câu 1 :Những khó khăn do phân bố dân cư không đồng đều mang lại ?
câu 2: Hãy cho biết công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nc ta phân bố đâu ? Vì sao lại phân bố ở đó?
câu 3: Trình bày cơ cấu các nhóm du lịch ở nc ta ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mọi người cho em biết công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta phân bố ở đâu? vì sao phân bố ở đó.
Công nhiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta phân bố ở: Quảng Ninh, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, bể Nam Côn Sơn, nhà máy lọc dầu Dung Quất,Cà Mau, Đồng Nai,.... Vì những nơi đó có nhiều tài nguyên cần khai thác và thích hợp để khai thác những nhiên liệu đó.
a)- Sự phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư vìở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
b)1/ Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó, bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.
- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.
Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.
- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.
Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.
Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:
- Theo ngành kinh tế.
- Theo thành phần kinh tế.
- Theo lãnh thổ.
Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?
a) Quần cư nông thôn
- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
b) Quần cư thành thị
- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...
- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.
Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?
tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý.
Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.
Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:
- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Truyền hình phân bố dân cư ở tỉnh Gia Lai:
Dân cư của tỉnh Gia Lai phân bố chủ yếu tại các đơn vị hành chính, với mật độ dân số không đồng đều như sau:
- Thành phố Pleiku: Là trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh, nơi có mật độ dân số cao hơn so với các khu vực khác. Pleiku tập trung nhiều dự án, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực.
- Các huyện nông thôn: Các huyện và xã nông thôn của Gia Lai có mật độ dân số thấp hơn, với phần lớn dân cư sống theo nghề nông và phát triển nông nghiệp.
- Các dân tộc thiểu số: Tỉnh Gia Lai có đa dạng dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Jarai, Bahnar, và Ede. Dân cư của các dân tộc này thường phân bố ở các khu vực miền núi và thung lũng.
Khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh:
- Khoảng cách và địa hình khó khăn: Gia Lai nằm ở vùng cao nguyên và núi non, có nhiều đoạn đường giao thông khó khăn và xa xôi. Việc kết nối các khu vực và vùng miền với Pleiku và các trung tâm khác gặp khó khăn, làm tăng chi phí vận chuyển và khó khăn trong việc phát triển kinh tế.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng: Mặc dù có dân số đông đúc, nhưng có thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng và kỹ năng. Điều này làm hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nhân lực có trình độ.
- Chênh lệch phát triển kinh tế và xã hội: Mật độ dân số không đồng đều làm cho một số khu vực phát triển kinh tế chậm hơn so với các khu vực khác. Điều này đặt ra thách thức trong việc cân đối và phát triển toàn diện tỉnh Gia Lai.
- Bảo vệ môi trường và di sản văn hóa: Vùng Tây Nguyên và Gia Lai cũng đang phải đối mặt với các thách thức về bảo vệ môi trường và di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số. Sự phát triển kinh tế cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để bảo vệ các giá trị này.
cậu có thể tham khảo câu trả lời này nhé
1.
a. Phân bố dân cư chưa hợp lí ở đồng bằng với trung du, miền núi
- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:
+ Vùng đồng bằng sông Hồng có mật dân số cao nhất cả nước từ khoảng 501 đến 2000 người trên 1km vuông
+ Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ khảng 501 đến 1000 người trên 1km vuông
- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người trên 1km vuông
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư thấp dưới 100 người trên 1km vuông
b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn
- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5% (số liệu lấy từ năm 1990) xuống còn 73,1% (số liệu lấy từ năm 2005)
- Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5% (số liệu lấy từ năm 1990) lên 26,9% (số liệu lấy từ năm 2005)
còn mấy câu kia mình không biết làm nên cậu có thể tham khảo trên internet nha
Chúc cậu học tốt :)))))))))))