K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I/ Đọc hiểu : (7 điểm) CÁI AO LÀNGTấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.Qua nhiều nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy...
Đọc tiếp

I/ Đọc hiểu : (7 điểm) CÁI AO LÀNG

Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

Qua nhiều nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi, muỗi, mắt khép hờ lim dim…

Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà, chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.

Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lững trên trời cao xanh ngắt.

Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái rạ, khóm khoai nước bên làng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc :

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

( Vũ Duy Huân)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì?

a. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng.

b. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.

c. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.

2. Vì sao tác giả lại cho rằng “ Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao…”?

a. Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ao đem về.

b. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương.

c. Vì cầu ao có hai cái duỗi xuyên qua hai cọc tre rất đặc biệt.

3. Vì sao tác giả lại cho rằng “ Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương”. ?

a. Vì mọi người trong làng xóm đều dùng nước ở ao.

b. Vì cầu ao do tất cả dân làng xây dựng lên.

c. Vì cầu ao là nơi mọi người vừa làm việc vừa chia sẽ tâm tình, bàn chuyện nhà, chuyện làng xóm.

4. Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau :

a. Lóng lánh, lấp lánh, Lung lay, lấp loá. b. Oi ả, oi nồng, ồn ả, nóng nực.

5. Câu : “ Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng” thuộc kiểu câu gì?

a. Câu kể Ai là gì ? b, Câu kể Ai làm gì ? c, Câu kể Ai thế nào ?

6. Câu ghép “ Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đắm mình khi chiều về” có mấy vế câu ?

A. Hai vế câu. B, Ba vế câu. C, Bốn vế câu.

7. Xác định Trạng ngữ, chủ ngữ, Vị ngữ trong câu sau:

Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

8. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với « Một nắng hai sương »?

A. Thức khuya dậy sớm. B. Đầu tắt mặt tối.

C. Nước chảy đá mòn D. Chân lấm tay bùn.

9. Tìm từ đồng nghĩa với từ : vô dụng……………………………………..

10. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho phù hợp.

a) …….thời tiết đẹp ……chúng em sẽ đi thăm quan.

b) Lan …………………….học giỏi…. bạn còn là người con ngoan

0
15 tháng 5 2018

đàn vịt,cây muỗm già,trâu,bò,ruồi muỗi.

k nha

15 tháng 5 2018

Con vật : đàn vịt, trâu bò

Cây cối : Cây muỗm

tấm gương trong/phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng

CN                                                     VN

vào những trưa nắng, tôi/vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao

TN                               CN                              VN

hok tút

2 tháng 10 2018

câu trên thuộc câu kiểu Ai làm gì?

pk rồi đó

k mk nhé

~Mio~

2 tháng 10 2018

AI LÀM GÌ ?

25 tháng 9 2021

a, Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê / là cái làng.                  

                                               VN ( vị  ngữ)                                                                              CN ( chủ ngữ )

b, Trên các trảng rộng và chung quanh những lùn cây thấp,/ ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn

                                              TN ( trạng ngữ )                                                                 CN ( chủ ngữ )

trùng có cánh/ bay đi bay lại.

                        VN ( vị ngữ )

Câu a là dạng câu đảo ngữ ( tức là đảo vị ngữ lên chủ ngữ và ngược lại) bạn nhé!

25 tháng 9 2021

Mình sửa lại chú câu b ta là chủ ngữ, còn lại là vn nhé

16 tháng 2 2018

AI bik thì bấm nha, nhanh nha m.n

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư...
Đọc tiếp

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. (3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều,, mùi hoa sen trong gió ... (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!                                                                            (Hương làng – Băng Sơn) Câu1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?  Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn trích. Câu3.Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (3) Câu 5. Chỉ ra phép liên kết câu có trong những câu văn sau: "Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...". Em có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua những câu văn trên không? Vì sao?

1
27 tháng 6 2021

Câu 1: PTBD Chính của Đoạn Trích là Tự Sự. Ngoài ra có thêm cả Miêu tả và Biểu cảm.

Câu 2: Từ láy: Mộc mạc, chân chất, lạ lùng, nồng nàn, rậm rạp

Câu 3:  Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ và thuần túy tỏa ra từ những cảnh vật trong làng. Cái mùi hương đó thấm sâu vào trong cả cái hồn của tác giả.

Câu 4: BPTT so sánh: Giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mẹ mới...
Tác dụng: Bày tỏ niềm yêu thương, xúc động, bồi hồi về những mùi hương nơi quê hương đã thấm sâu vào kí ức của tác giả

Câu 5: Phép nối đó là phép lặp: Nước hoa, mùi hoa

Em đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, mùi hương của quê hương - những hương thơm, chân chất, giản dị đối với mỗi con người là thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng và hằn sâu vào con óc của mỗi người. Hương nước hoa đúng là rất thơm, thơm thiệt nhưng đó chỉ là những hương thơm giả thôi, đâu nào sánh bằng những hương thơm chân chất, giản dị mà gắn bó với biết bao kỉ niệm kia được.

27 tháng 6 2021

đúng em chị, giỏi quá <3

Câu ghép: "Tuổi thơ tôi gắn bó với cái ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu ao đàm mình khi chiều về". 

Có 2 vế câu.

hok tốt!!

17 tháng 3 2020

có 2 vế câu là "Tuổi thơ tôi ... trưa hè nắng oi ả" và"tôi từng lội,...khi chiều về"

AO LÀNG(1)  Làng có nhiều cảnh đẹp, luôn được nhắc đến trong đó có cái ao làng. Nó gần gũi với tất cả mọi người: già, trẻ, lớn bé. Nó có họ với cái đầm, hồ, kênh, lạch. Lại có ao rau muống, ao thả cá giống, ao rau cần, ao thả bèo, ao nuôi vịt, ao hoa sen, hoa súng...Nhưng được gọi là ao làng phải là những cái ao tương đối rộng, dùng cho tất cả mọi người đến tắm mát, giặt giũ, câu cá, gánh nước về...
Đọc tiếp

AO LÀNG

(1)  Làng có nhiều cảnh đẹp, luôn được nhắc đến trong đó có cái ao làng. Nó gần gũi với tất cả mọi người: già, trẻ, lớn bé. Nó có họ với cái đầm, hồ, kênh, lạch. Lại có ao rau muống, ao thả cá giống, ao rau cần, ao thả bèo, ao nuôi vịt, ao hoa sen, hoa súng...Nhưng được gọi là ao làng phải là những cái ao tương đối rộng, dùng cho tất cả mọi người đến tắm mát, giặt giũ, câu cá, gánh nước về nhà.

(2)  Ao làng thường có một hoặc hai cái cầu ao bằng gỗ hoặc bằng tre bắc ra đến gần giữa mặt ao. Lại có những bệ đá hoặc bệ gạch xây đến sát mặt nước. Bên góc bờ ao thường có cây vối hoặc cây sung. Cây vối cho ta những lá vối. Người ta mang thứ lá đó về ủ rồi nấu thành nước vối. Đó là loại nước trà bình dân được mọi người ưa chuộng. Cây sung với thân xù xì, nghiêng cành lá, chùm quả xuống mặt ao. Thỉnh thoảng lại có những quả sung chín rơi xuống ao làm toả ra những vầng nước. Những chú cá rô xô nhau đến, tranh cướp, rỉa đớp những quả sung. Lúc này chẳng khác gì cái cảnh hai đội tranh cướp nhau một quả bóng trên sân bãi vậy. Ớ góc ao lại được dựng lên một giàn tre nứa để cho những cây mướp leo lên, nở những bông hoa tươi làm cho ong bướm bay đến rập rờn. Cạnh đó là giàn bầu có những quả dài ngoẵng như muốn chảy xuống ao.. .Tất cả những cái đó làm nên một bức tranh phong cảnh nhiều màu sắc.

(3)  Bờ ao cũng là nơi mọi người gặp nhau, trò chuyện, vui đùa ...Một vài cô gái gánh lúa ngang qua, đặt gánh trên bờ, xuống ao dùng nón múc nước uống, soi mình xuống ao, vuốt tóc...

(4)  Thỉnh thoảng, một đám cưới đi quanh bờ ao, bóng người nối theo nhau ngã xuống ao trông rất lạ và vui mắt.

(5)  Các em bé rất thích ngắm cái ao làng nhưng các em được người lớn cho biết là không được đến sát gần ao, sợ bị ngã xuống , chết đuối. Chúng đành đứng xa một chút mà ngắm cái ao. Và cái ao làng đã in sâu vào đầu óc các em từ nhỏ.

Lý Khắc Cung

CÂU 8. Tìm trong bài 2 cặp từ trái nghĩa.

2