các bạn giúp mình soạn bài Thánh Giongs nhé
có cả tóm tắt và chia bố cục nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải câu 1 (Trang 54 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Câu 1: Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường.
– Bà mẹ uống nước mưa ở cái sọ dừa nên mang thai.
– Hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, “cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì”.
Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Truyện muốn đề cập đến những người đau khổ và thấp hèn trong xã hội xưa, đến vẻ ngoài cũng không phải là người. Nhân dân đã nhận thức sâu sắc số phận và địa vị xã hội của mình trong hình thức của nhân vật Sọ Dừa.
Giải câu 2 (Trang 54 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Câu 2: Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa:
– Chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay.
– Tự tin, nhẹ nhàng vượt qua thử thách sính lễ phú ông đưa ra.
– Thông minh, học giỏi (thi đỗ Trạng nguyên).
– Có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).
Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy sự đối lập giữa hình thức bề ngoài với phẩm chất bên trong. Hình dạng bên ngoài của người lao động có thể xấu xí, nhưng tài năng, phẩm chất bên trong con người họ còn hơn hẳn những người thường.
Giải câu 3 (Trang 54 SGK ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Câu 3: Cô Út lấy Sọ Dừa vì:
– Cô Út “hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế”ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí.
– Cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa “không phải người phàm trần”.
Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
bạn vào trang hcoj tốt ngữ văn ý trong đó người ta soạn sẵn cho rồi đó
Bố cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một bố cục khá hoàn chỉnh, hợp lí và rành mạch vì giữa các phần, các đoạn văn có sự thống nhất khá chặt chẽ. Chính điều đó đã giúp cho người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng. Bố cục đó được thể hiện như sau:
Bố cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một bố cục khá hoàn chỉnh, hợp lí và rành mạch vì giữa các phần, các đoạn văn có sự thống nhất khá chặt chẽ. Chính điều đó đã giúp cho người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng. Bố cục đó được thể hiện như sau:
Trên đây không phải là bố cục duy nhất của văn bản, do đó có thể kể lại câu chuyện theo một bố cục khác miễn là phải tuân theo bố cục rành mạch và hợp lí.
câu sai xin chỉ giáo
ĐÂY BẠN ƠI:
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Khi biết tin vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương trong đó Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng tới cầu hôn. Vua không biết chọn ai bèn ra điều kiện ai đem sính lễ theo ý vua đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh rút quân nhưng hằng năm vẫn làm bão lũ đánh Sơn Tinh.
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... mỗi thứ một đôi): Vua đưa ra điều kiện kén rể.
- Đoạn 2 (tiếp ... đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa hai vị thần, Sơn Tinh thắng.
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và quy luật thất bại.
Tóm tắt:
Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bố cục như đã chia trong phần trên. Truyện gắn với thời đại dựng nước của dân tộc – thời Hùng Vương (cách nay 4000 năm, kéo dài chừng 2000 năm).
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo với ý nghĩa tượng trưng:
- Sơn Tinh: “Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay phía tây,…”; bốc đồi, dời núi, “dựng thành lũy đất” tượng trưng khát vọng và khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
- Thủy Tinh: “Gọi gió”, “hô mưa”, làm dông bão rung chuyển đất trời tượng trưng mưa bão, thiên tai uy hiếp cuộc sống con người.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của con người.
Luyện tập
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể lại truyện dựa trên phần tóm tắt ở trên.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ truyện ta thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, rất quan trọng và cần được sự ủng hộ của toàn xã hội.
Câu 3* (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số truyện dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Mị Châu – Trọng Thủy, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích trầu cau, Sự tích dưa hấu...