K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2019

Mình luôn tự hỏi rằng, mỗi chúng ta trong cuộc sống đã đạt được những gì chúng ta mơ ước kể từ khi còn thơ bé, kể cả những ước mơ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học. Không phải ai cũng có thể đạt được ước mơ của bản thân mình bởi vì vốn cuộc sống không phải là màu hồng với tất cả mọi người.

Khi còn trên ghế nhà trường, mình luôn chỉ mong ước cuộc sống sau này không có ràng buộc, tự to tự tại tận hưởng hương vị cuộc sống, kể cả dù cho nó có gian khổ bao nhiêu. Mình luôn muốn viết mọi thứ, viết ra mọi suy nghĩ trong đầu, viết ra những trải nghiệm của bản thân, đôi khi đó đơn giản chỉ là ước mơ trở thành một người viết sách, không hẳn là nhà thơ cũng chẳng cần đến mức là nhà văn nổi tiếng, chỉ cần được viết, cảm giác như cả thế giới đã trở nên thoải mái hơn. Nhưng có lẽ cuộc sống như mình đã nói, nó chẳng phải màu hồng như ta thường mơ tưởng. Thành tích, tiền bạc, danh vọng là ba thứ đã gián tiếp tạo ra sự tác động làm thay đổi cuộc sống và cả ước mơ của Tôi khi bước đến ngưỡng cửa đại học.

6 tháng 12 2016

“Ước mơ” hai từ đơn giản, ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao khát vọng của mỗi người. Sống trên đời, ai cũng có một ước mơ cho riêng mình, dù ước mơ lớn hay bé thì đều đáng tôn trọng. Mỗi ước mơ là mục đích vươn lên trong cuộc sống của mỗi người, người biết mơ ước là người có nghị lực, có ý trí cầu tiến. Tại sao ai cũng có ước mơ? Đơn giản là họ muốn có một cuộc sống tốt đẹp sau này, hơn nữa là họ muốn làm giàu cho quê hương, đất nước. Em cũng vậy, em ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.

Sở dĩ em có ước mơ này là vì xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Em nhận thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế khá phát triển, có nhiều tiềm năng, em thấy đây là một nghề phù hợp để mình có thể lo cho cuộc sống sau này. Lý do trên chỉ là lý do nhỏ trong nhiều lý do em hướng đến nghề này, lý do lớn nhất chính là tình yêu đất nước của em. Em muốn quảng bá hình ảnh tươi đẹp, truyền thống lịch sử vẻ vang và đức tính kiên cường, ý chí bất khuất và tinh thần mến khách, lòng thương người của Tổ quốc ta tới bạn bè năm châu. Em muốn những du khách khi đến với ViệtNamsẽ có những ấn tượng tốt đẹp và hơn nữa là em muốn hình ảnh đất nước ta sẽ in sâu trong họ. Còn gì hạnh phúc bằng khi được nói với bạn bè năm châu một cách tự hào rằng “ViệtNam, quê hương tôi đó”. Để làm được hướng dẫn viên du lịch, em nghĩ tài ăn nói phải rất tốt để người hướng dẫn viên có thể trổ hết tài năng của mình nói hết tất cả cái nét đẹp rất ViệtNam. Ngoài yếu tố trên, thì trình độ văn hóa, ngoại hình và lòng yêu nghề cũng là những yếu tố để hình thành nên một hướng dẫn viên du lịch thực thụ.

Ngành du lịch phát triển nên các hướng dẫn viên du lịch cũng được coi là các nhà kinh tế, thật tự hào biết bao khi được đứng vào hàng ngũ những hướng dẫn viên giúp ích cho Tổ quốc.

Làm nghề này em sẽ “được” rất nhiều điều, em sẽ được đi nhiều nơi, được tìm hiểu nhiều nền văn hóa, được tiếp xúc với nhiều người… Qua đó em sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân, vốn kiến thức của em sẽ được nâng cao, em còn được trau dồi và phát huy rất nhiều kỹ năng như kỹ năng quản lý nhóm du khách, kỹ năng quản trò, tinh thần trách nhiệm, sự năng động, khéo léo và linh hoạt… Có thể nói hướng dẫn viên du lịch là một nghề rất có ích, góp phần xây dựng đất nước, hình thành nhân cách con người.

Ước mơ này đã được hình thành trong em từ sớm, ngay lần đầu tiên em bắt gặp cô hướng dẫn viên du lịch duyên dáng với bộ áo dài truyền thống em đã có ấn tượng với nghề này rồi, em bị cuốn hút bởi tài ăn nói lưu loát, sự hòa đồng và sự say mê mà em cảm nhận được tự cô ấy. Lúc mới có ước mơ này thì điều em muốn có trong ngành này là em được mặc đồ đẹp (vì là con gái nên mong muốn này không có gì là lạ, đúng không?) nhưng giờ đã lớn, em thấy điều đó chỉ là mong muốn nhỏ thôi, điều quan trọng là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình chứ không phải được mặc đồ đẹp như em từng nghĩ. Giờ đây em chỉ muốn ngồi trên những chuyến xe rong ruổi khắp chiều dài của đất nước hình chữ S này, và rồi thỏa sức mà tìm hiểu các điều thú vị, phong tục riêng của từng vùng miền. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn, được thả hồn vào những đồng ruộng mênh mông, cò bay thẳng cách, những cách rừng xanh bạt ngàn, những hang động, núi non hùng vĩ hay những bờ cát bên bãi biển mênh mông? Trong những chuyến đi như vậy, chúng ta sẽ được sống hòa hợp với người dân từng vùng. Tình đồng bào sẽ khăng khít hơn… Ôi! Mới nghĩ đến thôi mà sao tình yêu quê hương của em lại bùng cháy mạnh mẽ hơn thế!

“… ViệtNamyêu dấu xanh xanh lũy tre

Suối đổ về sông, qua những nương chè

Dòng sông cuốn dồn về biển cả

Lứa thanh niên vui thỏa cuộc đời

Mùa xuân tới, nguồn sống dâng sục sôi

Đất nước tôi, ViệtNamsáng ngời…”

Mỗi lần nghe đâu đó vang lên những lời ca êm dịu, thắm thiết của bài hát “ViệtNamquê hương tôi” là em lại thấy rộn ràng tình yêu tổ quốc. Yêu Tổ quốc bao nhiêu thì ước mơ muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch trong em càng muốn nhanh trở thành hiện thực bấy nhiêu. Em muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch thật nhanh để góp một phần nhỏ công sức của mình quảng bá hình ảnh đất nước ViệtNam.

Để đạt được ước mơ đó, điều đầu tiên em cần làm được là học tập thật tốt, tu bồi đạo đức và rèn luyện nhân cách, em sẽ phấn đấu để đạt được mơ ước của mình. Đóng góp công sức để phát triển đất nước cũng là mong muốn của em, hãy tin ở em, em sẽ làm được một cô hướng dẫn viên du lịch thực thụ trong tương lai.

Bạn có thể tham khảo thêm nhé

29 tháng 3 2019

1 . 

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Dương Thiên Linh, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 10 của trường THPT Hoàng Mai, Nghệ An. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".

Tả về công việc mà bạn , Vd : Ca sĩ , diễn viên ,...

2 tháng 11 2018

seach google

2 tháng 11 2018

Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:

-    Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?

Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.

Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”

Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.

Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.

Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:

-   Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

-   Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...

Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.

Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.

Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...

Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.

Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.

Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:

-   Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!

Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.

Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...

Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.

Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.

Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.

Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.

Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.

Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.

Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:

-   Sao biển lại không có cá?

Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:

-    Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.

Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:

-   Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:

-   Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.

Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.



tích

29 tháng 3 2019

1,

Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Người ta thường ví thời gian như một dòng sông trôi mãi, mới đó mà đã hai mươi năm. Tôi bây giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh của cả mẹ và cha.

Từ lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ông của tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn lại của mình và đi ngủ.

Bao giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn tay tôi, hôn lên má rồi trao lại để tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công việc của mình.

Rồi còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.

Hiện tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá… Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi. Cịn cháu khi về ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em họ của nó. Gió và sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của con gái tôi, cháu lại được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian mà lúc nhỏ tôi vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo hiếu cho cha mẹ.

Gia đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự, chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và còn nhiều lắm.

Giờ đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc. Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành tích tốt của mọi người. Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.

Cô bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.

Và cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.

31 tháng 10 2017

Mang bộ trang phục công an dùng để biểu diễn về nhà. Hùng Sún - thằng bạn thân của tôi khoe khắp xóm ngày mai nó được đóng vai chú công an trong hội diễn của trường tôi, tôi sang chơi thấy cu cậu vẫn lúi húi với bộ quân phục. Nào là ủi, nào là gấp, rồi lại treo, suốt cả tiếng đồng hồ mà không biết chán. Vừa làm lại vừa huyên thuyên đủ chuyện. Mà chuyện nào cũng là các chú công an giỏi thế này, các chú giỏi thế kia. Bởi trong mắt Sún, các chú công an vốn là hình mẫu lí tưởng, là thần tượng lâu nay.

Sáng hôm sau, khi tôi cònđang ngái ngủ, tiếng thằng Hùng đã í ới gọi tôi từ đầu ngõ. Mơ màng, tôi kéo lê mình ra mở cửa. Nhìn thấy nó tôi tỉnh cả ngủ. Ngay trước mắt tôi là Hùng Sún như một chiến sĩ công an thực thụ với bộ cánh xanh xanh màu lá cây. Còn trên đầu là chiếc mũ cứng được bọc vải xanh, vành mũ màu nâu bóng, ở giữa là một đường viền lớn bằng vải đỏ. Nổi bật trên đó là sợi dây màu vàng được tết khéo léo. Ở chính giữa mũ là một ngôi sao vàng năm cánh ẩn giữa hai nhành lúa hướng thẳng lên trên. Bộ quân phục Hùng mặc trông rất vừa vặn, y như là đặt may sẵn cho nó vậy. Trên nền cổ áo sơ mi trắng tinh là chiếc cà vạt màu xanh được thắt rất chuyên nghiệp. Mặc bên ngoài lớp áo trắng lá chiếc áo khoác xanh với hàng khuy tròn, mạ vàng. Hai bên vai áo gắn hai chiếc quân hàm nền đỏ thắm. Trên đó đính hai ngôi sao nhỏ và hai đường kẻ chỉ màu vàng, ở phần eo, Hùng Sún cũng đeo một chiếc thắt lưng da màu nâu, to bản. Còn dưới chân là đôi giầy da bóng loáng còn thơm thơm mùi xi. Nhìn Sún khác hẳn mọi ngày. Trông nghiêm nghị và oai phong lắm. Đến nỗi tôi suýt không nhận ra.

Trong buổi biểu diễn, Sún tỏ ra rất chuyên nghiệp. Từ cách đi đứng nghiêm trang, cách nói năng làm việc trông giống hệt các chú công an thật. Khán giả đến xem ai cũng thán phục hết mức còn tôi thì chắc mẩm rằng lớp mình sẽ có một chiến sĩ công an trong tương lai.



 

là sẽ có nhìu tiền . khi đó mình sẽ bới lội vòng quanh trong 1 két sắt rộng lướn chứa đầy nước tiền . bơi qua lại và thoả sức ngắm tờ tiền như trong giấc mơ . mình sẽ mua tất cả những gì mình muốn vì mình có quyền lực mạnh về tiền . thật sung sướng khi có nhìu tiền đến vậy . 

16 tháng 7 2018

Có thể nói trong mắt mọi người, tôi chỉ là một con bé chỉ biết ăn không ngồi rồi. Ngoài việc học và chơi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Điều mà tôi khiến cha mẹ vui lòng cũng chỉ là mấy tờ giấy khen và những điểm số mà thôi. Nhưng có một lần tôi đã làm được một việc tốt mà cha mẹ tôi đã rất tự hào về tôi. Đến bây giờ, câu chuyện ấy tôi vẫn còn nhớ mãi.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là tôi về trễ cả tiếng rồi. Về đến nhà, tôi thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Tôi bước vào nhà, thế là cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về trễ thế?". Tôi liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong cha tôi liền bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.

Tôi cũng thấy rất vui vì đã làm được việc tốt và khiến cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thấy rất hãnh diện về mình. Tuy là câu chuyện đã xảy ra khá lâu nhưng nó mãi in sâu vào tâm trí tôi.

Mk chỉ cho bn dàn ý thôi nhé!

A. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về một lần em thực hiện được ước mơ.

B. Thân bài:

Tả lại diễn biến cảnh đó:

  • Đi học về, em vui vẻ báo tin cho gia đình biết em đạt học sinh giỏi…
    • Bố: vui mừng, tự hào, khen...
    • Mẹ: phấn khởi, xúc động, động viên em...
    • Anh (chị, em): trêu đùa, động viên.
  • Tả thêm cả hình ảnh con vật nuôi trong gia đình cũng chia vui với em.

C. Kết bài 

  • Suy nghĩ, tình cảm của em (vui, tự hào, sung sướng khi thấy gia đình vui vẻ...)
  • Tự hứa sẽ cố gắng thật nhiều để luôn mang lại niềm vui cho gia đình.
11 tháng 11 2021

bài giải : sau này lớn lên, em sẽ làm cô\thầy giáo. Vì em đã từng mơ ước đc đứng trên bục giảng, đc dạy dỗ các em học sinh nên người.

CHÚC BẠN HK TỐT!

11 tháng 11 2021

VD :

Sau này , em ước muốn trở thành giáo viên  . Vì em ước muốn dạy dỗ học sinh để học sinh có một tương lai tốt đẹp.

~HT~