Tóm tắt văn bản "Chiếc lá cuối cùng" bằng 3 sự việc chính mà em tìm được
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự việc chính: Sự hi sinh của cụ Berhman dành cho Johnsy
Tóm tắt:
Sue và Johnsy là hai họa sĩ nghèo sống ở khu nhà trọ, bên dưới là cụ Berhman. Một mùa đông, Johnsy bị viêm phổi nặng, bệnh tật khiến cô tuyệt vọng mặc dù Sue ở bên cạnh động viên chăm sóc hết mình. Johnsy đếm từng chiếc lá thường xuân, khi chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô lìa đời. Biết được điều đó, cụ Berhman đã âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa gió để cứu cô gái tội nghiệp. Tác phẩm được coi là tác phẩm để đời của cụ, tuy nhiên cụ lại không thể tiếp tục đón ánh bình minh. Johnsy lại tiếp tục tìm thấy hi vọng sống và sau đó biết được tình trạng của cụ Berhman và chiếc lá cuối cùng.
_mingnguyet.hoc24_
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.
Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/so-do-tu-duy-bai-chiec-la-cuoi-cung-54134n.aspx
Vô đây nha bạn :)
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.
Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch...
Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.
Chúc bạn học tốt!
Tóm tắt:
Truyện được lấy bối cảnh tại khu Greenwich Village, Manhattan của thành phố New York, Hoa Kỳ, xoay quanh hai nữ họa sĩ trẻ tên là Xiu và Giôn xi đang sinh sống trong một khi nhà trọ. Cụ Bơ – men là một họa sĩ già đã ngoài 60 tuổi, cũng sống cùng khu với họ. Hằng ngày, cụ kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu để các họa sĩ trẻ vẽ lại. Cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa lần nào thực hiện được.
Vào mùa đông năm ấy, chẳng may Giôn – xi bị bệnh sưng phổi rất nặng, khó chữa khỏi. Bệnh tật đã khiến cô trở nên tuyệt vọng, hằng ngày qua cửa sổ cô nằm ngắm những chiếc lá thường xuân và có ý nghĩ sẽ lìa đời khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Xiu rất lo lắng, cô tìm mọi cách chạy chữa cho bạn mình nhưng vô ích. Giôn – xi ngày càng bi quan hơn, cô gái tội nghiệp cứ âm thầm đếm từng chiếc lá trên cây.
Cụ Bơ – men khi biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn xi đã rất bực, cụ măng um lên. Và ngay tối hôm đó, một đêm mưa bão bùng, cụ đã thức suốt đêm để vẽ chiếc lá thường xuân khi chiếc lá cuối cùng vừa rụng xuống. Chiếc lá này giống y như thật, nó đã khiến Giôn xi phải suy nghĩ lại vì chiếc lá này dù trong đêm mưa bão lớn vẫn không rụng. Nó tồn tại nuôi hi vọng khát khao được sống, được sáng tạo trong cô. Giôn xi dần khỏe lên nhưng cụ Bơ – men lại chết vì mắc bệnh sưng phổi sau cái đêm tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” để cứu Giôn xi.
Và bí mật của chiếc lá cuối cùng đã được Xiu tiết lộ cho Giôn xi khi báo tin cho bạn về cái chết của cụ Bơ – Men.
Ý nghĩa của truyện:
Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” đã khiến cho bạn đọc phải trải qua biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc từ hồi hộp theo dõi chiếc lá rụng trên tường, thắt lòng lo lắng cho số phận của Giôn xi từng ngày. Và cũng vui sướng khi thấy Giôn xi lấy lại được hi vọng nhưng cũng xót thương cho cụ Bơ – Men một họa sĩ già đã ngã xuống sau khi sáng tạo ra một kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời.
Tuy cái chết khiến ai cũng chất chứa nỗi buồn nhưng chính nó lại thắp lên ngọn lửa cho tình yêu cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh mà cái đẹp có thể tạo ra. Chiếc lá – một kiệt tác được vẻ lên bằng tâm hồn, bằng tấm lòng yêu quý, bằng cả mạng sống, sự tâm huyết của nghệ sĩ già đến với cuộc đời này.
LÃO HẠC
*Tóm tắt
-LH là 1 ng nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai vì k lấy đc vợ nên bỏ đi đồn điền cao su
-Lão sống 1 mk vs con chó
-Lão ốm 2 tháng 18 ngày nên k làm đc việc nặng, làng lại hết việc nên phả bán cậu vàng
-Lão gửi ông giáo 30đ nhờ hàng xóm lo ma chay và nhờ ông trông coi mảnh vườn cho con trai
-Cuối cùng lão ăn bả chó tự tử
*Nội dung
-Số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của ng nông dân trc cách mạng tháng 8
-Tố cáo, phê phán chế độ xã hội, đẩy ng lương thiện đến cái chết
-Tấm lòng yêu thg trân trọng đvs ng nông dân của nhà văn
* Tóm tắt truyện Lão Hạc
Lão Hạc là ông lão nông dân hiền lành, chất phác, do không có tiền cho con trai cưới nên cậu con trai bỏ đi đồn điền cao su. Lão ở nhà sống với cùng một con chó tên Cậu Vàng, người bạn trung thành với lão. Vì lão ốm yếu, già cả nên không ai thuê lão, lão không kiếm được cái ăn. Lão bán con Vàng và nhờ ông giáo cất tiền cho con trai lão, lão tự dành tiền để lo ma chay cho mình không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, Lão chọn cái chết dữ dội đau đớn bằng bả chó để kết thúc sự sống khổ cực của mình.
* Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí
Ngay sau khi nghe tin giặc Thanh vào xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân đốc xuất đại binh ra Thăng Long dẹp giặc, trên đường ra Bắc tiến hành tuyển quân. Tới 30 tháng chạp, vua cho tiệc khao quân, hẹn mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn giành thắng lợi. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh sợ sệt tìm đường tháo chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống, cùng bọn quan lại bán nước cũng bỏ chạy theo.
Câu chuyện về những người hoạ sĩ nghèo nơi khu trọ đã làm bao trái tim nhói lên.
Hai nữ hoạ sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong căn gác của nhà trọ nhỏ bé phía dưới là căn nhà của cụ Bơ-men -một người hoạ sĩ lớn tuổi.Nhưng cuộc sống cho họ tài năng nhưng lại lấy của Giôn-xi sức khoẻ .Cô bị sưng phổi nặng. Mằm trên giường bệnh cô đếm từng ngày sống sót của mình.Cô tự nhắn nhủ với mình rằng khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ xa rời cuộc sông này mãi mãi. Và trong đêm bão tuyết gầm rú đó ai cũng nghĩ chiếc lá thường xuân mỏng manh kia sẽ rơi xuống nền tuyết trắng .Nhưng nào ngờ đâu chiếc lá đó vẫn ở đó khi mọi người nhìn qua.Không đó là một bức vẽ mà cụ Bo-men để lại trong đêm tuyết đó trước khi vào viện .Cụ đã hi sinh sự sống của mình để cứu tâm trí như rơi vào vực thẳm của con người trẻ tuổi kia.Và đúng như cụ nghĩ; Giôn-xi đã lấy lại chính bản thân mình để hy vọng về những tác phẩm mới sẽ ra đời.Chiếc lá đó sẽ mãi ở đó như lời nhắn nhủ của chính người hoạ sĩ đã vẽ lên kiệt tác đó
Xiu,Giôn-xi và cụ Bơ Men là những họa sĩ cùng sống trong một căn hộ 2 tầng ở gần thành phố Oa-Sinh-Tơn
Mùa đông năm ấy,Giôn-xi bị chứng xưng phổi,cô tuyệt vọng tự nhủ rằng bao giờ chiếc thuờng xuân cuối cùng ở gần đó rụng thì cô cũng lìa đời.Biết được ý nghĩ ngu ngốc của Giôn-xi,cụ Bơ Men vô cùng tức giận và lo lắng.
Sau đêm mưa bão đầu tiên,chiếc là vẫn còn đó...Rồi đêm thứ hai chiếc lá vẫn còn.Giôn-xi nhận thấy mình đã sai,dần hồi phục.
Tuy nhiên sau đó Xiu nhận được tin là cụ Bơ-men đã chết.Cô ôm chầm lấy Giôn-xi và kể rằng trong đêm mưa bão, cụ bơ-men đã một mình vẽ nên chiếc lá cuối cùng để cứu lấy Giôn-xi.Đó chính là một kiệt tác của cụ bơ men, kiệt tác mà bấy lâu nay cụ vẫn mong muốn vẽ được.