K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2017

Ý 1:- Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

  • Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

  • Tre là cánh tay của người nông dân.

  • Tre là người nhà.

  • Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

  • Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre là đồng chí chiến đấu

  • Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

  • Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

  • Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu.

- Một số hình tượng nhân hóa:

- Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- Tre, anh hùng lao động!

- Tre, anh hùng chiến đấu!

Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam.

Ý 2: Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
13 tháng 9 2023

- Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái:

+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần

+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.

+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động...

- Qua đó, em cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.  Đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:

- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.

+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.

- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.

+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.

+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

điền thêm những từ còn thiếu vào các chỗ chấm sau :    Miêu tả cảnh mặt trời mọc tác giả chọn những hình ảnh quen thuộc : trời , mặt trời , biển , cánh chim .... nhưng độc đáo ở Biện pháp so sánh qua các hình ảnh : Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây và bụi ' Mặt Trời " Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ ... đầy đặn " ; " Y như một...
Đọc tiếp

điền thêm những từ còn thiếu vào các chỗ chấm sau :

    Miêu tả cảnh mặt trời mọc tác giả chọn những hình ảnh quen thuộc : trời , mặt trời , biển , cánh chim .... nhưng độc đáo ở Biện pháp so sánh qua các hình ảnh : Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây và bụi ' Mặt Trời " Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ ... đầy đặn " ; " Y như một mâm lễ phẩm ..... biển Đông " . Mặt biển " Mâm bạc ... rộng bằng đường chân trời " .... 

đặc biệt hình ảnh ẩn dụ " quả trứng .... hửng hồng "  " Mâm bạc "   " Mâm bể " ... Nhân hoá " tròn trĩnh phúc hậu "  " hồng hào thăm thẳm "

   Tác dụng : tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thâtj rực rỡ , huy hoàng , tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi .

0
27 tháng 2 2016

ngọn lửa luôn ấp áp nhưng đối với tấm lòng của Bác dành cho nhân dân thì ấm áp và ko sánh bằng. 

27 tháng 2 2016

Khái quát:

Ngọn lửa tuy ấm áp nhưng Bác Hồ thức đêm vì lo cho dân cho nước, lo cho cuộc chiến đấu có thành công hay ko.

Tương đồng:

Đều tỏa ra một sự ấm áp từ đáy lòng.

15 tháng 9 2023

- Nguồn: bộ phim “Người cha và con gái”

- Tác dụng: dễ dàng hình dung được nội dung, hình thức... của bộ phim.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,...) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Thạch Lam đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc. Đồng thời truyện cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Sơn - một cậu bé tốt bụng, lương thiện, hòa đồng. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái.

14 tháng 9 2023

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam là tác phẩm không chỉ mang vẻ đẹp hình thức mà còn mang vẻ đẹp về tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Mở đầu câu chuyện ta thấy hình ảnh của gia đình Sơn hiện lên đủ đầy và ấm cúng. Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với sự đủ đầy ấy lại là sự thiếu thốn của những đứa trẻ hàng xóm. Trong cái ngày lạnh bất ngờ ấy, lũ trẻ run rẩy trong những manh áo rét, đặc biệt là cái Hiên với chiếc áo rách tả tơi. Từng câu chữ được sử dụng trong tác phẩm đã góp phần tạo nên những hình ảnh rõ nét về nông thôn Việt Nam thế kỉ trước. Bên cạnh đó ta còn thấy được thông điệp nhân đạo mà tác giả gửi gắm qua hành động ấm áp của hai chị em Sơn. Tuy còn nhỏ nhưng hai chị Sơn đã biết động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng cho đi mà không màng tới hậu quả. Đó cũng chính là chi tiết sáng giá làm nên sự ấm áp giữa người với người. Ngoài ra chi tiết người mẹ bao dung cho lỗi làm của hai chị em cũng là một tình tiết đắt giá. Cách cư xử của người mẹ khi các con mắc lỗi cho thấy tấm lòng bao dung mà người mẹ dành cho những đứa con của mình. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một bức tranh ấm áp tình người được vẽ lên bới ngôn từ, hình ảnh và tấm lòng của nhà văn với con người.