K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2021

Tham khảo :

 

Gia đình em sống ở một khu chung cư, vì vậy việc nuôi thú cưng là một vấn đề khá khó khăn. Tuy nhiên, em vẫn có một người bạn bốn chân đáng yêu gắn bó cùng suốt hơn một năm qua. Đó chính là một chú hamster bé nhỏ tên là Hạt Mít.

Hạt mít là một chú hamster to chừng một nắm tay của em bé. Chú ta có thể dễ dàng nằm xoài ra trên lòng bàn tay của em. Bộ lông của chú ta rất mềm mại, có màu y hệt như hột mít, đó cũng chính là nguồn gốc cho cái tên của chú. Là một giống chuột, nhưng Hạt Mít không phải là loại chuột phá hoại, có thể gây bệnh đâu. Chú ta cũng giống bao loại vật nuôi trong nhà khác, ngoan ngoãn và sạch sẽ. Toàn thân chú tròn xoe như trái bóng, nhưng rất mềm mại. Thành ra khi nằm xuống, thân chú sẽ dẹp sang hai bên như cái đĩa, rất buồn cười. Bốn cái chân của chú ngắn cũn và có năm ngón như người. Hai chân trước rất linh hoạt, có thể giúp chú cầm nắm đồ ăn chắc chắn hơn. Đôi tai của chú có hình tam giác, màu đậm hơn lông ở phần thân, luôn dựng lên đầy cảnh giác. Đôi mắt thì đen láy, long lanh như giọt sương vậy. Cái mũi thì hồng hồng, ươn ướt, khi đánh hơi đồ ăn sẽ nhúc nhích thật ngộ nghĩnh.

 

Vì kích thước bé nhỏ, nên Hạt Mít có một ngôi biệt thự hai tầng riêng để ở một bên cầu thang. Khắp nền được rải giấy khô và lắp đủ loại ống cho chú ta thỏa sức vui chơi. Chỉ khi nào có người chơi cùng, chú ta mới được ra khỏi nhà mình. Trông bé nhỏ thế, mà Hạt Mít chạy nhanh lắm, có hôm chú ta chạy trốn khỏi nhà, làm em và chị đi tìm mãi. Thức ăn của Hạt Mít cũng rất đơn giản. Loại rau củ hay hạt khô gì chú cũng chơi tất. Nhìn cảnh chú ta nhai đồ ăn chíp chíp thật là đáng yêu. Đặc biệt, chú ăn rất sạch sẽ và gọn gàng. Cả việc đi vệ sinh cũng thế. Vậy nên, chẳng bao giờ chú làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả nhà.

Mỗi ngày, em thường dành thời gian để chơi với chú. Khi thì dùng hai ngón tay hoặc con gấu nhỏ làm đồ đuổi theo Hạt Mít trong nhà chú. Khi thì bế chú lên, trêu chọc cái bụng, cái mũi đáng yêu. Hay có lúc đơn giản chỉ là vuốt ve và tâm sự cùng chú ta mà thôi. Những lúc ấy, như hiểu rằng em đang mệt mỏi, chú ta nằm im, thỉnh thoảng lấy mũi củng vào ngón tay em ra chiều an ủi. Thật là tâm lý.

 

Đối với em, Hạt Mít không chỉ là vật nuôi mà còn là một người bạn, một người em nhỏ để chăm sóc, yêu thương. Em sẽ cố gắng trở thành một người bạn tốt, luôn quan tâm đến Hạt Mít, để chú cảm thấy thật hạnh phúc khi được gặp em.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

1. 

- Con ếch sống trên lá sen.

- Con chim sống ở trên bầu trời.

- Con vịt sống ở sống ở ao, hồ.

- Con bò sống ở cánh đồng.

- Con chuồn chuồn sống ở trên lá cây.

- Con cá sống ở ao, hồ.

- Con cua sống ở ao, hồ.

- Con tôm sống ở ao, hồ.

- Con ong sống trên bông hoa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

2. 

- Các con vật sống ở trên cạn là: con chim, con bò, con chuồn chuồn, con ong.

- Các con vật sống ở dưới nước là: con ếch, con cá, con tôm, con cua, con vịt.

7 tháng 5 2016
Bài 53:Tham quan thiên nhiên.Làm bảng sau:STTTên cây thường gọiMôi trường sống(địa hình ,đất đai ,nắng gió,độ ẩm,...Đặc điểm hình thái của cây(thân,lá,hoa,quả)Nơi mọcNhóm thực vậtNhận Xét1      2      3       Giúp mk với bài này mình chịumình lấy điểm 1 tiết thực hành.  
8 tháng 5 2016
STTTên cây thường gọiMôi trường sống(địa hình ,đất đai ,nắng gió,độ ẩm,...Đặc điểm hình thái của cây(thân,lá,hoa,quả)

Nơi mọc 

Nhóm thực vậtNhận xét
1      
2      
3      

 

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

1. 

- Khu vực ao, hồ

   + Các cây sống ở khu vực ao, hồ: cây hoa súng, cây lục bình, cây thủy trúc

   + Các con vật sống ở khu vực ao, hồ: ếch, cá, tôm

- Khu vực bờ hồ

   + Các cây sống ở khu vực bờ hồ: cây xuyến chi, cây rau má, cỏ mần trầu, cỏ gà

   + Các con vật sống ở khu vực bờ hồ: bướm, cò, chuồn chuồn

- Khu vực trong vườn

   + Các cây sống ở trong vườn: cây sấu, cây me, cây ổi, cây xoài…

   + Các con vật sống ở trong vườn: con sâu, con chim

2. 

Môi trường sống

Mô tả

Khu vực ao, hồ

Nước bẩn, đục, có mùi hôi,

Khu vực bờ hồ

Có nhiều rác, có mùi hôi thối, cỏ nát

Khu vực trong vườn

Có nhiều rác, có mùi hôi

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

3.

- Những việc làm của con người làm cho môi trường sống của thực vật và động vật ở đó thay đổi:

   + Vứt rác ra ao, hồ, bụi rậm,…

   + Đổ nước bẩn xuống ao, hồ, sông, suối,…

   + Xây dựng trung tâm thương mại.

   + Chặt cây.

   + Phun thuốc trừ sâu

   + Giẫm lên cỏ, hoa

4.

21 tháng 6 2020

“Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Miu lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo mà bà ngoại em đã đem cho nhà em hồi em tròn tám tuổi.

Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ. Nay nó đã to phải bằng cái chai Cô-ca đại rồi. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng, điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp.Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút.Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao ! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Miu được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Miu di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Miu đang rình chúng đấy. Ban đêm, Miu ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Miu nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Miu nằm yên như đang ngủ. Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Miu ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Miu tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát.Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Miu tỏ vẻ sung sướng lắm.
Miu ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Đúng là “ăn như mèo”. Dù đói đến đâu, chú ta ăn cũng từ tốn, chẳng như con Vàng nhà em, cứ ăn hùng hục. Người ta cứ nói xấu về quan hệ của chó và mèo, nhưng con Miu nhà em lại rất thân với con Vàng. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.
Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Miu nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Có lúc nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Miu cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.
Em rất quí Miu. Nó không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng sĩ diệt chuột” của nhà em. Từ ngày có Miu, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Miu cho khỏe, chơi với Miu vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Miu cho em.

bạn tự thay tên nhé

27 tháng 6 2020

Meo meo rửa mặt 

21 tháng 10 2021

Dạng bài thực hành này bạn nên tự làm nhaa :> cũng dễ thôi mà

21 tháng 10 2021

dễ con khỉ

 

Bảng 1

                      Môi trường sống            Cá           Lưỡng cư     

Bò sát      

 Chim       Thú        
 1. Ca chép  - Dưới nước ✔
 2. Ếch đồng  - Trên cạn và dưới nước
 3. Rắn  - Trên cạn
 4. Chim bồ câu - Trên cạn
 5. Thú mỏ vịt  - Trên cạn và dưới nước

Bảng 2

 Số thứ tự  

 Tên động vật       

 Môi trường sống         

 Ruột khoang    

 Giun     

 Thân mềm      Chân khớp      
 1 Châu chấu - Trên cạn
 2 Thủy tức - Nước ngọt
 3 Giun đũa - Trong ruật non người.
 4 Trai sông - Nước ngọt
 5  Tôm sông - Nước ngọt
1. Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào? Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao…) và lấy ví dụ về các sinh vật sống trong môi trường đó. Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau và địa phương khác nhau mà em biết.2. Xây dựng khóa lưỡng phân một số loại cây có trong vườn trường (hoặc công viên)3. Vì sao chúng ta cần tiêm phòng...
Đọc tiếp

1. Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào? Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao…) và lấy ví dụ về các sinh vật sống trong môi trường đó. Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau và địa phương khác nhau mà em biết.

2. Xây dựng khóa lưỡng phân một số loại cây có trong vườn trường (hoặc công viên)

3. Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh? Kể tên những bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật. những biện pháp mà gia đình và địa phương em đã thực hiện để phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên đối với con người, cây trồng và vật nuôi.

4. Lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại cho sinh vật và con người. Lấy ví dụ về vai trò và tác hại của vi khuẩn đối với người, sinh vật.

Kể tên một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên.

5. Em cần làm gì để tránh bị bệnh cúm, bệnh quai bị? Em có biết mình đã được tiêm vaccine phòng bệnh gì và khi nào không? Em hãy tìm hiểu và kể tên các bệnh phổ biến cần tiêm chủng cho trẻ em nước ta hiện nay.

6. Hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét và kiết lị ở người? Tìm hiểu một số biện pháp vệ sinh ăn uống để phòng trừ các bệnh do nguyên sinh vật gây nên.

7. Vì sao nấm không thuộc về giới Thực vật hay giới Động vật? Nêu các đặc điểm để nhận biết nấm. Nấm được chia thành mấy nhóm? Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Kể tên một số loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào từng nhóm nấm cho phù hợp. Nêu vai trò và tác hại của nấm.

8. Vì sao nói nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên Trái Đất? Hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng, chữa bệnh đó. Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng?

9. Em hãy nêu một số bệnh lây nhiễm thường gặp trong đời sống và cho biết tác nhân gây bệnh là gì bằng cách hoàn thành bảng sau:

STT

Tên bệnh

Nguyên nhân

1

  

2

  

3

  

4

  

5

  

 10. Hãy hoàn thành bảng sau:

2
17 tháng 12 2021

Tham khảo:

Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi hơn để giúp nghiên cứu các sinh vật một cách dễ dàng và có hệ thống.

17 tháng 12 2021

Tham khảo:

– Môi trường ao: cá rô phi, cá chuối, cá trắm, ốc ao, vi khuẩn, bào, tảo, nhện nước,…

– Môi trường rừng ngập mặn: cây đước, cây rễ thở, vẹt, sứa, ngao, tôm, cá biển, cua…

– Môi trường đầm nuôi nước mặn: cá, ốc, rong, ngao, sò, vi khuẩn, tôm,…

17 tháng 5 2023