1. Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?
So sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi
2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
3. So sánh cấu trúc địa hình, lục địa Bắc Mĩ và lục địa Nam Mĩ
4. Nêu đặc điểm dân cư Trung và Nam mĩ. Qua trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?
5. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ
6. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon
Các bạn giúp mk với!!!
1.Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?
Nam Phi có khí hậu ẩm, dịu hơn là vì:
- Nam Phi có diên tích nhỏ hơn Bắc Phi lại có 3 mặt giáp biển. Mặt khác, hình dạng của Nam Phi không phải là hình khối khổng lồ như Bắc Phi, nên chịu ảnh hưởng của đại dương nhiều hơn.
- Phía Đông Nam Phi có dòng biển nóng hoạt động ( dòng biển nóng Mô-dăm-bích.) nên có lượng nước bốc hơi nhiều hơn gây mưa.Mặt khác, Nam Phi còn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu xích đạo mưa nhiều và của gió đông nam từ đại dương thổi vào.
So sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu Phi: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi
* Bắc phi
Chủ yếu dựa vào khai thác - xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch. - Các cây trồng chủ yếu: lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,... (các nước ven Địa Trung Hải); lạc, bông, ngô,... (các nước phía nam Xa-ha-ra).
* Nam phi:
Trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch nhau giữa các nước, phát triển nhất là Cộng hòa Nam Phi.
* Trung phi:
- Chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. - Nạn đói diễn ra thường xuyên do thiên tai nặng nề; nền kinh tế nhiều nước thường xuyên rơi vào khủng hoảng do giá cả nông sản và khoáng sản không ổn định
2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
Trả lời:
- Trước thế kỉ XV, ở châu MT chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít ' (người Anh-điêng và người E-xki-mô).
- Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc :
+ ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);
+ Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);
+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang);
+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai).
3. So sánh cấu trúc địa hình, lục địa Bắc Mĩ và lục địa Nam Mĩ
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
4. Nêu đặc điểm dân cư Trung và Nam mĩ.
ân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.
Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
Bắc Mĩ: hệ thống Cooc-đi-e thưa thớt tập chung đông ở trung tâm
Nam Mĩ: Phân bố trên mặt núi An-đét, thưa thớt ở đồng bằng Amazôn
Qua trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
ân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.
Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
5. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ
Chế độ sở hữu ruộng đất của trung và Nam Mỹ rất bất hợp lý:
- Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.
- Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.
6. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon
Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon vì:
- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Vó nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Việc khai thác rừng Amazon đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng Amazon bị hủy hoại nhiều, ảnh hường tới khí hậu khu vực và toàn cầu.
Cảm mơn bn nhìu