Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công...vv. Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng nếu suy...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công...vv. Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra câu hỏi quan trọng không phải là Thành công là gì? mà là Thành công để làm gì?. Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện. Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết. [] Hạnh phúc là cảm giác an nhiên tự tại, nó không phụ thuộc vào thành công hay thất bại hay các yếu tố bên ngoài. [...] Những người hạnh phúc thường có tầm nhìn rộng mở, đa chiều. Bởi vậy mà họ luôn nhận ra những khía cạnh tích cực của cuộc sống, họ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn thử thách. Hạnh phúc tại tâm và hoàn toàn nằm trong tay ta. Thành công có thể đến rồi đi, nhưng hạnh phúc luôn ở lại. Chúng ta có thể tìm được sự bình an trong tâm hồn và mở lòng đón nhận mọi thành bại được mất, thịnh suy vinh nhục của cuộc đời. Và hơn hết hạnh phúc chân thật vốn luôn sẵn có, bạn không phải tìm kiếm đâu xa. Một người biết trân trọng tri ân những gì mình đang có thì luôn cảm thấy hạnh phúc và bằng lòng với hiện tại. Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là bí quyết để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2: Xác định luận đề, hệ thống luận điểm của văn bản?
Câu 3: Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết qua đoạn văn sau: Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết.
Câu 4: Đoạn văn Chúng ta ai cũng mục tiêu của mình. Được viết theo kiểu đoạn văn nào? Xác định câu chủ đề và vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn (nếu có).
Câu 5: Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản trên?
Câu 6: Từ vấn đề mà văn bản nêu lên, em hãy đưa ra những giải pháp để cuộc sống con người ngày càng hạnh phúc hơn.
a. Đọc bài văn “Học cơ bản mới trở thành tài lớn”, chúng ta nhận thấy tư tưởng chủ đạo của bài văn là: Muốn trở thành những người tài giỏi, nổi tiếng thì phải học những điều cơ bản nhất.
- Tư tưởng trên của bài văn thể hiện ở nhừng câu văn mang luận điếm cụ thế như sau:
+ “Chỉ ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ”.
+ “Và cũng chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho những điều cơ bản nhất., chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi...”.
b. Bài văn có bố cục gồm ba phần, mỗi phần tương ứng với một đoạn văn và mồi một đoạn văn lại có cách lập luận riêng, tạo nên sự thông nhất, chạt chẽ trong toàn bài. Điều này được thế hiện cụ thể:
Mở bài: (đoạn 1) “Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài”. Tác giả lập luận ở đoạn văn này theo cách suy luận tương phản, đối lập: “nhiều người” >< “ít ai”
Thân bài: (đoạn 2) Từ “danh họa” đến “họa sĩ lớn thời Phục hưng”. Tác giả kể chuyện Đơ Vanh-xi học vẽ trứng để làm dẫn chứng, chứng minh cho luận điểm ở phần mở bài và kết luận ở phần kết bài.
- Tác giả đã lập luận theo quan hệ nhân quả (Thầy giáo dạy trò luyện những nét cơ bản nhất -> kết quả trò đã trở thành tài lớn).
Kết bài: (đoạn 3) phần còn lại. Tác giả lập luận theo quan hệ nhân quả: “Ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh”, “những ông thầy lớn”, “thầy giỏi”(nhân); “có tiền đề”, “mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất” (quả).
a. Đọc bài văn “Học cơ bản mới trở thành tài lớn”, chúng ta nhận thấy tư tưởng chủ đạo của bài văn là: Muốn trở thành những người tài giỏi, nổi tiếng thì phải học những điều cơ bản nhất. - Tư tưởng trên của bài văn thể hiện ở nhừng câu văn mang luận điếm cụ thế như sau: + “Chỉ ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ”. + “Và cũng chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho những điều cơ bản nhất., chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi...”.
b. Bài vãn có bố cục gồm ba phần, mỗi phần tương ứng với một đoạn văn và mồi một đoạn văn lại có cách lập luận riêng, tạo nên sự thông nhất, chạt chẽ trong toàn bài. Điều này được thế hiện cụ thể: Mở bài: (đoạn 1) “Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài”. Tác giả lập luận ở đoạn văn này theo cách suy luận tương phản, đối lập: “nhiều người” >< “ít ai” Thân bài: (đoạn 2) Từ “danh họa” đến “họa sĩ lớn thời Phục hưng”. Tác giả kể chuyện Đơ Vanh-xi học vẽ trứng để làm dẫn chứng, chứng minh cho luận điểm ở phần mở bài và kết luận ở phần kết bài. - Tác giả đã lập luận theo quan hệ nhân quả (Thầy giáo dạy trò luyện những nét cơ bản nhất -> kết quả trò đã trở thành tài lớn). Kết bài: (đoạn 3) phần còn lại. Tác giả lập luận theo quan hệ nhân quả: “Ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh”, “những ông thầy lớn”, “thầy giỏi”(nhân); “có tiền đề”, “mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất” (quả).