ke ve mot chuyen vui sinh hoat(nhu nhan lam nhat gan......)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình kể về người thân nha bạn
Bài làm
"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".
Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.
Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.
Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người.
Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ
Sao ko có kể về bạn thân đi, sao ko có tả ông già ăn xin!!!!!
Trước đây, em vẫn bị mọi người trong nhà gọi là thỏ đế. Em sợ đủ mọi thứ, cái bóng đen của mình hắt lên tường cũng sợ. Vì cái tính nhút nhát mà bao nhiêu chuyện cười đã xảy ra với em.
Một lần, mẹ sai em đem một gói quà sang nhà bác Hà ở đầu ngõ. Nhà em ở cuối ngọ, lại ngại đi bộ nên em dắt xe đạp ra. Sau khi trao tận tay bác gói quà, em vui vẻ chào bác rồi ra về. Đường hơi tối, lại không có đèn nên em rất sợ. Xung quang các bụi rậm mọc nhiều, ve kêu ra rả làm em sợ hơn. Bỗng một cái bóng trắng vụt qua một bụi cây và bám theo xe em. Rm hơi chao đảo tay lái, suýt ngã. Rm càng cố đạp nhanh, cái bóng trắng ấy lại càng đuổi theo rất sát. Mồ hôi túa ra ướt hêt áo. Em phải mất mười lăm phút mới về tới nhà, vì đường xa và cũng vì sợ nữa. Em xuống xem. Tự nhiên, cái bóng trắng không còn thấy đâu nữa. Em chỉ thấy con Mi Lu nhà bác Liên bên cạnh vẫy đuôi mừng rỡ đằng sau xe. Em chợt hiểu ra: Con Mi Lu đi chơi, thấy em phóng xe qua, nó liền bám theo để về nhà. Lông nó trắng, lại thêm bóng đen của cây cối nên em tưởng nhầm là ma. Em mắng yêu:
- Mi Lu! Mày làm tao sợ hết cả hồn. Từ sau, đừng có đi chơi vào buổi tối nữa nhé!
- Con cún nhỏ dụi đầu vào chân em rồi chạy về nhà. Sau lần ấy, em bị cả nhà cười vì tính nhát gan. Tuy bây giờ em không còn nhút nhát nữa, nhưng biệt danh Thỏ đế vẫn còn mãi với em.
Một hôm lớp học tôi bỗng xôn xao vì một chuyện lạ. Đầu tiên không ai để ý gì cả, nhưng dần dần mọi việc đã quá rõ. Thằng Tí là người luôn đi học sớm. Điều này lạ hoắc vì chưa bao giờ nó siêng năng như vậy. Khi đi học, nó còn không thèm gọi tôi. Nhiều lần lặp lại liên tiếp thế là tôi ráng dậy sớm để đi theo rình nó. Nó giở trò gì đây, tôi chẳng biết. Nó chỉ cắm cúi đi.
Khi đến lớp, nó nhảy xổ đến bàn cô giáo nhặt một cái gì đó rồi đi về bàn mình, cầm cái vật nho nhỏ trong tay, nó cứ cười miết. Hỏi cười cái gì nó cũng không nói.
Tôi kể mọi chuyện cho tụi bạn nghe. Thế là cả bọn chúng tôi quyết định sẽ đến sớm hơn. Nhưng thật không may, khi đến lớp đã thấy nó chễm chệ cười cười, không nói. Hôm sau tụi tôi đến sớm hơn, vẫn thấy nó ngồi cười cười. Nó luôn đến trước. Mãi cả tuần sau tôi mới được hân hạnh là người đầu tiên.
Trên bàn cô giáo là một gói giấy nhỏ. Khi mở ra bên trong có một viên kẹo, chẳng biết ai đã để ở đây và để khi nào. Tôi vừa lột viên kẹo bỏ vào miệng thì vừa lúc thằng Tí xông vào.
Tôi hét to:
- Tao biết bí mật của mày rồi.
Thằng Tí bĩu môi:
- Tao đã ăn được những hai mươi viên.
- Nhưng ai để lại vậy?
- Tao không biết.
Giờ ra chơi tụi bạn bu quanh tôi hỏi:
- Cái gì vậy?
Tôi nhìn thằng Tí rồi cười cười. Bọn chúng tức điên lên, hỏi mãi tôi cũng chỉ cười cười. Làm sao có thể cho bọn chúng biết được điều bí mật ngọt ngào này được.
Cách vài hôm, lại thêm một đứa mới biết điều bí mật. Chúng tôi cứ nhìn nhau cười cười... Rồi dần dần lớp chúng tôi ai cũng biết điều bí mật. Chúng tôi đã phân công nhiều ổ mai phục, nhưng cuối cùng chẳng thu được kết quả gì. Luôn luôn, vào sáng sớm trên bàn cô lại xuất hiện một viên kẹo.
Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ là cô giáo Hà. Nhưng không phải. Cô luôn ra khỏi lớp khi trong phòng vẫn còn chúng tôi. Vậy thì ai? Nghĩ mãi vẫn không ra.
Một hôm tôi ngồi lì trong lớp, định ngồi đến sáng để chờ người lạ mặt, nhưng vì đói bụng quá đành ôm sách về. Rồi tôi chợt nghĩ lại tại sao mình không gởi lại cho người lạ mặt đó một lá thư. Thế là tôi viết ngay: “gởi người lạ mặt, anh là ai vậy, có thể cho tôi biết được không?”
Hôm sau tôi vào lớp sớm, trên bàn vẫn như thường lệ có một viên kẹo gói trong tờ giấy nhỏ. Không có lá thư trả lời, còn lá thư của tôi thì biến mất. Chứng tỏ người lạ mặt đã lấy nó đi.
Tôi suy nghĩ lung tung lắm. Tại sao người lạ mặt không trả lời tôi. Một ý định khác chợt đến với tôi, tôi sẽ là người lạ mặt. Tại sao không chứ? Tôi cũng làm được vậy.
Hôm đó tôi giấu một quả ổi to tướng trong cặp. Đợi tụi bạn đi học về hết, gói nó lại bằng một tờ báo rồi đề chữ lên: “Tôi - người lạ mặt - có món quà nhỏ tặng người đến sớm.”
Hôm sau nghe tụi bạn kháo nhau:
- Đến hai người lạ mặt. Một người để trái ổi, một người để viên kẹo.
Hôm sau nữa bỗng xuất hiện ba người lạ mặt, rồi bốn, rồi năm, rồi sáu, rồi bảy... Bây giờ chúng tôi vỡ lẽ ra rồi. Người lạ mặt đang ở trong lớp. Những buổi đi học về, đứa này cứ nhìn đứa kia nấn ná không muốn rời lớp. Chúng chính là kẻ lạ mặt.
Nhưng người lạ mặt đầu tiên là ai, vẫn không biết.
Nhưng buổi sáng đi học sớm, chúng tôi những người lạ mặt - người lạ mặt này ăn món của người lạ mặt kia. Lâu lâu trong món quà kèm theo câu hỏi rất vui. Và chúng tôi ngầm thỏa thuận những câu hỏi bằng những món quà. Nhưng chúng tôi vẫn ấm ức một điều, ai là kẻ lạ mặt đầu tiên?
Tôi kể chuyện này cho bố nghe. Bố nói:
- Đó mới là điều bí mật. Trong mỗi người bạn của con đều có điều bí mật và một món quà, đúng chưa? Khi biết món quà của ai ta sẽ yêu người đó, mà không yêu những người khác. Khi nhận món quà không biết ai gởi, con sẽ yêu tất cả những người con vừa quen. Vì biết đâu, một trong số họ đã gởi món quà đó, chúng ta không nên biết người lạ mặt để làm gì, đó cũng là điều hay...
Tôi đi học và tôi biết, mỗi buổi sáng luôn có một người bạn nào đó, tặng tôi một món quà. Bạn có thấy điều đó thú vị không? Bạn hãy tưởng tượng đi. Những người xung quanh ta đều có thể là người lạ mặt. Và tất nhiên trước khi đi học về, bạn hãy nhớ quên một cái gì đó. Và bạn sẽ thấy, người lạ mặt từ từ xuất hiện thật nhiều cho đến lúc tất cả chúng ta đều là người lạ mặt.
Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
_ Khuôn mặt ( trái xoan,.....)
_ Nụ cười ( rạng rỡ,.....)
_ Ánh mắt ( nghiêm khắc,.....)
_ Mái tóc (....................)
_ Nước da ( trắng,..................)
b) Tả tính tình, hoạt động:
_ Hoạt động hằng ngày
_ Tính tình
_ Mẹ đã giúp đỡ trong hđ
_ Ngiêm khắc
Kết bài:
Cảm xúc tình cảm
3)
Mở bài:
– Giới thiệu người bạn thân của em.
– Mối quan hệ hiện nay giữa em với bạn.
Có thể dẫn thơ''Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thoong bạn bè''
Thân bài.
1. Kể chuyện gặp gỡ và kết bạn.
– Hoàn cảnh gặp gỡ.
– Chuyện làm quen, kết thân.
2. Kể một mẩu chuyện về tình cảm của bạn đối với em.
3. Kể một mẩu chuyện về bạn với các bạn khác hoặc với thầy cô giáo.
4. Kể một mẩu chuyện về bạn với cha mẹ.
Kết bài:
– Tình cảm của em đối với bạn.
– Những mong ước về tình bạn.
MB: Giới thiệu về đối tượng ( mẹ )
TB :
_ Hình dáng
_ Khuôn mặt
_ Mái tóc ===> 7 cái đầu tiên phải lồng cảm xúc, suy nghĩ, biểu cảm
_ Nước da
_ Nụ cười
_ Đôi bàn tay
_ Ánh mắt , đôi mắt
Tả hđ , tính cách:
+ đảm đang
+ công việc
+ trang phục
+ cánh nói chuyện hoặc khi mẹ nghiêm khắc...
KB: Cảm nghĩ chung và cảm xúc
Chúc bạn học tốt!
a.Mở bài.
-Người bạn cùng xóm tên là Phương sống với nhau từ thuở nhỏ.
-Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b.Thân bài.
-Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Phương rất vui tính)
-Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như : trèo cây, câu cá, bắn chim.
-Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
-Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau : tập nhật kí của Phương và chiếc bút « Kim Tinh » của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c.Kết bài.
-Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Phương
Đề 1:
Chắc bạn đã tới thăm Hồ Tây? Bạn có còn nhớ huyền thoại về hồ Xác Cáo, về huyền tích Trâu Vàng? Bạn đã đến thăm hồ Ba Bể lần nào chưa, nhưng chắc bạn còn nhớ câu hát của bà, lời ru của mẹ:
"Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có Hồ Ba Bể, có nàng áo xanh". (Ca dao)
Lần này, xin mời bạn đến tham quan hồ thủy điện Thác Bà của quê hương mình nhé. Nước ta hiện nay có hàng chục nhà máy thủy điện, tương lai sẽ có đến hàng trăm. Nhà máy thủy điện Thác Bà tuy công suất còn khiêm tốn, nhưng nó là đứa con cả của thủy điện Việt Nam đấy các bạn ạ!
Hồ Tây chỉ rộng có 535 mẫu tây thì hồ thủy điện Thác Bà rộng tới hàng hai vạn bốn nghìn héc ta, chứa trong lòng nó 1301 hòn đảo đấy nhé. Khi trời nổi gió, những lớp sóng cồn cao tới hai, ba mét. Đáy hồ ngày nay là một khúc của con sông Chảy ngày xưa đấy. Năm 1973, lần đầu tiên nhà thơ Quang Dũng khi đến thăm Thác Bà đã ngưỡng mộ ngợi ca là " Đại hồ trên cao nguyên".
Thăm thủy điện Thác Bà, thú nhất là ngồi ca nô du lịch, đến chơi nhà nổi của đội cá Mông Sơn. Xung quanh nhà nổi là mấy chục con thuyền, ca nô và bè cá. Trong nắng chiều, những cheo lưới, vàng lưới phơi trên những con sào dài, bay nhấp nhánh trong nắng lụa. Ngư phủ là những chàng trai tuổi ngoài hai mươi, bắp tay bắp chân cuồn cuộn, ngực nở vòng cung như đô vật, có thể bơi hàng giờ từ đảo này qua đảo khác, vượt qua vài cây số như chơi.
Bình minh đi chơi hồ, du khách có cảm giác chiếc ca nô như được lướt trên một mặt nước thủy ngân để lại phía sau một luồng sóng vàng cuồn cuộn. Gió mát rượi như muốn nâng hồn người bay lên.
Tháng 7 tháng 8, hồ Thác Bà thường có nhiều gió xoáy và những cơn dông bất chợt. Sóng lượn qua những đảo, cuồn cuộn dâng lên ào ào có thể lật úp những ca nô, những thuyền đánh cá trong chớp mắt. Độ nửa giờ sau, mưa tạnh, mặt hồ lại êm ả xanh lơ. Những núi đảo gần xa như hàng trăm chiếc nấm khổng lồ màu nâu thẫm hiện ra giữa mênh mông trời nước.
Mùa thu thì ở hồ nào cũng đẹp. Hồ Thác Bà đêm thu rất đẹp. Trăng sáng vằng vặc, muôn ngàn vì sao nhấp nhánh soi xuống lòng hồ. Trời trong xanh, nước trong xanh, bao la mênh mông. Du khách như cảm thấy mình đang bồng bềnh trôi giữa cõi thiên hà bát ngát. Nước hồ Thác Bà làm cho làn da dịu lại, rì rầm vỗ vào vách đảo, vách núi. Cái âm thanh ấy hòa cùng tiếng mõ rừng chiều, tiếng xe trâu...trên đoạn đường Lục Yên Châu nào vọng tới, vừa quen vừa lạ.
Những ngày mưa lũ, cây cối, củi cành cuồn cuộn trôi về. Mặt hồ dâng cao ba bốn mét. Nước hồ đã ngả sang màu đục vì thác, suối đang bào mòn đất đỏ, đất vàng đổ vào hồ. Những đàn cá đang về theo củi, cành lá rừng và bọt nước. Săn cá lũ là hoạt động hào hứng nhất của anh chị em đội cá Mông Sơn. Dậy từ lúc gà gáy. Dầm mưa suốt cả ngày. Cá từng đàn, từng đàn, như nước mã hồi về phía hạ nguồn.
Những đàn chiên, măng nheo, anh vũ, mè, trôi, trắm, chép đang từng đàn cuồn sóng lên mà xuôi. Bầy cá chiên, có cái đầu to như quả dừa, thịt vàng tựa lòng đỏ trứng gà, thơm ngon, rắn chắc mà đậm, bùi. Những con cá quất có hai cái râu như hai chiếc ăng - ten, có con to một hai yến, hai cái ngạnh màu vàng nhọn hoắt chĩa về phía trước, trông như một tên thủy tặc! Những con cá trắm cỏ, cá mè hoa, có con nặng đến hàng yến...là nguồn lợi lớn về thủy sản bấy lâu nay trên "đại hồ cao nguyên".
Đề 2
Vào giữa năm học lớp sáu chúng tôi được nhà trường báo là sẽ có cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi khá lo lắng vì cô giáo chủ nhiệm còn là cô giáo dạy văn mà tình hình học văn của chúng tôi cũng khá kém thế nên những buổi sinh hoạt lớp chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi đây
Đầu tuần chúng tôi cũng đã có những tiết học văn đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi nhận xét cô là một giáo viên giỏi cô dạy rất hay và cô cũng rất hiền. Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì về chuyện đó cả khiến chúng tôi càng cảm thấy lo lắng về buổi sinh hoạt lớp đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới.
Hôm ấy như thường lệ là tiết cuối cùng của ngày thứ bảy nên chúng tôi ở lại để sinh hoạt lớp. Đối với chúng tôi đây là một giờ khá căng thẳng nên chúng tôi khá lo sợ. Một lát sau khi cô giáo đã họp với nhà trường về những việc cần làm trong tuần tới, cô giáo lên lớp để bắt đầu buổi sinh hoạt lớp.
Đầu tiên cô cho gọi các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa qua. Các bạn tổ trưởng bạn nào bạn ấy đều rất nhanh nhẹn báo cáo cho cô. Nói chung tình hình học tập của lớp tôi khá là tốt. Đến phiên bạn tổ trưởng nhận xét thì bạn nói lớp có bạn An của tổ chúng tôi xin nghỉ đã hai ngày nay do bạn phải đi viện. Sau phần báo cáo của bạn lớp trưởng cô có vẻ khá lo lắng cô nói hôm sau cô và chúng tôi sẽ đến nhà bạn động viên để bạn sớm phục hồi sức khỏe để nhanh chóng đi học lại. Nghe cô giáo nói đứa nào cũng đồng tình với cô và hứa sẽ đến thăm bạn. Sau phần phổ biến tình hình vừa qua của lớp cô đánh giá lại một lần nữa những ưu khuyết điểm của chúng tôi. Cô không khắt khe phạt nặng chúng tôi mà cô dùng những lời lẽ quan tâm hỏi thăm chúng tôi tại sao lại để tình trạng đó xảy ra. Trước những cử chỉ ấy của cô chúng tôi cảm thấy mình thật có lỗi vì đó chỉ là những việc đơn giản thôi mà chúng tôi lại không để ý.
Sau đó cô triển khai những công việc mà chúng tôi phải làm trong tuần tới. Khi cô nói đến tuần tới trường ta sẽ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ để chào đón ngày 20/11 cả lớp chúng tôi ùa lên thích thú. Chả là chuyện văn nghệ thì lớp chúng tôi thích lắm vì lớp có rất nhiều bạn mà chúng tôi hay gọi là giọng ca vàng mà. Cô thấy lớp tôi rất sôi động về vấn đề này nên cô cũng rất thích thú, cô nói mỗi tổ hãy chọn một bạn hát hay nhất để biểu diễn cho cả lớp xem thử để lấy biểu quyết. Thế là buổi sinh hoạt lớp càng sôi động hơn chúng tôi đứa nào đứa đấy mặt cũng hớn hở chọn ra giọng ca mà mình thích nhất. Cô cũng thường xuyên nhắc lớp giữ trật tự chút để lớp khác sinh hoạt, mỗi lần như thế chúng tôi lại im phăng phắc nhưng cũng chỉ một lát sau là đâu lại vào đấy cả. Cô đi đến từng tổ hỏi chúng tôi đã chọn ra ai thích hợp chưa. Khoảng mười lăm phút sau những giọng ca vàng của mỗi tổ đã lên biểu diễn. Bạn nào hát cũng hay, sau mỗi tiết mục của mỗi bạn là tiếng hò reo của cả lớp khiến cho không khí lớp chúng tôi càng sôi nổi hơn. Cuối cùng bạn được bình chọn nhiều nhất là bạn Dung bạn hát bài bụi phấn quả thật rất hay và rất ấm áp. Cô giáo cũng đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi đồng thời cô cũng nhắc nhở Dung là về phải tập hát thêm nữa để có thể dinh quà về cho lớp, Cô cũng nhắc bạn sắp đến ngày biểu diễn rồi nên cần phải giữ giọng để biểu diễn cho thật tốt.
Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn. Bên cạnh đó những buổi sinh hoạt như thế đã khiến chúng tôi hiểu rất nhiều về cô hơn và cũng khiến lớp chúng tôi củng cố được tinh thần đoàn kết hơn.
Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.
Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.
Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.
Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.
Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.
Lê Thánh Tông là con vua Lê Thái Tông và bà phi Ngô Thị Ngọc Dao.
Ông lên làm vua năm 18 tuổi, đã trị vì đất nước 38 năm, hai lần đổi niên hiệu. Quang Thuận và Hồng Đức.
Lê Thánh Tông là bậc minh quân, thánh đế. Nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông trở thành một quốc gia thịnh trị, thái bình. Được mùa liên tiếp nhiều năm, nhân dân sống ấm no, yên vui, hạnh phúc:
"Nhà nam nhà bắc đều no mật
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.
(Vịnh năm canh)
Vua chia nước ta thành 12 đạo, sau gọi là 12 thừa tuyên; mỗi thừa tuyên có nhiều phủ, huyện, châu, tổng, xã. Việc quốc phòng, quân đội được đặc biệt: coi trọng. Thủy quân được đóng mới chiến thuyền, bộ binh được tăng cường thêm nhiều voi trận và chiến mã. Quân đội được chia thành 5 phủ đô đốc và 1 đạo: ngoại và nội. Quân đội vừa thay phiên nhau cày ruộng và tập luyện. Năm nào cũng tổ chức diễn tập trên quy mô lớn.
Nhà vua khuyến khích nghề nông, nghề chăn nuôi, phát triển nghề trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và nhiều nghề thủ công khác. Sưu thuế được giảm nhẹ.
Dưới triều đại Lê Thánh Tông, việc học được coi trọng và mở mang.
Các khoa thi Tiến sĩ kén chọn được nhiều nhân tài lỗi lạc.
Tên tuổi Lê Thánh Tông gắn liền với Bộ luật Hồng Đức. Vua nói: "Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo". Năm 1464, vua hạ chiếu minh oan cho vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là một con người "lòng sáng tựa sao Khuê".
Lê Thánh Tông là một ông vua rất hiếu học và siêng năng, cần mẫn:
"Trống dời canh, còn đọc sách,
Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu".
Vua để lại nhiều thơ văn chữ Hán và chữ Nôm rất đặc sắc. Vua đã sáng lập ra Hội thơ gọi là Tao Đàn, gồm có 28 thi sĩ, tôn vinh là "nhị thập bát tú" (28 ngôi sao) do nhà vua đứng đầu, tự xưng là "Tao Đàn nguyên súy".
Lê Thánh Tông là ông vua vĩ đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn ca "Lịch sử nước ta" có viết:
"Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành".
Thằng Nam hôm nay đến lạ. Vốn là một tên lắm mồm, nhiều lời, không lúc nào ngồi yên một chỗ mà giờ im thin thít. Hay là có chuyện gì xảy ra với cu cậu? Không, có lẽ cậu chàng lại nghĩ ra trò mới đây. Để rồi xem. Thế là tôi có cớ quan sát nó. Hình như nó có điều hơi khác. Nó ôm má, rên khe khẽ đủ để thằng bạn ngồi kế bên như tôi nghe thấy: “Trời ơi! Đau răng quá!”. Úi giời, tưởng chuyện gì, hoá ra nó đau răng. Mà cũng nhờ cái điệu bộ đó của nó, tôi lại nhớ đến những chiếc răng của mình.
Chuyện xảy ra từ khi tôi học lớp hai, khi chiếc răng thứ mười một của tôi rụng. Chẳng hiểu sao tôi lại có một sở thích rất kì quặc: tôi lưu giữ tất cả những chiếc răng rụng của mình, coi nó như một vật báu vô giá. Tôi cất giữ chúng trong một cái lọ, đi đâu cũng không quên mang theo.
Lần đó, không hiểu ngẫu hứng thế nào, tôi lại mang lọ răng đó đến lớp và mang ra khoe với mấy thằng bạn thân. Đứa nào cũng ngạc nhiên nhưng lại có đứa cho tôi là “ấm đầu” nên mới làm cái điều điên rồ, dơ bẩn ấy. “Ai lại lưu giữ răng đã rụng bao giờ?”. Mặc kệ chúng nó, miễn tôi thích là được. Và thế là tôi vẫn trân trọng mấy chiếc răng của mình. Tôi cất vào túi quần và tiếp tục 3 tiết học. Đến giờ ra chơi tiết học thứ tư, theo thói quen, tôi đưa tay vào túi sờ lọ răng. Nhưng trời ơi! Nó đâu rồi? Tôi vô cùng hoảng hốt. Tôi lục tung cả cặp sách lẫn ngăn bàn mà vẫn không thấy lọ răng đâu cả. Quay sang nhìn mấy đứa ngồi cạnh, thấy chẳng có gì khả nghi. Tôi chui xuống gầm bàn tìm lọ răng. Đầu tôi mấy lần cộc vào gầm bàn, nhưng mặc, tôi chẳng bận tâm. Mấy đứa ngồi gần tôi thấy tôi tìm kiếm dưới đó hỏi khẽ:
- Có cái gì dưới ấy mà cậu tìm hoài vậy?
Tôi chẳng cần nói với bọn này làm gì bởi tôi biết có nói chúng nó cũng không giúp được mà có khi còn chế giễu thêm nữa. Tôi cứ thản nhiên như điếc, tiếp tục tìm lọ răng. Nhưng nghĩ thế nào, tôi hỏi khẽ thằng Quân:
- Cậu có vô tình nhìn thấy lọ răng hồi nãy của tôi đâu không?
Nó trợn tròn mắt nói:
- Răng cậu, cậu giữ. Tôi biết đâu được.
Biết ngay mà, không trông chờ gì lũ bạn này. Chúng nó chỉ được cái chọc ngoáy người khác là nhanh. Rồi từ miệng thằng Quân, chuyện tôi mất lọ răng nhanh chóng được truyền tai nhau đi khắp lớp. Vừa tức, vừa thất vọng. Đang thất vọng, bỗng tôi nghe thấy có tiếng cu Hoàng: “Đây! Đây! Duy ơi!”. Các bạn có biết tôi vui cỡ nào khi nghe mấy tiếng đó không? Tôi nhồm dậy quên cả đang ở gầm bàn, miệng hỏi luôn:
- Đâu? Đâu?
Không một lời đáp lại. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đã bị lừa. Đúng là bọn đáng ghét. Thể nào cũng có lúc tôi chơi lại bọn này cho biết tay. Tôi tức nghẹn, xuýt khóc nhưng vẫn cố gắng nuốt nước mắt vào trong và hi vọng sẽ tìm lại được mấy chiếc răng rụng ấy.
Trống trường đã điểm, cô giáo bước vào lớp để bắt đầu tiết học. Các bạn đã đứng dậy chào cô từ bao giờ, chỉ riêng tôi vẫn lúi húi dưới gầm bàn tìm lọ răng. Thấy tôi không đứng dậy chào, cô giáo hỏi:
- Duy ! Em làm gì vậy? Sao lại không chào cô?
Nghe cô gọi, tôi giật mình khiến đầu lại đập vào gầm bàn. Thế rồi tôi oà khóc, đứng dậy trả lời cô:
- Thưa cô…Em…Em …bị mất …răng ạ!
Cả lớp khúc khích cười. Cô giáo nghiêm khắc dẹp yên và ân cần nói với tôi như để an ủi:
- Mất gì thì bình tĩnh tìm chứ sao em phải khóc.
Biết là cô chưa hiểu ý mình, tôi cố thanh minh:
- Không phải thế đâu ạ, Cái đó em giữ từ lâu rồi nhưng khi đem nó đến lớp thì lại bị mất.
Rồi tôi khóc to hơn và cứ thế nức nở. Cô giáo lại nói:
- Có bạn nào nhìn thấy hay lấy của bạn thì trả cho bạn.
Rồi cô quay sang nói tiếp với tôi:
- Em để đâu, tìm lại xem nào!
Nghe lời cô, tôi đưa tay vào túi quần lục tìm lại. Trời ơi! Thì ra nãy giờ nó vẫn còn đây mà tôi cứ tìm đâu đâu. Tôi vui quá, cười rạng rỡ. Cả lớp không nhịn được cười và họ còn cười to hơn khi lúc này cô giáo mới biết vật tôi bị mất là mấy chiếc răng. Có đứa nói:
- Cậu đúng là kẻ hậu đậu và quái dị.
Tôi vừa mừng, vừa thẹn đỏ mặt. Lúc đó, tôi chỉ mong có cái lỗ nẻ nào dưới nền nhà để tôi độn thổ tránh cái nhìn chế giễu của mấy đứa bạn.
Các bạn biết không, từ lần ấy, tôi đã rút ra cho mình một bài học là phải cẩn thận dù là trong bất cứ việc gì và không nên khoe ai những bí mật riêng tư nữa.Cũng từ đó, tôi lại càng yêu và trân trọng hơn những chiếc răng của mình.