K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

(Trích “Khi học trò nhởn nhơ trước bạo lực học đường” dantri.com.vn)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực”.

Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

1
20 tháng 8 2021

Câu 1: tự sự

Câu 2: NDC: thực trạng của bạo lực học đường hiện nay.

 

phầnl: đọc đoạn trích sau và thực hiện  các yêu cầu :Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi...
Đọc tiếp

phầnl: đọc đoạn trích sau và thực hiện  các yêu cầu :

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong "tà áo trắng tinh khôi" đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường.Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau.Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tút dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

c1: chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ?
c2: nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?
c3: nêu tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong câu sau :" Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực"

 

0
phầnl: đọc đoạn trích sau và thực hiện  các yêu cầu :Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.Quanh các vụ đánh...
Đọc tiếp

phầnl: đọc đoạn trích sau và thực hiện  các yêu cầu :

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong "tà áo trắng tinh khôi" đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường.Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau.Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tút dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

c1: chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ?
c2: nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?
c3: nêu tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong câu sau :" Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực"

1
24 tháng 3 2021

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Thao tác lập luận bình luận (0,5)

Câu 2: Biểu hiện (0,5):

– Đứng xung quanh hò hét cổ vũ

– Dùng điện thoại để chụp, quay lại cảnh bạo lực

Câu 3: Hậu quả của nạn bạo lực học đường (1,0):

– Ảnh hướng tới sức khỏe, tinh thần của nạn nhân

– Đối với người gây ra bạo lực: ảnh hướng tới nhân cách, công việc, học tập, tương lai.

– Gây ra tình trạng bất ổn trong xã hội, gây hoang mang dư luận

Câu 4:  (1.0) Học sinh nêu được quan điểm của mình về biện pháp hạn chế nạn bạo lực học đường, câu trả lời hợp lí, thuyết phục và đảm bảo đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

ko đúng thì thôi còn đúng thì tk nha

Đề 6:Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi...
Đọc tiếp

Đề 6:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

        Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

           Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

          (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

 Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

0
Đề 2.I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng nhưnhững thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống vànhững người đã chết....
Đọc tiếp

Đề 2.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như
những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.
Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và
những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.
Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa,
phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu
thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm
nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài
cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn
gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th
mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của
tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)
Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?
Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các
phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao
giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình
như hiểu hết, như trao hết niềm tin."
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong
thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào?
(1.0)
Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau:
"Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và
những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường
Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."
Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng
Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.
 

2
3 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Câu 1 ) Tại thời điểm viết dòng nhật kí trên tác giải có ước mơ : Đánh giặc Mỹ , Ước mơ đất ước được độc lập tự do .

Câu 2 ) Phép liên kết : ( Liên kết giữa 2 đoạn ) 

Phép nối : Và

Phép lặp : Đôi mắt 
Câu 3 ) Câu văn đó thuộc kiểu câu : Trần thuật 

Câu 4 ) Điệp ngữ " Tuổi trẻ của mình " 

=> Nhấn mạnh sự gian khổ , khó khăn của tuổi trẻ những lại rất nhiệt huyết , sôi động , giàu lí tưởng cách mạng , bảo vệ quê hương , tổ quốc .

Câu 5 )Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên : 

- Hoàn cảnh sống , chiến đấu : Gian khổ , gặp nhiều khó khăn trở ngại , hoàn cảnh sống còn thiếu thốn , khổ cực nơi chiến trường khốc liệt . 

- Vẻ đẹp tâm hồn  : Giản dị , hồn nhiên , nhưng rất mạnh mẽ ( Dám đối mặt với khó khăn ) 

3 tháng 7 2021

1. Tác giả mơ ước đánh thắng giặc, giành độc lập, tự do cho dân tộc

2. Phép liên kết:

Phép nối: Và

Phép lặp: Đôi mắt

3. Tuổi trẻ của mìnhCN// đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.VN

Đây là câu đơn

4. Tác dụng: Phép điệp ngữ ''tuổi trẻ của mình'' cho thấy những thanh niên cốn hiến tuổi trẻ của mình, cùng cha ông chiến đấu và bảo vệ tổ quốc]

5. Nhận xét: Hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian nan, khổ cực, dù có khó khăn đến mấy nhưng tác giả vẫn luôn hiện lên tình yêu thương và ánh mắt tràn ngập tình yêu thương

  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học....
Đọc tiếp

 

 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

          Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình  khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó  bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

                               (Trích bài phát biểu  của David Mc Cullough trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012- Theo Tuổi trẻ)

      Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

       Câu 2: Anh /chị hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. “

      Câu 3: Tại sao tác giả lại nói :”Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”

      Câu 4: Anh chị rút ra được những bài học nào trong cuộc sống  từ bài phát biểu trên?

0

Những tổn thất nặng nề về người và tài sản do thiên tai ở các tỉnh miền trung đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, lo lắng của người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Cùng với sự quan tâm, kịp thời chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng, rất nhiều ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đã có nhiều việc làm thiết thực khắc phục hậu quả lũ lụt, chia sẻ tháo gỡ cũng như hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua khó khăn. Nhưng đó mới là bước đầu, bởi chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới giúp các địa phương bị thiệt hại từ thiên tai sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục phát triển.

Ngày 7-10-2020, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền trung, tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên. Mưa lớn kéo dài chưa kịp dứt thì những ngày sau đó khu vực này tiếp tục phải hứng chịu các đợt áp thấp và bão số 6 (ngày 11-10), bão số 7 (ngày 13-10), khiến các tỉnh miền trung rơi vào tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ. Mưa dồn dập, nước lũ dâng cao gây chết người, nhấn chìm, tàn phá đồng ruộng, hoa màu, gia súc, gia cầm, cùng rất nhiều đường sá, trường học, nhà cửa... Cuộc sống của người dân vùng lũ bị đảo lộn nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa.

Ngay khi mưa bão xuất hiện, Chính phủ đã chỉ thị Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai từ trung ương tới các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách đối phó kịp thời với diễn biến xấu của thời tiết. Ngày 8-10-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Công điện 1372/CÐ-TTg về tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung, yêu cầu sự vào cuộc của UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên, đặc biệt lưu ý các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm "chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ" nhằm bảo đảm tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại; đặt ra nhiệm vụ cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương... Công điện yêu cầu các bộ, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với địa phương chủ động chỉ đạo, triển khai biện pháp, duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ; kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Do có phương án từ trước, công tác ứng phó, xử lý tình huống xảy ra trong bão lũ đã được các địa phương và bộ, ngành chức năng phối hợp triển khai đồng bộ, nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Tại nhiều địa phương, dù đã có kế hoạch nhưng trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, việc tổ chức đại hội đảng các cấp tạm dừng lại để dành mọi ưu tiên cao nhất cho phòng chống bão lũ. Công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai thường xuyên, liên tục, bất kể ngày đêm. Lực lượng cứu hộ đã bám địa bàn, có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất. Báo cáo ngày 10-10-2020 của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: chỉ trong thời gian ngắn, các đơn vị thuộc Quân khu 4, Quân khu 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 8.843 người (bao gồm 1.849 bộ đội, 6.994 dân quân), 200 phương tiện (bao gồm 114 ô-tô, 86 tàu xuồng) phối hợp các lực lượng ở địa phương ứng cứu, khắc phục hậu quả mưa lũ. Kết quả: tính đến 18 giờ cùng ngày đã tổ chức di dời, sơ tán 7.382 hộ/24.364 nhân khẩu đến nơi an toàn. Nhờ cứu hộ kịp thời cho nên lực lượng chức năng tại các địa phương đã lập được nhiều kỳ tích, tiêu biểu có thể kể đến: giải cứu thành công thuyền viên của các tàu Vietship TK 12, Vietship 09, Vietship 01, Hoàng Tuấn 26, Thanh Thành Ðạt 55 và Thanh Thành Ðạt 68 gặp nạn tại khu vực biển Cửa Việt - Quảng Trị ngày 8-10. Tiếp đó, ngày 19-10, giải cứu thành công 18 người trên xe khách biển số 43B - 024.54 bị lũ cuốn trôi ở Khe Gát (Bố Trạch, Quảng Bình)…

Tuy nhiên do mưa lớn, lũ quét, nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng đã gây thiệt hại nặng nề về người và của. Trong đó không thể không kể đến mất mát, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong khi làm nhiệm vụ. Ðó là sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ đoàn cứu hộ thuộc Quân khu 4 vào ngày 13-10 tại huyện Phong Ðiền (Thừa Thiên Huế), là sự hy sinh của 22 cán bộ, chiến sĩ Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 vào ngày 18-10 tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)... Sự hy sinh của những người lính giữa thời bình đã để lại sự cảm phục, lòng tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước. Trước mất mát này, ngày 22-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Quân đội nhân dân Việt Nam, ghi nhận tinh thần của cán bộ, chiến sĩ không ngại gian khổ, kịp thời có mặt ở nơi khó khăn nhất, hiểm nguy nhất để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Thủ tướng bày tỏ: "Nén nỗi đau thương, mất mát to lớn này, tôi mong muốn toàn thể cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".

Có thể thấy trước, và trong khi bão lũ xảy ra tại khu vực miền trung, Ðảng và Chính phủ thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình. Thí dụ như: Ngày 16-10, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Ðảng gửi điện về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền trung. Ngày 18-10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1411/CÐ-TTg về việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế) và tại Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngày 19-10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn để hỗ trợ cứu đói nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ. Và mới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho năm tỉnh miền trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Trong các ngày qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước kịp thời có mặt ở các tỉnh gặp thiên tai để nắm tình hình, chỉ đạo phòng, chống và động viên, thăm hỏi, tặng quà người dân. Ngày 24-10, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến công tác kiểm tra khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Bình. Mới đây, ngày 26-10, chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo công tác ứng phó bão số 9, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết, đặt công tác phòng chống bão lũ lên hàng đầu, trong đó bảo đảm an toàn tính mạng của người dân là quan trọng nhất.

Chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ và các lực lượng chức năng, nhiều hoạt động hướng về đồng bào miền trung được tiến hành trên khắp cả nước. Tối 17-10, tại chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2020 do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia và Ðài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh bị bão lũ, kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn, khó khăn. Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, chia sẻ những mất mát, đau thương; gửi lời chia buồn đến các gia đình có người thân bị nạn do lũ, lụt; đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể khẩn trương phòng, chống lụt, bão; khắc phục hậu quả; kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất. Ðồng chí chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động từ thiện, ủng hộ, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả, và mong đồng bào ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", "thương người như thể thương thân", hết lòng động viên, giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, khó khăn, người nghèo, hộ nghèo, để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do thiên tai gây ra. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, và trong cả cộng đồng,… các hoạt động thiện nguyện, đóng góp của cải vật chất để hỗ trợ đồng bào vùng lũ, lụt đã diễn ra rất sôi nổi. Hàng đoàn xe cứu trợ mang lương thực, thực phẩm, thuốc men, phao cứu sinh,... cùng hướng về miền trung. Người dân ở nhiều nơi thức trắng đêm nấu cơm, gói bánh chưng,... gửi tới đồng bào đang bị bão lũ cô lập. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã lặn lội vào vùng lũ, chia sẻ khó khăn với đồng bào.

Có thể thấy, mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ, đó là truyền thống quý báu của dân tộc, đã in dấu ấn trong huyết quản của người Việt Nam. Ðóng góp, cứu trợ đồng bào vùng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai là hành động rất cần thiết, cần biểu dương và khuyến khích. Song khắc phục hậu quả thiên tai cũng cần thiết không kém, vì chúng ta phải làm mới hoặc củng cố hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho gia đình có nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, giúp học sinh tiếp tục đến trường, sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường… Ðó là những công việc rất lớn nhưng phải hoàn thành, vì chỉ phải giải quyết rốt ráo những công việc đó, chúng ta mới bảo đảm cuộc sống ở vùng bị thiên tai sớm ổn định. Trọng trách này đã đặt Nhà nước, các địa phương, các ngành liên quan trước các nhiệm vụ nặng nề, và để hoàn thành không chỉ cần công sức, tiền bạc, mà còn cần phải tiến hành có tổ chức, quy củ, đồng bộ. Vì thế, hơn lúc nào hết, khi đất nước còn nghèo toàn dân cần chung tay, đoàn kết, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cùng Ðảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau.

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng.

Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau.

Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng.

Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.

Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.

Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thông báo. Còn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay

2.1. Từ chính bản thân học sinh

Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh

Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh  đối tượng từ 12-17 tuổi.

Giai đoạn này  hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).

Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam

2.2. Từ phía nhà trường

Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.

Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

2.3. Từ phía gia đình

Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam.

Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.

Trích đoạn bạo hành gia đình ngay trước mặt con trẻ

Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.

Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.

2.4. Nguyên nhân bạo lực học đường ở việt nam từ phía xã hội

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..).

Những hình ảnh này được phát tán công khai trên mạng xã hội, khi trẻ em vị thành niên xem ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý sau này.

3. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường hiện nay

Để có thể khắc phục bạo lực học đường 2018 hiện nay, cần có những giải pháp thiết thực và hợp lý và thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.

Trong lớp, cần tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập.

Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử.

Theo những tin tức tư vấn học đường, cũng cần nhìn nhận cách giáo dục trẻ trong gia đình. Thực tế, có rất nhiều gia đình chỉ chú trọng đến kết quả học tập của con mà không chú ý đến việc các em nghĩ gì hay cách xử sự của con với bạn bè.

Vì thế, thay vì chu cấp cho con nhiều về mặt vật chất, gia đình, và đặc biệt là cha mẹ cần là những người bạn đồng hành của con cái. Tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ý lại, dựa dẫm và hưởng thụ.

Nhà trường cần chú trọng đào tạo kỹ năng sống cho học sinh tránh bạo lưc học đường ở việt nam hiện nay

Với nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực.

Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường.

Ngoài ra, bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể hay lực lượng công an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường.

Chúc bạn học tốt!!!

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.”

(SGK Ngữ văn 8 - Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Nêu rõ xuất xứ của văn bản.

Câu 2 (1.5 điểm): Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (2.5 điểm): Từ đoạn trích và những hiểu biết về văn bản của mình, em hãy lí giải: Tại sao thuốc lá bị coi là một loại ôn dịch.

 

0
Đề số 1I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với cácem về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chếtngười ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữathì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội...
Đọc tiếp

Đề số 1I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với cácem về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chếtngười ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữathì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiềungười mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Cănbệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lốibầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cáchnhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghegiảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiếnthức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ chochính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiềutriệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệuchứng đó.Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thìkhoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họkhông suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ nàysang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.Câu 2. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết ngườingay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họcó thể trở thành những người vô dụng.Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày suy nghĩ về quan niệm của PGS.TS Văn Như Cương: Mỗi một người đều cómột thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đócàng trở nên rất ngắn ngủi.Đề số 1I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với cácem về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chếtngười ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữathì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiềungười mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Cănbệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lốibầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cáchnhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghegiảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiếnthức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ chochính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiềutriệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệuchứng đó.Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thìkhoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họkhông suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ nàysang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.Câu 2. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết ngườingay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họcó thể trở thành những người vô dụng.Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày suy nghĩ về quan niệm của PGS.TS Văn Như Cương: Mỗi một người đều cómột thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đócàng trở nên rất ngắn ngủi.

0
31 tháng 1 2020

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.

31 tháng 1 2020

Cảm ơn bạn nhiều .Đây là bạn tự viết hả hay gì vậy