K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2016

-Gặp người lớn hay anh chị lớn hơn mình thì "Chào"
-Sống Tôn trong mọi người
-Không làm phiền họ
-Đối xử lịch thiệp

29 tháng 5 2017

Biểu hiện:

-Chào hỏi khi gặp người lớn tuổi hơn mình cho dù là bất cứ ai.

-Xưng hô, nói chuyện với người lớn phải thật lễ phép.

-Gọi dạ - bảo vâng.

-Đi đường phải ăn mặc thật lịch thiệp.

11 tháng 5 2022

trả lời giúp đi ạ

 

11 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Biểu hiện:

-Chào hỏi khi gặp người lớn tuổi hơn mình cho dù là bất cứ ai.

-Xưng hô, nói chuyện với người lớn phải thật lễ phép.

-Gọi dạ - bảo vâng.

-Đi đường phải ăn mặc thật lịch thiệp.

ý nhĩa:

-Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người

-Làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp cho các cá nhân dễ dàng hòa hợp hơn, cộng tác với mọi người dễ dàng hơn.

Những biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa là:

1. Nói năng lịch sự, tế nhị

2. Giọng nói vừa đủ nghe, không nói quá to hoặc quá nhỏ

3. Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp

5. Chăm chú lắng nghe khi người khác nói

4. Luôn chú ý tìm ra những điểm hay, điểm tốt của người khác để khen ngợi và học hỏi.

5. Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ

6. Biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ

7. Chân thành, cầu thị khi giao tiếp

8. Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp

9. Chào hỏi khi gặp gỡ

10. Biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.

11. Biết lỗi khi làm phiền người khác

12. Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác

17 tháng 12 2020

1. Nói năng lịch sự, tế nhị

2. Giọng nói vừa đủ nghe, không nói quá to hoặc quá nhỏ

3. Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp

4. Chăm chú lắng nghe khi người khác nói

5. Luôn chú ý tìm ra những điểm hay, điểm tốt của người khác để khen ngợi và học hỏi.

6. Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ

7. Biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ

8. Chân thành, cầu thị khi giao tiếp

9. Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp

10. Chào hỏi khi gặp gỡ

11. Biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.

12. Biết lỗi khi làm phiền người khác

13. Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác

13 tháng 1 2017

Câu 2: Mục đích học tập của em là:

- Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

- Làm cho thầy cô vui lòng.

- Bù đắp công ơn của cha mẹ.

- Trở thành người có ích cho đất nước, xã hội.

- Hoàn thiện bản thân.

+ Tác dụng của môn Toán: - Giups em tính toán nhanh hơn.

Hiểu thêm về nhiều định lí trong các bài toán.

- Hiểu thêm nhiều điều về xây dựng nhà ở, công trình.

+ Tác dụng của môn Văn:

- Học văn để trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

- Học văn hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống.

- Nâng cao phẩm giá, đạo đức của con người.

- Giup bản thân tự tin hơn trong giao tiếp.

11 tháng 12 2021

tham khảo

 

 => Nơi em ở là khu tập thể trung tâm thành phố, các hộ gia đình đều được công nhận là gia đình văn hóa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, chia xẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn. Động viên nhau thực hiện nếp sống văn minh như :

  + Giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi

  + Không mê tín dị đoạn

  + Treo cờ tổ quốc nhân dịp những ngày lễ lớn

  + Giữ gìn trật tự an ninh trong khu tập thể

  + Động viên con, em thi đua học tập tốt, làm nghĩa vụ quân sự khi có lệnh nhập ngũ

  + Không to tiếng với nhau khi có xích mích giữa các gia đình.

  + Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.\

 

- Việc làm đúng của bản thân em 

  + Ủng hộ đồng bào lũ lụt

  + Có ý thức giữ vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường sống

  + Tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang

+Trồng cây ở đường làng, lối xóm

13 tháng 11 2016

Giao tiếp có văn hóa giúp cho:

- Kĩ năng giao tiếp của con người được nâng cao.

- Làm lành mạnh cac mối quan hệ xã hội.

 

13 tháng 11 2016

hoạt động rất thường xuyên hằng ngày của con người trong bất cứ môi trường nào dù trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc của bạn thì kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng nó giúp chúng ta hiểu nhau và gắn kết với nhau hơn. Vì thế Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người.

25 tháng 2 2017

\(\Rightarrow\) Những biểu hiện trái với gia đình văn hóa:

+ Cha mẹ chỉ lo làm ăn không quan tâm giáo dục con cái đẩy con cái vào con đường hư hỏng.

+Trong gia đình, vợ chồng bất hòa, không chung thủy.

+Cha mẹ thiếu gương mẫu (trong làm ăn, trong quan hệ với xóm giềng, mắc những thói xấu . . .).

+Bạo lực gia đình.

+Mọi người thiếu quan tâm, yêu thương, chăm sóc nhau.

+Sống không có tình cảm, đạo lý . . .

\(\Rightarrow\) Nguyên nhân : Lối sống thực dụng, buông thả của một số người; sự lạc hậu trong nhận thức của một số cá nhân.

\(\Rightarrow\) Ý nghĩa : gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ

2 tháng 3 2020

Tham khảo nhé bạn !

1. Văn hóa giao thông là gì

- Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Văn hóa giao thông là ý thức, là thái độ của mọi người trong khi giao thông (nói 1 cách khác là trình độ phát triển của con người trong giao thông, biểu hiện qua các hành động di chuyển).

- Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

2. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông

Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Do vậy, ngay từ hôm nay, khi bước chân ra khỏi nhà bạn hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,… Qua đó cùng chung tay xây dựng văn hóa giao thông.

3. Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông là gì?

Chúng ta có thể hiểu cơ bản Văn hóa giao thông là yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông diễn ra hiện nay. Văn hóa giao thông có rất nhiều những khái niệm khác nhau và cách nói đơn giản đó là ý thức tuân thủ giao thông cùng với cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là mức chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông vì thế có văn hóa giao thông sẽ đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Xây dựng văn hóa giao thông

Trước tiên về tính pháp lý chúng ta cần xây dựng văn hóa giao thông theo đúng với quy định cũng như giao thông đường bộ. Đây là sự tự giác cũng như nghiêm túc chấp hành theo đúng với quy định của pháp luật đề ra và nếu thiếu đi yếu tố này nền văn hóa giao thông sẽ khó có thể văn minh được.

Chính vì thể để xây dựng được nền văn hóa giao thông đúng nghĩa, các bạn cũng cần tuân thủ luật an toàn giao thông cũng như tự ý thức và tự giác chấp hành đầy đủ các quy định khi tham gia giao thông. Tránh được tất cả những hành vi không đúng pháp luật hay vi phạm chuẩn mực người lái xe. Các lỗi cơ bản cần lưu ý đối với người tham gia giao thông đó là, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chen lấn, đánh võng, đi không đúng phần đường, uống rượu bia khi tham gia giao thông...

Khi tham gia giao thông cũng cần có tính cộng đồng, vì đây cũng thể hiện được mối quan hệ cũng như cách xử sự với những tình huống khi tham gia giao thông. Tùy thuộc từng trường hợp chúng ta cần thể hiện tình cộng đồng và sự cảm thông, tình thương để thể hiện được văn hóa tốt nhất khi tham gia giao thông.

4. Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông (mẫu 2)

Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?

Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.

Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:

Tính pháp lý khi tham gia giao thông

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều... Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.

Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.

5. Biểu hiện của văn hóa giao thông

- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.

- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.

- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.

- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.

- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.

- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.

- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.

Song song với việc nâng cáo ý thức trong văn hóa giao thông là việc hiểu Luật giao thông và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông sẽ giúp bảo đảm sự an toàn cho bạn và những người tham gia giao thông.

2 tháng 3 2020

:)) mình thấy nó dell liên quan lắm :V