K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2017

1.Xây dựng Chính quyền Xô viết

Ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.

Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết đã được thông qua : Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. Các cơ quant rung ương và Xô viết các địa phương được thành lập, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản. Hồng quân công nông được thành lập để bảo vệ chính quyền mới.

Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của gia cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

2.Bảo vệ Chính quyền Xô viết

Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ. Trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững Chính quyền Xô viết.

Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 Chính quyền Xô viết thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.

Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16 đến 50 tuổi)…nhằm phát động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, Hồng quân và nhân dân Xô viết đã từng bước đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng cách mạng trong và ngoài nước. Cuối năm 1920, chiến sự chấm dứt, Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.

24 tháng 5 2017

* Xây dụng Chính quyền Xô viết:

- 25-10-1917 thành lập chính quyền Xô Viết.

- Để đập tan nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ. Xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.Chính quyền Xô Viết đã:

- Thông qua sắc lệnh hòa bình và ruộng đất.

- Thực hiện các biện pháp nhắm thủ tiêu chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biết đẳng cấp, những đắc quyền của giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.

- Thành lập các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương.

- Thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.

- Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.

- Tiến hành quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

* Bảo vệ chính quyền Xô viết:

Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng cách mạng trong nước mở cuộc cách mạng vũ trang.Nước Nga là một nước còn non trẻ.

=> 1919 chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách“Cộng sản thời chiến”:

 

Chính sách cộng sản thời chiến gồm hai nội dung chính:

- Quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp; thu lương thực thừa của nông dân.

- Thực hiện lao động cưỡng bức.

=> Nga giải quyết được vấn đề trước mắt; chính quyền Xô viết được bảo vệ, giữ vững.

12 tháng 6 2021

Tham Khảo !

* Xây dựng chính quyền Xô viết:

- Thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.

- Thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích cũ của chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.

- Thành lập các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.

- Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.

- Tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao.

⟹ Những việc làm ở trên của Chính quyền Xô viết đem lại lợi ích cho quần chúng nhân dân.

* Bảo vệ Chính quyền Xô viết:

- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng đã mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết còn non trẻ.

- Từ năm 1919, Chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến với nội dung: nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16 đến 50 tuổi),…

12 tháng 6 2021

* Xây dụng Chính quyền Xô viết:

- 25-10-1917 thành lập chính quyền Xô Viết.

- Để đập tan nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ. Xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.Chính quyền Xô Viết đã:

- Thông qua sắc lệnh hòa bình và ruộng đất.

- Thực hiện các biện pháp nhắm thủ tiêu chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biết đẳng cấp, những đắc quyền của giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.

- Thành lập các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương.

- Thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.

- Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.

- Tiến hành quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

* Bảo vệ chính quyền Xô viết:

Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng cách mạng trong nước mở cuộc cách mạng vũ trang.Nước Nga là một nước còn non trẻ.

=> 1919 chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách“Cộng sản thời chiến”:

Chính sách cộng sản thời chiến gồm hai nội dung chính:

- Quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp; thu lương thực thừa của nông dân.

- Thực hiện lao động cưỡng bức.

=> Nga giải quyết được vấn đề trước mắt; chính quyền Xô viết được bảo vệ, giữ vững.

10 tháng 11 2017

* Xây dựng Chính quyền Xô viết:

- Ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.

- Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết đã được thông qua : Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. Các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương được thành lập, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản. Hồng quân công nông được thành lập để bảo vệ chính quyền mới.

- Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của gia cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

* Bảo vệ Chính quyền Xô viết:

- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ. Trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững Chính quyền Xô viết.

- Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 Chính quyền Xô viết thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.

1. Củng cố chính quyền cách mạng

- Ngày 6/1/1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, 333 đại biểu trúng cử vào Quốc hội đầu tiên của nước ta.

- Quốc hội họp phiên đầu tiên (3/1946), thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau đó, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua (11/1946).

- Sau bầu cử Quốc hội, ở khắp các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

- Quân đội Quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố, phát triển.

Cử tri đi bỏ phiếu bầu Quốc hộiCử tri đi cả nước bỏ phiếu bầu Quốc hội

2. Giải quyết nạn đói

- Biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hòa thóc gạo, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”…

- Biện pháp lâu dài: kêu gọi “Tăng gia sản xuất”, “Tấc đất tấc vàng”, giảm tô, giảm thuế, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng…

- Kết quả: nhờ những biện pháp trên, nạn đói đã dần dần được đẩy lùi.

Nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ (10/1945)

Nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ (10/1945)

3. Giải quyết nạn dốt

- Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ (9/1945), kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.

- Trường học các cấp từ phổ thông đến đại học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.

Lớp học Bình dân học vụLớp học Bình dân học vụ4. Tài chính 

- Biện pháp trước mắt: kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân xây dựng “Quỹ độc lập”, thực hiện phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động.

- Kết quả: nhân dân đã tự nguyện đóng góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.

- Biện pháp lâu dài: ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam. Tháng 11/1946, đồng tiền Việt Nam được lưu hành.

Tiền giấy Việt Nam năm 1946Tiền giấy Việt Nam năm 1946

5. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

- Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam Bộ nhất tề nổi dậy chống Pháp. Những đoàn quân “Nam tiến” từ miền Bắc đi vào Nam chiến đấu; nhân dân quyên góp ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến.

Quân và dân Nam Bộ với gậy tầm vông đứng lên chiến đấu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, tháng 9-1945.Quân và dân Nam Bộ đứng lên chiến đấu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, tháng 9/19456. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng

- Để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ chủ trương nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị cho quân Trung Hoa Dân quốc như: tiêu tiền “Quan kim”, “Quốc tệ”, cung cấp một phần lương thực cho chúng, nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ… để tập trung chống Pháp ở Nam Bộ.

- Ý nghĩa: Chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

7. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)

a. Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946

- Hoàn cảnh:

+ Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (2/1946). Theo đó, Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

+ Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh đối phó cùng một lúc nhiều kẻ thù.

+ Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ trì, đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”.

+ Chiều ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với G.Xanh-tơ-ni, đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ Bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ ngày 06-3-1946 với đại diện Pháp Sainteny. Ông Hoàng Minh Giám đọc bản hiệp địnhChủ tịch Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ ngày 06-3-1946 với đại diện Pháp Sainteny

- Nội dung của Hiệp định Sơ bộ:

+ Chính phủ Pháp công nhân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên Bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+Chính phủ Việt Nam đồng ý để cho 15.000 quân Pháp được ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong 5 năm.

+ Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam để tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri…

 

- Ý nghĩa: việc ký Hiệp định Sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng… Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.

b. Hiệp định Tạm ước (14/9/1946) 

- Phía Pháp ra sức phá hoại Hiệp Định (gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị …), cuộc đàm phán Việt - Pháp ở Phông-ten-nơ-blô thất bại.

- Trước tình hình đó, ta lại ký với Pháp bản Tạm ước 14/9/1946 nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở Việt Nam, kéo dài thêm thời gian hòa hoãn có lợi cho ta.

=> Việc ký hiệp định Sơ bộ và Tạm ước trên chứng tỏ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương sáng suốt đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách to lớn sẵn sành bước vào cuộc chiến đấu không thể tránh khỏi.

Kết quả hình ảnh cho hiệp định tạm ướcHồ Chí Minh và Moutet bắt tay nhau sau khi kí Hiệp định Tạm ước
18 tháng 4 2021

Nguồn: lời giải hay phải ko bạn

1 tháng 2 2017

Đáp án D

6 tháng 3 2019

Đáp án D

Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại với Liên Xô, Trung Quốc không phản ánh đúng nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Chính phủ ta đã triển khai để xây dựng và củng cố chính quyền ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công

30 tháng 12 2017

Đáp án D

21 tháng 12 2020

Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới; làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Đồng thời cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; mở ra một thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh.