K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Nếu uống thừa nước sẽ gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.

- So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao sẽ có nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương tăng lên còn lượng máu đến cơ quan tiêu hóa giảm.

- Khi hoạt động thể thao, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng $O_2$ trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao $O_2$), hàm lượng $CO_2$ trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra $CO_2$), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương, đồng thời, gây co mạch máu đến cơ quan tiêu hóa làm giảm lượng máu đến cơ quan tiêu hóa để đảm bảo cung cấp đủ $O_2$ và đào thải kịp thời $CO_2$ cho các tế bào cơ xương hoạt động.

14 tháng 7 2023

(1) Đúng. Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng sẽ kích thích tiết hormone ADH dẫn đến nồng độ hormone ADH trong máu cao hơn bình thường.

(2) Đúng. Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH khiến giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho cảm giác khát nước tăng. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

(3) Sai. Ăn mặn thường xuyên khiến huyết áp và thể tích máu tăng, dẫn đến ức chế tuyến thượng thận tiết hormone aldosterone (nồng độ hormone aldosterone trong máu thấp hơn bình thường).

(4) Đúng. Ăn mặn thường xuyên khiến nồng độ Na+ tại ống thận tăng, dẫn đến ức chế thận tiết renin (nồng độ renin trong máu thấp hơn bình thường).

18 tháng 12 2016

1. máu

2. môi trường trong

3.hệ hô hấp

4. hệ bài tiết

5.môi trường trong

100% đúng đó bạn

18 tháng 12 2016

thanks

20 tháng 12 2016

máu/môi trường trong/hệ hô hấp/ hệ bài tiết/môi trường trong

11 tháng 1 2017

thank a lot

Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Có mấy loại tế bào máu (đặc điểm cấu tạo từng loại)?Câu 2. Trình bày chức năng: huyết tương; hồng cầu; bạch cầu (các hàng rào bảo vệ cơ thể và cơ chế hoạt động, miễn dịch); tiểu cầu (cơ chế động máu và các nguyên tắc truyền máu).Câu 3.a.      So sánh các loại mạch máu về cấu tạo và chức năng, đường đi của...
Đọc tiếp

Câu 1. Máu gồm những thành phần nào? Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Có mấy loại tế bào máu (đặc điểm cấu tạo từng loại)?

Câu 2. Trình bày chức năng: huyết tương; hồng cầu; bạch cầu (các hàng rào bảo vệ cơ thể và cơ chế hoạt động, miễn dịch); tiểu cầu (cơ chế động máu và các nguyên tắc truyền máu).

Câu 3.

a.      So sánh các loại mạch máu về cấu tạo và chức năng, đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

b.      Cấu tạo và chu kỳ hoạt động của tim, vị trí vai trò của van 2 lá, van 3 lá, van bán nguyệt.

Câu 4.

a.      Khái niệm: huyết áp, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp là 120/70 mmHg cho ta biết điều gì?

b.      Nêu tên một số bệnh tim mạch và biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch.

Câu 5.

a.    Khái niệm: hô hấp, sự thở, 1 cử động hô hấp. Kể tên và xác định trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người.

b.   Phân biệt: khí bổ sung; khí lưu thông; khí dự trữ; khí cặn.

c.    Quá trình hô hấp gồm mấy giai đoạn? Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người.

1
16 tháng 12 2021

Câu 1 : Máu gồm hai thành phầntế bào và huyết tương. Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nước.

1 tháng 12 2019

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng 1 và 5

Uống nhiều nước làm áp suất thẩm thấu máu giảm, giảm kích thích lên vùng dưới đồi, giảm tiết ADH, tính thấm ở ống thận giảm, tăng thải nước tiểu.

Uống nhiều nước làm tăng huyết áp, tăng áp lực lọc ở cầu thận, tăng thải nước tiểu

6 tháng 12 2021

Câu 1

Số lượng hồng cầu trong máu người tăng cao vì:

-Càng lên cao không khí càng loãng, hàm lượng O2 trong không khí giảm, trong khi đó nhu cầu O2 của con người không đổi, lượng máu trong cơ thể cũng chỉ 4-5 l, chả sinh ra thêm, vậy con người ta sẽ bị thiếu O2 để hoạt động. Khi đó cơ thể khắc tự điều chỉnh bằng cách thận tiết ra hoocmon đi tới tủy đỏ của xương khiến tủy xương sinh nhiều hồng cầu.

Câu 2:

- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.

=> Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:

+) Trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào .

+) Còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch

Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo ^ ^

6 tháng 12 2021

Tham khảo

Số lượng hồng cầu trong máu người này sẽ tăng cao vì: càng lên cao, không khí càng loãng, khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu giảm, mà nhu cầu oxi của cơ thể không thay đổi. Do đó, thận tiết ra một loại hoocmon kích thích tủy xương tăng sản sinh hồng cầu để tăng cường quá trình vận chuyển oxi đáp ứng nhu cầu của cơ thể

-Hồng cầu : vận chuyển khí O2 từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải. 

-Tiểu cầu:hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (thí dụ như bị cắt hay bầm tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành 'nút chặn vết hở'.

-Bạch cầu :đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể tránh xa những tác nhân gây các bệnh như nhiễm khuẩn , nhiễm độc,…

 

10 tháng 1 2021

mình nghĩ bạn nên viết hẵn câu trả lời để tránh CTV nghĩ rằng bạn đang spam ạ!