Nêu vòng đời và mức độ gây hại đến sức khỏe con người của trùng kiệt lị và trùng sốt rét?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
* Trùng kiết lị :
Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột
+ Cấu tạo : cơ thể đơn bào, gồm 1 khối chất nguyên sinh lỏng và nhân , chân giả rất ngắn
+ Dinh dưỡng :
• Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ, nuốt hồng cầu để tiêu hóa
• Bào xác trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây bệnh kiết lị
=> Đó là những đặc điểm giúp trùng kiết lị thích nghi với đời sống kí sinh
- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
- Trùng sốt rét có vật truyền bệnh trung gian là muỗi Anophen. Trùng sốt rét kí sinh gây bệnh sốt rét. Ngày nay bệnh này đã có biện pháp để chữa khỏi nhưng vẫn phải phòng bệnh
+) Trùng kiết lị:
1-Bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào cơ thể con người(ruột)
2-Trùng kiết lị ra khỏi bào xác
3-Nuốt hồng cầu và tiêu hóa chúng
4-Sinh sản thêm
+)Trùng sốt rét:
1-Trùng sốt rét theo muỗi Anôphen vào máu con người
2-Chúng ăn chất nguyên sinh bên trong hồng cầu
3-Sinh sản vô tính ra thêm
4-Phá vỡ hồng cầu để ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới
Trùng kiết lị:
- Gây đau bụng.
- Đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi,....
Trùng sốt rét:
- Gây bệnh sốt rét cách nhật.
- Gây thiếu máu,da xanh,môi thâm,....
Đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh là:
- Mắt và cơ quan di chuyển tiêu giảm.
- Giác bám phát triển.
- Cơ quan tiêu hóa phát triển.
- Cơ quan sinh dục phát triển.
1. Di chuyển:
Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
Quá trình lấy thức ăn tiêu hóa và thải bã:
- Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng.
- Tiêu hoá: Thức ăn-> Miệng -> Hầu -> Không bào tiêu hoá -> Biến đổi nhờ enzim -> chất dinh dưỡng ngấm vào chất nguyên sinh.
- Bài tiết (Quá trình thải bã): Chất thải được đưa đến không bào co bóp -> lỗ thoát ra ngoài cơ thể.
-> Như vậy ở trùng giày đã có sự phân hóa chức năng ở từng bộ phận
2.- Trùng kiết lị gây ra bệnh kiết lị.
- Triệu trứng: Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày.
mình chỉ biết làm 2 câu đầu thôi, chúc bạn học tốt!
Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.