K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2017

Xiêm là 1 nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương tây cuối thế kỉ XIX vì chính sách đối ngoại mềm dẻo của vua Rama V cùng với các cải cách tiến bộ trong nước nên Xiêm chỉ là vùng đệm của Anh - Mỹ thôi .

15 tháng 12 2022

Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

15 tháng 8 2017

- Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" ( Chính sách ngoại giao "ngọn tre").

- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....

- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...

- Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX của Ra-ma V

Cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Vị trí “nước đệm” của Xiêm

Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.

- Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm nhờ đó mà thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Chủ động mở cửa với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Xiêm cũng lợi dụng vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập và vị trí vùng đệm giữa các đế quốc Anh, Pháp. Nhờ có vậy Xiêm đã giữ được nền độc lập và giúp Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Chủ động mở cửa với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Xiêm cũng lợi dụng vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập và vị trí vùng đệm giữa các đế quốc Anh, Pháp. Nhờ có vậy Xiêm đã giữ được nền độc lập và giúp Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

28 tháng 10 2016

Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây vì:

Thứ nhất: Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" ( hay còn gọi là chính sách ngoại giao "ngọn tre").

Đây là chính sách cực kì khôn ngoan trong đường lối đối ngoại của Xiêm.

- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước. Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....

- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...

Thứ hai: Vị trí vùng đệm của Xiêm

Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, ANh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.

Thứ ba: Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX

Từ cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cảu cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa", "Âu hóa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới lúc bấy giờ.

Sưu tầm

 
29 tháng 10 2016

Vì Xiêm (Thái Lan ngày nay) có chính sách đối ngoại mềm dẻo để khỏi bị xâm lược. Nhưng đối với tư bản phương Tây Xiêm là địa điểm làm bài đạp tấn công các quốc gia kia, nhờ Xiêm mà tư bản Phương Tây dương như không tốn vũ khí, lương thực,....

5 tháng 8 2023

Tham khảo

Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

+ Mặt khác, Xiêm có vị trí địa lí rất đặc biệt. Ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, vị trí địa lí của Xiêm nằm giữa hai khu vực là: Ấn Độ thuộc Anh (bao gồm Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai) và Đông Dương thuộc Pháp (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia). Trên thực tế cả Anh và Pháp đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm nên đã quyết định biến Xiêm trở thành “vùng đệm”. Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

29 tháng 11 2018

Đáp án: B

4 tháng 8 2017

Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

Đáp án cần chọn là: C

30 tháng 9 2017

Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, Xiêm lợi dụng vị trí bước đệm giữa 2 thế lực Anh – Pháp, vừa cắt nhượng bộ một số vùng đất phụ thuộc đề giữ gìn chủ quyền đất nước. Đồng thời tiến hành cải cách tăng cường tiềm lực quốc gia. Nhờ vậy mà Xiêm vẫn giữ được độc lập chủ quyền mặc dù lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Anh, Pháp.

Chọn đáp án C