cam nhan cua em khi hoc xong chuong trinh am nhac 7 hk1
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cảm nghĩ của em là : em rất thích môn này . Nó là một phần ko thể thiếu, trong cuộc sống thanh bình hôm nay nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc chúng ta ko thể nhắc đến một phần của dân tộc đó là 1 phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là giá trị của tinh thần cho các chiến sĩ thêm niềm tin lạc quan tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc đem lại nền hòa bình độc lập như hôm nay
Bài Mẫu Số 1: Nét Đặc Sắc Của Phong Cảnh Thiên Nhiên Được Miêu Tả Trong Sông Nước Cà Mau Và Vượt Thác
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
Bài Mẫu Số 2: Nét Đặc Sắc Của Phong Cảnh Thiên Nhiên Được Miêu Tả Trong Sông Nước Cà Mau Và Vượt Thác
Vượt thác văn bản nằm trong chương XI truyện Quê nội (1974) -của nhà văn Võ Quảng. Đoạn trích nằm trong chương trình SGK Văn 6 đã cho thấy được khung cảnh sông nước hùng vĩ, nhưng hung dữ trên sông Thu Bồn trong hành trình vượt thác đầy vất vả và gian nan của những con người lao động nơi đây.
Vượt thác chính là bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn, trong một hành trình đầy hiểm nguy và vất vả, tác giả khéo léo chọn vị trí quan sát trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan rõ nét, con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã cho thấy những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng nơi khi mà con thuyền đi qua từ từ đồng bằng cho đến những đoạn sông nước chảy cuồn cuộn, thác dữ.
Thiên nhiên có tươi đẹp đến mấy mà không có con người thì thật vô vị, chính khung cảnh thiên nhiên đã làm nền cho con người, trung tâm đó là chú Hai và dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác dữ. Dượng Hương Thư trông như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Tác giả dùng biện pháp so sánh nhiều lần trong một đoạn ngắn đã khắc hoạ vẻ đẹp con người rắn chắc, thể hiện sức mạnh, sự cố gắng để chiến đấu với dòng thác dữ. Nghệ thuật so sánh nhà văn làm nổi bật con người trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Trong đoạn "Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" cho thấy được những sự đối lập của con người, trong mọi hoàn cảnh khác nhau thì tư thế, sức mạnh cũng khác nhau. Đó là những hình ảnh đối lập thể hiện sự khiêm tốn, giản dị của những người lao động.
Với những hình ảnh thiên nhiên hung dữ trong cảnh vượt thác, nổi bật lên là hình ảnh con người kiên cường chống chọi vượt qua thiên nhiên, đồng thời nhà văn cũng ca ngợi con người lao động khiêm nhường, giản dị.
Bài Mẫu Số 3: Nét Đặc Sắc Của Phong Cảnh Thiên Nhiên Được Miêu Tả Trong Sông Nước Cà Mau Và Vượt Thác
Đoạn văn này trích từ chương XI trong truyện Quê nội, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên có tên là Cục và Cù Lao.
Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn Đềlấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Nghệ thuật tả cảnh, tả người xuất phát từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác nên rất tự nhiên, sinh động.
Cuộc hành trình được kể lại theo trình tự thời gian. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, ngược dòng sông từ bến làng Hoà Phước, qua đoạn sông êm ả ở vùng đồng bằng, rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lên tới khúc sông khá phẳng lặng không còn thác dữ.
Có thể coi bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn này là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Đứng trên con thuyền, tác giả ngắm bầu trời và dòng sông, trong lòng trào lên một cảm xúc mãnh liệt. Hơi văn cuồn cuộn như con thuyền lướt sóng: Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sống lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh Đềvề cho kịp.
Đoạn sông ở vùng đồng bằng thật êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Là miền quê trù phú: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi,
dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.
Đến đoạn nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.
ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả đặc tả hình ảnh dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dòng chảy dữ dội đã được tác giả miêu tả thật ấn tượng.
Giữa khung cảnh hoang dã và dữ dội ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật khoẻ. Sự hiểm trở hiện lên qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư đánh trân đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cấm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.
Điều đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn này là sự phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược dòng, vượt thác. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ và phong phú. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người mà nổi bật là vẻ rắn rỏi, dũng mãnh của dượng Hương Thư: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lẩn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lùa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật này với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư
khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà Đềcàng làm nổi bật vẻ đẹp khoẻ khoắn, kiên cường của nhân vật.
Hình ảnh dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như Đềchào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi. ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bờ cũng đổi khác và những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh sông núi miền Trung hùng vĩ và nên thơ.
Bài Mẫu Số 4: Nét Đặc Sắc Của Phong Cảnh Thiên Nhiên Được Miêu Tả Trong Sông Nước Cà Mau Và Vượt Thác
Có lẽ, đọc tác phẩm Vượt thác của nhà văn Võ Quảng người đọc càng thêm yêu, thêm quý cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam. Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người của tác giả làm cho bài văn trở nên sinh động hơn với vẻ đẹp hùng vĩ, vẻ đẹp anh dũng của người dân lao động trên sông Thu Bồn.
Vượt thác là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trên dòng sông Thu Bồn. Ở đó người ta thấy được "những bãi dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít". Khung cảnh như mở ra một nơi nhộn nhịp thuyền bè qua lại với những chuyến đò chở giây mây, dầu rái, quế. Tất hòa vào một nhịp sống năng động ở nơi đây. Dọc bờ sông "những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước" Những chòm cổ thụ được tác giả nói ở đầu và cuối đoạn văn đều mang một dụng ý riêng. Ở đoạn đầu nó như báo hiệu sự khó khăn thử thách đang chờ trước mắt con người. Thuyền phải vượt qua nhiều thác dữ. Nước ngày một lên cao phóng giữa hai hai vách đá dựng đứng. Dượng Hương một mình với cơn lũ thuyền cứ vùng vằng cứ chực trụt xuống. Và cho đến chiều tối, thì con thuyền cũng vượt qua khỏi thác cổ cò. Ở những dòng cuối này người ta lại thấy " dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước" cảnh vật như hòa vào niềm vui chung cùng con người, chiếc thuyền đã vượt qua cơn thác lũ, con người đã chiến thắng được thiên nhiên .
Ở tác phẩm " Vượt Thác" Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.
Trước khi vượt qua thác dữ, dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. " Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trợ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống nó cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước" . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ." Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ - nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.
Đọc xong tác phẩm " Vượt thác" của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.
‘Ngọc không giũa không thành ngọc sáng – Người không học không biết lẽ phải’. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.
Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn ngắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.
Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.
Biển hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.
Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.
Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhhieeuf nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.
Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái.
Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực ừa tiêu cực.
Trong đó việc tiếp thu nhiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học.
Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lương, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội,không có chỗ đứng.
Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống. lỡ mất tuổi trẻ. Còn ới gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái dộ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.
Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không qus nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạn phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ!
Vì thế là thê hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan tròi giỏi, cháo ngoan Bác Hồ- các bạn nhé.
Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta hải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Đúng như câu ca dao muốn nhắc nhở đến chúng ta:
‘Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bỗ những ngày ước ao’
Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.
* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.
* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.
- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.
- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.
- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.
* Cấu trúc câu lí giải:
- Không: rượu, hoa, không gian.
- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.
=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.
+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.
+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.
=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.
- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».
Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.
Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».
Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.
Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.
Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bố cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.
Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.
Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống - phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.
Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.
giup voi Nguyễn Trần Thành ĐạtLinh PhươngNguyễn Xuân SángSilver bullet..................
mai kt rui huhu...