Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.
Các nước phát triển có tỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước trung bình có tỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.
Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65.
Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.
Tham khảo!
♦ Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế; cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể:
- Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế
+ Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
+ Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
- Cơ cấu kinh tế
+ Các nước phát triển: tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.
- Hầu hết các nước đang phát triển: đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.
- Trình độ phát triển kinh tế
+ Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao; tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.
+ Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.
Tham khảo!
♦ Sự khác biệt về xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: dân cư và đô thị hóa; y tế và giáo dục. Cụ thể:
- Dân cư, đô thị hóa
+ Các nước phát triển:
▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, thường có cơ cấu dân số già.
▪ Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị lớn, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cao.
+ Phần lớn các nước đang phát triển:
▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và có xu hướng giảm.
▪ Phần lớn các nước có cơ cấu dân số trẻ. Một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già.
▪ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh; chất lượng cuộc sống chưa cao.
- Giáo dục và y tế
+ Các nước phát triển có hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình cao.
+ Các nước đang phát triển có hệ thống giáo dục và y tế ngày càng nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên và tuổi thọ ngày càng tăng.
sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước phát triển vả các nước đang phát triển không thể hiện ở chỉ số nào sau đây:
A. cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
B. số người trong độ tuổi lao động
C. thu nhập bình quân theo đầu người
D.chỉ số phát triển con người
Các nước phát triển có chỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.
+ Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76; các nước đang phát triển: 65.
+ Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.
Các nước phát triển có chỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.
+ Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76; các nước đang phát triển: 65.
+ Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.
Tham khảo!
♦ Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước cần dựa trên sự đánh giá, tổng hợp các tiêu chí về kinh tế xã hội.
- Các nước phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên.
+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.
- Đa số các nước đang phát triển, có:
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.
+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ.
Tham khảo!
♦ Nước phát triển
- Đức:
+ Chỉ tiêu GNI/người: 47520USD
+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 63,3%; công nghiệp và xây dựng 26,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,7%
+ Chỉ số HDI: 0,944
- Hoa Kỳ
+ Chỉ tiêu GNI/người: 64140USD
+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 80,1%; công nghiệp và xây dựng 18,4%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,9%
+ Chỉ số HDI: 0,920
♦ Nước đang phát triển
- Bra-xin:
+ Chỉ tiêu GNI/người: 7800USD
+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 62,8%; công nghiệp và xây dựng 17,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 5,9%
+ Chỉ số HDI: 0,758
- Việt Nam:
+ Chỉ tiêu GNI/người: 3390USD
+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 41,8%; công nghiệp và xây dựng 36,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 12,7%
+ Chỉ số HDI: 0,710
Về GNI/người:
Các nước phát triển có GNI cao gấp hàng chục lần so với các nước đang phát triển. Cụ thể, các nước phát triển là Ca-na-đa có GNI năm 2020 là 43540 tỉ USD, Cộng hòa Liên bang Đức là 47520 tỉ USD.Các nước đang phát triển là Bra-xin có GNI năm 2020 chỉ đạt 7800 tỉ USD và In-đô-nê-xi-a là 3870 tỉ USD.– Về cơ cấu kinh tế:
+ Các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể:
Ở Ca-na-đa, năm 2020: tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 1,7% GDP; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 24,6%; trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 66,9%.Ở Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 0,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 63,3%.+ Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá cao; ngành công nghiệp – xây dựng tỉ trọng đang giảm dần tuy nhiên vẫn còn cao; ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể:
Ở Bra-xin, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 5,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm 17,7%; dịch vụ chiếm 62,8%. Có thể thấy, Bra-xin là nước đang phát triển nhưng có cơ cấu kinh tế tương đương với các nước phát triển.Ở In-đô-nê-xi-a, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 13,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 38,3%; dịch vụ chiếm 44,4%.– Về HDI:
Các nước phát triển có tỉ lệ HDI ở mức cao: Ca-na-đa là 0,931, Cộng hòa Liên bang Đức là 0,944.Phần lớn các nước đang phát triển tỉ lệ HDI này còn chưa cao. Cụ thể: chỉ số HDI của Bra-xin là 0,758, của In-đô-nê-xi-a là 0,703.♦Xác định một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.
Xác định một số nước phát triển và đang phát triển:
– Nước phát triển: Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga….
- Nước đang phát triển: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a…
- GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.
GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.