạo huyện yêu cầu các xã triển khai lực lượng khẩn trương kiểm tra các khu dân cư có nguy cơ sạt lở để tổ chức di dời đến nơi an toàn.

Thường xuyên cập nhật, chuyển tải thông tin, diễn biến tình hình mưa lũ đến nhân dân. Triển khai phương tiện, máy móc san ủi khối lượng đất đá, cây cối ngã đổ để thông tuyến các trục đường phục vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhân dân.

Thừa Thiên Huế: Di dời nhiều hộ dân, phong tỏa nhiều tuyến đường để đảm bảo an toàn

Sáng 9/10, do mưa lớn kéo dài nên nhiều tuyến đường ở các phường An Đông, An Tây, An Cựu… ngập sâu, dao động từ 0,2 - 0,4m, trong đó có các tuyến đường ở khu Đông Nam Thủy An, kiệt An Dương Vương ngập sâu đến 0,8m.

Di dời các hộ dân ở khu vực Xóm Gióng đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Sau khi khảo sát thực tế, UBND các phường đã di dời 6 hộ, gồm 15 khẩu ở khu vực Xóm Gióng (An Tây) đến nơi an toàn, đồng thời di chuyển 3 dãy nhà trọ gồm 40 sinh viên ra khỏi vùng thấp trũng có nguy cơ ngập lụt đến ở trọ ở phường lân cận.

Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thi công gia cố tạm thời khu vực sạt lở ở cầu hói Vạn Vạn, phường An Đông; khẩn trương tỉa cành, xử lý các cây ngã đổ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện giao thông, đồng thời tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra các khu vực thấp trũng có nguy cơ ngập lụt để di dời bà con đến nơi an toàn.

* Tại thị xã Hương Thủy, tính đến 11h ngày 9/10, một số địa phương bị ngập sâu, nhất là các xã vùng thấp trũng như: Thủy Thanh, Thủy Vân, Thủy Phù…

Lực lượng chức năng lập chốt chặn ở tuyến về xã Thủy Thanh. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Các tuyến đường lưu thông chính (Tỉnh lộ 1, Tỉnh lộ 3) đi qua xã Thủy Thanh bị chia cắt hoàn toàn, nước ngập sâu từ 30-70cm.

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân, TX. Hương Thủy chỉ đạo các địa phương và lực lượng chức năng lập rào chắn tại các đoạn đường bị ngập, nước chảy xiết, đồng thời, cử người túc trực 24/24 để chốt chặn 2 đầu, không cho người và phương tiện đi qua.

“Hiện, thị xã đã có phương án di dời tại chỗ cho bà con vùng thấp trũng, có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nếu nước tiếp tục dâng cao, ước tính khoảng hơn 1.000 hộ”, ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy thông tin.

Bên cạnh chỉ đạo Đài phát thanh liên tục cập nhật các thông báo mới nhất về tình hình mưa lũ trên địa bàn và yêu cầu các xã, phường bố trí cán bộ mở đài 24/24, TX. Hương Thủy khuyến cáo người dân không lưu thông trên tuyến Tỉnh lộ 1 hướng từ TP. Huế về xã Thủy Thanh và Tỉnh lộ 3 hướng từ P. Thủy Phương về xã Thủy Thanh.

“Năm 2017, mưa lũ đã khiến 2 cha con tử vong ở tuyến Tỉnh lộ 1 hướng từ TP. Huế về xã Thủy Thanh”, ông Tập nói.

Ngập nặng ở nhiều khu vực thuộc phường Hương Xuân. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

* Tại thị xã Hương Trà, nhiều tuyến đường trục chính như: QL49B, Tỉnh lộ 8A, 8B, 19, 16, 4B ngập cục bộ, điểm sâu nhất gần 1m, các địa phương đã bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, hướng dẫn giao thông.

Tại phường Hương Xuân, tỉnh lộ 8A đoạn Lê Đức Thọ đi Quảng Điền ngập nặng, người dân phải dùng ghe, thuyền để di chuyển. Bí thư Đảng ủy phường Hương Xuân Nguyễn Tiến Giang cho biết, địa phương đã lập rào chắn tại đoạn đường ngập nước. Đồng thời, thông báo trên Cổng thông tin phường về tình hình cụ thể và tạo điều kiện cho bà con nhân dân có thể gửi xe tại trụ sở UBND phường (ngay bên cạnh tỉnh lộ 8A) để di chuyển về nhà bằng đường bộ.

Tại thị xã Hương Trà, dự kiến mực nước trên sông Bồ chiều nay sẽ đạt 5m (trên báo động III: 0,5m). Nhiều tuyến đường liên thôn, xóm các xã, phường Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Toàn, Hương Phong… ngập sâu từ 0,3 -1,2m.

Theo Trưởng phòng Kinh tế thị xã Trần Xuân Anh, để đối phó với tình hình mưa lũ, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thông tin truyền thông, triển khai sơ tán dân khu vực có nguy cơ sạt lở ở vùng núi, gò đồi, ven sông suối, ven biển và khu vực thấp trũng, ngập úng; tuyệt đối không để người dân ở trên các lồng, bè nuôi thủy sản khi mưa lũ. Đến nay, đã tổ chức di dời 19 hộ dân với 76 khẩu đến nơi an toàn. Đồng thời, sẽ cắt điện hoàn toàn xã Hương Toàn do nước lũ dâng cao.

Thống kê bước đầu, toàn bộ diện tích nuôi tôm hạ triều khoảng 290ha ở Hương Trà bị ngập, tuy nhiên sản lượng còn trong hồ rất ít. Với cá lồng nước lợ, bà con đã gia cố lồng ổn định.

* Trận mưa lớn tiếp diễn ngày 9/10 cộng với việc thủy điện cấp tập xả lũ đã làm nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Huế ngập sâu từ 0,3-0,5m.

Chiều 9/10, hàng loạt cư dân ở các chung cư nhà ở xã hội như Xuân Phú, Vicoland (phường Xuân Phú, TP, Huế)… đưa các phương tiện ô tô cá nhân đi “lánh nạn”. Trận mưa lớn tiếp diễn từ rạng sáng đến đầu giờ chiều đã làm nước mấp mé mặt nền thuộc khu vực nội bộ các chung cư. Ngoài đường lớn nước đã ngập từ 0,3-0,5m.

Nhiều phương tiện đậu đỗ dưới đường đã di chuyển lên thềm cao và chạy ra đường Tố Hữu để đậu trên cầu Phát Lát tránh lũ. Tuy nhiên, cũng có nhiều phương tiện khi ra đến giữa đường thì chết máy phải gọi cứu hộ.

Một số ô tô rất khó khăn trong việc tìm nơi đậu an toàn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Tại tuyến đường Dương Văn An, mực nước cũng lên khá cao, nhiều nhà dân ở đây nước đã ngập khoảng nửa mét. Các chủ phương tiện ô tô cá nhân đã gọi xe cứu hộ đến di chuyển ô tô của mình đến nơi an toàn. Các tuyến phố bị ngập khiến việc đi lại của người dân trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, mực nước tại các tuyến đường trong khu vực phường Xuân Phú đang tiếp tục dâng cao.

Được biết, trận lũ năm 2017 với lượng mưa khá lớn, mực nước lên nhanh đã nhấn chìm hàng loạt ô tô cá nhân của nhiều cư dân các chung cư này.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, mực nước các con sông trên địa bàn tỉnh lúc 14 giờ chiều nay (9/10) trên mức báo động II đến dưới báo động III. Cụ thể, sông trên Hương +2,11m, trên mức báo động II 0,11m; sông Bồ +4,34m, dưới mức báo động III 0,16m. Đập Thảo Long đã mở 15/15 cửa để tiêu thoát lũ. Lượng mưa ở TP. Huế trong 3 giờ qua đạt 150mm. Mực nước trên sông Hương đang thấp nhưng TP. Huế nhiều điểm ngập là do mưa lớn nước không kịp thoát.

Thừa Thiên Huế: Thủy điện xả nước, lũ sẽ lên cao

Theo Báo Thừa Thiên Huế, sáng 10/10, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đã yêu cầu các hồ thủy điện, thủy lợi tăng lưu lượng xả lũ điều tiết để đảm bảo an toàn hồ đập. Vì thế, trong chiều cùng ngày, dự báo lũ trên sông Hương, sông Bồ sẽ đạt mức báo động III.

Người dân phải di chuyển đi lại bằng thuyền. Ảnh: Thừa Thiên Huế

Cụ thể, để đảm bảo an toàn hồ đập, thủy điện Hương Điền tăng lưu lượng xả lũ qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần từ 3.000 - 3.500m3/s. Thủy điện Bình Điền cũng được lệnh tăng lưu lượng xả lũ qua tràn và tuabin từ 500 - 1.500m3/s; đồng thời thực hiện điều chỉnh vận hành tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ. Hồ Tả Trạch cũng được lệnh tăng lưu lượng xả lũ lên 900 - 1.500m3/s.

Theo ghi nhận, một số nơi ngoại ô TP. Huế và các vùng lân cận mức nước đang khá cao. Tuy nhiên, người dân vẫn bình tĩnh và chủ động để ứng phó.

Người dân Hương Phong, TX Hương Trà phập phồng theo con nước. Ảnh: Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo nhanh tình hình mưa lũ, đến 5h ngày 10/10, toàn tỉnh có 1 người chết, 6 người bị thương; 24.520 nhà bị ngập lụt từ 0,2 - 1,2m, một số nơi ngập sâu hơn. Các địa phương đã tiến hành di dời 2.865 hộ dân với 8.360 nhân khẩu đến nơi ở tạm an toàn.

Hàng trăm ha rau màu tại các huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền bị ngập, có khả năng bị hư hỏng; nhiều diện tích hồ nuôi trồng thủy sản tại các địa phương bị ngập và tràn (nặng nhất là 223ha diện tích nuôi tôm xem ghép chưa thu hoạch tại xã Giang Hải, huyện Phú Lộc bị ngập úng, thiệt hại từ 25-30%); bị hư hỏng và thất thoát cá nuôi 12 lồng tại xã Điền Hòa, huyện Phong Điền.

Nhiều người dọn đồ đạc, di chuyển tới nơi cao hơn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Do ảnh hưởng của triều cường bờ biển tiếp tục bị sạt lở nặng với chiều dài hơn 10,0 km. Nặng nhất là các đoạn qua xã Giang Hải dài 3,5 km; đoạn qua xã Phú Thuận hơn 2,5 km; đoạn qua xã Phú Diên dài hơn 2,0 km; đoạn qua xã Phú Hải dài khoảng 1,5 km và đoạn qua xã Hải Dương khoảng 1,0 km.

Nhiều đoạn bờ sông cũng đã bị sạt lở, nặng nhất là Tuyến đê Nho Lâm – Nghĩa Lộ đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền bị sạt lở mái nhiều vị trí với chiều dài khoảng 300m; đoạn bờ sông Hương qua xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà bị sạt lở với chiều dài khoảng 100m; một số công trình thủy lợi ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới bị hư hỏng, kênh mương bị bồi lấp.

Về giao thông, các tuyến đường giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ và giao thông nội tỉnh bị ngập tràn nhiều đoạn ở vùng thấp trũng; Quốc lộ 1A, ngập sâu cục bộ 0,2-0,6m tại vị trí cầu vượt Thủy Dương và một số điểm ngập cục bộ, một số tuyến đường sạt lở nhẹ.

8 tháng 3 2020

1. Nội dung: Sơn Tinh đối phó với sức nước của Thủy Tinh.

11 tháng 3 2021

Ai có đáp án ko giúp mik với

10 tháng 10 2017

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

13 tháng 8 2018

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.