K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2016

Trước hết, điểm nổi bật trong thơ Bà Huyện Thanh Quan là nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" với ngôn ngữ thật quý phái mà đượm buồn. Ở cả hai bài thơ, ta đều bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày. Cảnh đèo Ngang bóng xế tà tịch mịch, rồi cảnh trời bảng lảng bóng hoàng hôn. Nếu chứng kiến cảnh hoàng hôn ấy, có lẽ ai cũng có tâm trạng buồn, cảm nhận cái buồn chứ không riêng gì với nhà thơ nữ nhạy cảm như Bà Huyện Thanh Quan. Ở đây, sự vật lại quá vắng vẻ, hoang lạnh, cô đơn. Nếu ở Đèo Ngang, tác giả chỉ thấy:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

thì ở cái buổi chiều hôm nhớ nhà ấy cũng vẫn hoang vắng đến lạnh lùng:

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Đó là âm thanh duy nhất gợi cho ta cảm giác rõ rệt về âm thanh. Ta nghe thấy tiếng ốc nhưng nó lại quá xa xôi: xa đưa, lúc nhặt lúc khoan nghe càng buồn tẻ. Cái âm thanh đó chỉ làm sâu thêm nỗi lạnh lẽo của bà Huyện. Ở cả hai bài thơ, ta cùng bà Huyện chỉ thấy, chỉ nghe được cái quang cảnh buồn vắng ấy, cái âm thanh mơ hồ ấy, gợi một nỗi u hoài mênh mang.


 

19 tháng 10 2016

Khi đã nhắc đến Bà Huyện Thanh Quan, chắc hẳn các bạn không thể bỏ qua bài thơ Qua Đèo Ngang được ra đời lúc Bà đi nhận chức :

       Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.

       Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

       Lom khom dưới núi tiều vài chú.

       Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

....................

Bài thơ trên được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật. Những câu thơ trên cho ta thấy cảnh Đèo Ngang vào buổi xế tà. Đây là lúc gia đình, tất cả các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy vui vẻ bên bữa cơm gia đình. Nhưng, Bà Huyện Thanh Quan lại đứng giữa một thiên nhiên bao la rộng lớn, cỏ cây, hoa lá chen chúc nhau. Tác giả đã rất khéo léo miêu tả cảnh thiên nhiên rộng lớ, con người ít ỏi qua 2 từ láy " lom khom " và " lác đác ". Để cho câu thơ, cho bài thơ thêm giá trị biểu cảm, bà còn sử dụng số từ như " vài " và " mấy ", nghệ thuật đảo ngữ. Lúc này, con người đứng giữa một thiên nhiên rộng lớn, bát ngát, thật heo hắt, ít ỏi, leo lắt. Tình cảnh cô đơn, lạnh lẽo giữa hoàng hôn. Các từ ghép " đau lòng " và " mỏi miệng " làm cho sự nhớ thương da diết được tăng lên.  Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ?   

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
30 tháng 1 2018

a. Tả cảnh ngụ tình là tả thông qua bức tranh thiên nhiên để gửi gắm tình cảm, thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình

b. "Một mảnh tình riêng": nói lên sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trong không gian "trời, non, nước"

Tham khảo

1 : Trong hai bức chân dung thì bức Thúy Kiều nổi bật hơn , vì ở nhiều đoạn thơ tả cho ta thấy hình ảnh Thúy kiều đẹp khuynh nước , khuynh thành đến "Hoa ghen,liễu hờn"

"Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

"Sắc đành đòi một"

ngoài sắc ra Kiều còn có tài :

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

2.

*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...
đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .
*Tám câu cuối vừa là cảnh vừa là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. Nỗi buồn trào dâng, lan tỏa vào thiên nhiên như từng đợt sóng. Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng à điẹp khúc của tâm trạng, diễn tả nỗi buồn chồng chất trong lòng Kiều. Từ láy "thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm" giàu sức biểu cảm, cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi bơ vơ, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ quê nhà da diết. Cánh hoa trôi man mác là nỗi cô đơn, buồn cho thân phận lênh đênh vô định. Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh gợi nỗi lo lắng trước cuộc sống hiện tại vô vị, tẻ nhạt, tương lai mịt mờ, bế tắc. Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng khiến Kiều bàng hoàng, lo sợ trước dông bão cuộc đời. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đoạn thơ thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.  
1 tháng 2 2019

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.

– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.

– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.

– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.

=> Đây là bài thơ hay của tác giả Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự buồn, hoài cảm, nỗi niềm vào bài thơ của chính nhà thơ, được tác giả thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật, sử dụng từ ngữ một cách tài tình và tinh tế. Các em học sinh hãy đọc thật kĩ nhiều lần để hiểu hơn giá trị của việc sử dụng nghệ thuật và tâm sự sâu kín của chính nhà thơ.

Tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.

Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Về nội dung của bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

+ Thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật của Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.

+ Khung cảnh đèo ngang trong buổi chiều tà hùng vĩ nưng hoang sơ, buồn, tiêu điều, xơ xác đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, sâu thẳm mang nặng nỗi sầu nhân thế mà không thể chia sẻ cùng ai của nhà thơ Bà Huyện Than Quan.

Về nghệ thuật :

+ Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

+ Sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như: phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, chơi chữ, tương phản, từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm

+ Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả: đối ý qua tâm trạng: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.Khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương

Đối thanh qua lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình: cuốc cuốc= quốc= nước; gia gia= nước nhà.

+ Thể thơ đường luật được sử dụng đầy điêu luyện

 Tháng Mười 17, 2018
4 tháng 6 2019

Nghệ thuật:

- Vận dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ.

- Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại.

- Ngôn từ giản dị, trong sáng toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác.

- Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ . Thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với dân, với nước.

14 tháng 12 2021

haizzzzzzzzzz

biết đáp án nhưng đã quá muộn