bộ máy nhà nước thời đinh , tiền ,và thời lê
vẻ riêng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiêu chí | Nhà Đinh – Tiền Lê | Nhà Lê |
Tổ chức bộ máy nhà nước | Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ, tăng ban. | Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và các cơ quan chuyên môn giúp việc |
Chính quyền địa phương | Chia cả nước thành 10 đạo | - Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi thừa tuyên gồm 3 ti (đô ti, thừa ti, hiến ti) - Dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã |
Nhận xét | Đây là nhà nước quân chủ sơ khai | Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn chỉnh |
Đất nước dần dần ổn định. Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua (Hoàng đế) đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc quan trọng. Quyền hành của vua ngày càng cao. Ở thời Lý, Trần, Hồ, giúp vua trị nước có Tể tướng và một số đại thần. Bên dưới là các cơ quan trung ương như sảnh, viện, đài.
Cả nước được chia thành nhiều lộ, trấn, do các hoàng tử (thời Lý) hay An phú sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu, đều có quan lại của triều đinh trông coi. Đơn vị hành chính cơ sở là xã. Thời Trần, những người đứng đầu xã được gọi là Xã quan.
Năm 1428, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lãnh tụ tối cao của nghĩa quân Lam Sơn là Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê. khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ.
bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê thể hiện tính sơ khai, đơn giản trong quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam
- bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện sự phát triển ở đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam
+ tính chuyên chế được tăng cường, quyền hành của nhà vua là tuyệt đối
+ bộ máy nhà nước chặt chẽ, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng
+ các cơ quan, các chức quan rõ ràng, không chồng chéo lên nhau, các cơ quan địa phương có mối lên hệ dọc với trung ương, đảm bảo quyền lực của nhà vua và sự thống nhất chính trị của cả nước
+ bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương tới địa phương, ở địa phương đến chức xã quan cũng phải có nguyên tắc rõ ràng
* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh , Tiền Lê:
- Chính quyền Trung ương có 3 ban: võ ban, văn ban và tăng ban.
- Chia nước thành 10 đạo.
- Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:
- Vua trực tiếp quyết định mọi việc.
- ở Trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ.
- Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã.
- Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.
- Cả nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền lê.
* Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ
- Trong khoảng hơn 70 năm (1428-1503), nhà Lê sơ củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kỳ đang lên.
- Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ. Huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.
- Triều đình Trung ương gồm các bộ do các chức quan Thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.
- Nhà vua bỏ các chức Tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Việc ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.
- Đối với nước ngoài, Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiến quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.
thời tiền lê tương đối hoàn chỉnh hơn nhà đinh và thời tiền lê có quân chuyên biệt
* Nhà Tiền Lê :
+) Trung ương :
-Vua đứng đầu : Nắm giữ mọi quyền hành về quân sự và dân sự .
- Giúp vua việc nước có Thái sư , Đại sư : quan đầu triều và nhà sư có tiếng
- Quan văn , võ
+) Địa phương :
- Được chia ra làm 10 lộ
- Dưới lộ có phủ và châu
* Nhà Lý :
+) Trung ương :
- Vua đứng đầu : nắm giữ mọi quyền hành , đi theo chế độ cha truyền con nối
- (Khác với nhà Tiền Lê, nhà Lý ko có Thái sư và Đại sư nằm trong bộ máy trung ương) Dưới vua là quan văn , võ :giúp việc cho vua . Đều do vua cử người thân cận đảm nhiệm .
+) Địa phương :
- Được chia thành 24 lộ, tri phủ và tri châu đứng đầu : Giao cho con cháu nhà vua hoặc đại thần cai quản .
- (Khác với nhà Tiền Lê) Dưới lộ , phủ (châu) là huyện , hương , xã .
Tiêu chí | Nhà Đinh – Tiền Lê | Nhà Lê |
Tổ chức bộ máy nhà nước | Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ, tăng ban. | Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và các cơ quan chuyên môn giúp việc |
Chính quyền địa phương | Chia cả nước thành 10 đạo | - Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi thừa tuyên gồm 3 ti (đô ti, thừa ti, hiến ti) - Dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã |
Nhận xét | Đây là nhà nước quân chủ sơ khai | Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn chỉnh |
Khác nhau ở chỗ:
* Nhà Ngô:
- Dưới vua là các quan văn, quan võ
- Đất nước được chia thành các châu
- Kinh đô ở Cổ Loa ( thuộc thành phố Hà Nội )
- Quân đội chưa tổ chức quy củ
* Nhà Đinh - Tiền Lê:
- Giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ và thái sư, đại sư
- Đất nước chia thành nhiều cấp khác nhau.Đơn vị cấp cơ sở là xã
- Kinh đo ở Hoa Lư (Ninh Bình)
- Quân đội được tổ chức thành cấm quân bảo vệ kinh đô và quân đóng tại các địa phương
- Bộ luật thành văn ra đời
- Chia làm 3 ban: Văn ban, Võ ban, Tăng ban.
- Hành chính: cả nước chia làm 10 đạo.
- Quân đội: chế độ ngụ binh ư nông.
=> nhà nước quân chủ chuyên chế.
* Bộ máy nhà nước thời Lê:
Sau cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước có nhiều thay đổi. Ở trung ương, chức Tể Tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện vẫn được duy trì với quyền hành cao hơn. Ở địa phương, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có ba ti là đô ti, thừa ti, hiến ti. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã. Qua bộ máy nhà nước trên, ta có thể thấy được dưới triều Lê, nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền được xây dựng ở mức độ cao, đã hoàn chỉnh