K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2017

Có vì nó là một chuỗi sự việc tường trình có mở đầu, vấn đề chính và có cả kết thúc

17 tháng 8 2017

có vì có mở đầu , svc chính và kết thúc

11 tháng 2 2017

Đáp án: A

→ Bởi lời phát biểu đó có tính thống nhất về chủ đề (chủ đề ngày khai trường, nhiệm vụ, mục tiêu…) nhằm chào mừng, cổ vũ, đặt ra nhiệm vụ cho năm học mới.

5 tháng 8 2021

có nha

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

d)Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

e)Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết

1
10 tháng 2 2017

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

     + Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

     + Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

     + Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

a) Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ( ví dụ : muốn khuyên nhủ người khác một điều gì, có lòng yêu mến bạn, muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức, v.v...) mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào ?b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải...
Đọc tiếp

a) Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ( ví dụ : muốn khuyên nhủ người khác một điều gì, có lòng yêu mến bạn, muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức, v.v...) mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào ?
b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào ?
c) Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi :
             Ai ơi giữ chí cho bền
        Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Em hãy nhận xét : Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì ? Nó muốn nói lên vấn đề ( chủ đề ) gì ? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào ( về luật thơ và về ý ) ? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Theo em, câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa ?
d) Lời phát biểu của thầy ( cô ) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ?
đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không ?
e) Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích ( kể miệng hay được chép lại ), câu đối, thiếp mời dự đám cưới, có phải đều là văn bản không ? Hãy kể thêm nhưng văn bản mà em biết.

1
30 tháng 8 2016

cần nữa ko bn để mk làm cho

 

28 tháng 9 2018

waf là gì vậy bn

28 tháng 9 2018

vvaf là và

Phần I. (4,0 điểm)Trong bài phát biểu tại Lễ bế giảng năm học 2014 - 2020 của một trường đại học, thầy Hiệu trưởng viết[...] Cả đất nước này vừa phải trải qua những tháng ngày dịch bệnh kinh khủng. Tất cả chúng ta đều được đặt vào một thử thách nghiệt ngã. Để rồi ở đó, sự tử tế đã lên ngôi, sự dấn thân càng hiện rõ, sự thích ứng được khẳng định, trách nhiệm cá nhân, cộng...
Đọc tiếp

Phần I. (4,0 điểm)

Trong bài phát biểu tại Lễ bế giảng năm học 2014 - 2020 của một trường đại học, thầy Hiệu trưởng viết

[...] Cả đất nước này vừa phải trải qua những tháng ngày dịch bệnh kinh khủng. Tất cả chúng ta đều được đặt vào một thử thách nghiệt ngã. Để rồi ở đó, sự tử tế đã lên ngôi, sự dấn thân càng hiện rõ, sự thích ứng được khẳng định, trách nhiệm cá nhân, cộng đồng có dịp bộc lộ và được tôn vinh. Các em có một năm học đáng nhớ, một năm học chậm lại, ngày ra trường cũng chậm lại, thời sinh viên bất ngờ lại phải dài thêm trong bao lo lắng. Nhưng những ngày qua sẽ là quãng thời gian không thể nào quên.

Có những điều đọng lại sau một mùa dịch khủng khiếp, đó là: sự tử tế, sự dấn thân và sự thích ứng.

Qua những biến cố, hãy hứa với nhau rằng chúng ta yêu thương nhau hơn, trân trọng nhau hơn và nguyện sẽ làm tốt hơn những việc ý nghĩa cho cuộc đời, vì chúng ta đã trải qua những tháng ngày nhọc nhằn, cam khó có nhau. [...]

(Theo https://vnexpress.net/hieu-truong-nhac-tan-cu-nhan-bai-hoc-tu-covid-19-4128973.html)

1. Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

2. Theo tác giả, những vẻ đẹp nào của con người đã được bộc lộ khi đất nước ta "trải qua những tháng ngày dịch bệnh kinh khủng”?

3. Giải thích nghĩa của từ "tử tế" trong đoạn trích

4. Qua những biến cố của đất nước cho em cảm nhận được điều gì về cách sống của con người VN

1
8 tháng 6 2021

1. Phép liên kết: Phép nối qua từ Nhưng

2. Đó chính là sự tự tế, sự dấn thân, sự thích ứng

3. “Tử tế” có nghĩa là cẩn trọng từ những việc nhỏ bé. Trong đoạn trích, khi chúng ta có dịp để sống chậm lại chúng ta biết yêu thương nhau hơn, biết thấu hiểu đồng cảm nhau hơn. Chúng ta sống nhân văn hơn, sống ý nghĩa hơn bắt nguồn từ những việc thật nhỏ.

4. Con người VN thích ứng rất nhanh với mọi hoàn cảnh. Họ biết đúc kết và đưa ra những bài học cho chính bản thân mỗi người. Họ mạnh mẽ, kiên cường. Họ sống có tình có nghĩa, yêu thương trân trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Họ luôn cố gắng sống muốn cuộc sống ý nghĩa nhất và luôn biết hướng về tương lai đẹp nhất.

 

24 tháng 2 2022

tham khảo

Hơn ai hết, cảm xúc của các bậc phụ huynh, thầy cô và học sinh vào sáng ngày 5.9 luôn rất vui tươi, tràn đầy động lực và niềm tin cho một năm học mới nhiều thành công mới, thắng lợi mới.

Ngày khai giảng, ngày hội đến trường năm nay thật đặc biệt!. Các em ở nhà, không đến trường … chỉ gặp nhau trước màn hình công nghệ qua zoom, google meet ... Mọi thứ đều có thể chuẩn bị đầy đủ qua màn ảnh nhỏ nhưng có lẽ cảm xúc của mỗi người không thể vẹn nguyên như những ngày tựu trường của những năm trước. Đâu đó các các nhà giáo, các em học sinh sẽ có chút bồi hồi, bâng khuâng và lắng đọng. Chúng ta sẽ không được thưởng thức những tiết mục văn nghệ sôi nổi chào đón năm học mới, không có hình ảnh thầy/cô hiệu trưởng tiến lên sân khấu đánh trống khai trường với ba hồi chín tiếng đánh dấu một cột mốc chuyển giao giữa những ngày hè sân trường vắng vẻ với một năm học mới. Tiếng trống liên hồi như thúc giục học sinh không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện … Cũng không thấy hình ảnh ôm nhau vui đùa mừng rỡ của các em học sinh khi gặp bạn bè mới, thầy cô mới, trường mới sau những ngày hè thật dài... 

Thương lắm học sinh ở năm học trước đã không được dự lễ tổng kết cuối năm, chia tay vội vã trên màn ảnh nhỏ với thầy cô chủ nhiệm và bạn bè… Đầu năm học mới cũng không thể có ngày tựu trường đúng nghĩa… Dịch bệnh đã lấy đi quá nhiều thứ trong mỗi chúng ta.

Qua đó mới thấy mỗi chúng ta hãy giáo dục chính bản thân mình và học sinh luôn trân trọng từng phút giây hạnh phúc của hiện tại, sống hết mình cho hôm nay vì chúng ta không thể biết trước ngày mai có nhiều sự thay đổi đến quá đỗi bất ngờ!.

24 tháng 2 2022

Ngày 5 tháng 9 năm 2011 vừa qua, trường em long trọng tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới.

Lễ đài được trang trí giản dị nhưng trông thật long trọng và đẹp mắt. Một tấm phông đỏ nổi bật hàng chữ trắng: Lễ khai giảng năm học mới 2011 - 2012. Một dãy bàn phủ khăn xanh, có bày những lọ hoa rực rỡ là nơi dành cho các vị đại biểu. Lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh cột. Từng tốp, từng nhóm đội viên với đồng phục áo trắng, quần xanh, khăn quàng đỏ thắm trện vai đang túm tụm chuyện trò. Đúng 7 giờ 30 phút buổi lễ bắt đầu. Tiếng chị Liên đội trưởng vang to: “Nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu đến dự lễ khai giảng năm học 2011 - 2012 với trường chúng ta”. Lập tức, tiếng trống hòa cùng tiếng vỗ tay rộn rã vang lên. Khi các vị đại biểu đã ngồi vào chỗ, thì tiếp theo là lễ đón các em học sinh lớp 6 mới vào trường, tiếng chị Liên đội trưởng lại vang lên: “Mời bác Phan Thế Duệ, bác Nguyễn Chiếm Sơn cùng cô Hiệu trưởng ra đón các em”. Các em học sinh cùng cô giáo chủ nhiệm diễu hành qua lễ đài. Các em trong trang phục áo trắng, váy mini jupe, khăn quàng đội viên, trên tay là những bông hoa, những quả bóng bay vẫy chào. Khi các em đã vào đúng chỗ của lớp mình, chị Liên đội trưởng mời các vị đại biểu và các thầy cô giáo cùng toàn thể trường đứng lên làm lễ chào cờ. Cả sân trường im phăng phắc, những tiếng xì xào cuối cùng cũng lặng hẳn. Tiếng chị Liên đội trưởng dõng dạc vang lên:

- Nghiêm! Chào cờ... chào!

Tất cả các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các học sinh ngẩng cao đầu, chăm chú hướng lên lá cờ Tổ quốc. Toàn Liên đội hát vang bài Quốc ca hùng tráng. Những trang sử oanh liệt của dân tộc dường như sống lại. Bài đội ca liên tiếp sau đó cũng đã sôi nổi như khí thế của lớp lớp đội viên hôm nay đang nối bước tiếp cha anh xây dựng nước nhà. Sau phần nghi lễ, chương trình lễ khai giảng tiếp tục trong không khí nghiêm túc. Tất cả các thầy cô giáo cùng các học sinh của trường hết sức vui mừng được đón bác Phan Thế Duệ đến dự. Các bác của Phòng giáo dục, Ủy ban nhân dân, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo cùng tất cả các học sinh của trường cũng đến dự đông đủ. Sau phần giới thiệu đại biểu, phút sinh hoạt truyền thống bắt đầu. Cô Lan Hương giới thiệu cô Liên - Hiệu phó - lên đọc thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường. Em như thấy Bác hiện ra trước mắt với nụ cười hiền hậu trên môi và ánh mắt dịu hiền đang trìu mến nhìn chúng em. Chúng em ghi lòng tạc dạ lời Bác dạy trong thư: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu."

Nghe cô Hiệu phó đọc thư mà em thầm tự nhủ: mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Cô Liên đọc thư xong, cô Hiệu trưởng lên phát biểu, cô biểu dương những thành tích học tập trong năm học 2010 - 2011, cô khen ngợi những học sinh có thành tích xuất sắc trong năm. Sau khi phát biểu xong, cô đánh một hồi trống khai trường thật dài. Tiếng trống mở ra một năm học mới đầy khó khăn và cũng đầy ước mơ, hy vọng. Những quả bóng bay xanh đỏ tím vàng rực rỡ của các em lớp 6 bay lên bầu trời trong xanh. Tiếp theo, bác Phan Thê Duệ lên phát biểu. Bác rất mừng khi thấy thầy trò trường năng khiêu đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm vừa qua và bác mong rằng trong năm học tới, thầy trò cả trường sẽ đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa. Bác còn kể chuyện ngày xưa bác đi học như thế nào? Thầy cô, trường lớp ra sao? Bác nói vui: “Nhìn các cháu hân hoan, vui mừng trong ngày khai trường, bác ước ao được bé lại như các cháu để cùng được cắp sách đến trường như thế này. Bác chúc các cháu cùng các thầy, cô giáo đạt được nhiều thành tích cao hơn”. Bác Duệ phát biểu xong. Chị Hương Ly lớp 9 Anh lên góp vui bằng tiết mục văn nghệ đảnh đàn oócgan bài Tiến lên đoàn viên. Sau tiết mục của chị Hương Ly, bạn Mai Trang lớp 7 Anh cũng lên góp vui bằng bài hát Niềm vui của em. Hết tiết mục văn nghệ của bạn Mai Trang cũng là kết thúc buổi lễ khai giảng.

Chúng em ra về, lòng vẫn hướng về lá cờ Tổ quốc với một ý chí quyết tâm cao của một năm học mới đang chờ phía trước. 

HT

3 tháng 2 2022

Tham khảo :

Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Ông đã từng viết bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” để khuyên lớm trẻ Việt Nam bước vào thể kỉ mới cần nhận ra những điểm mạnh, từ bỏ những điểm yếu. Trong bài viết có những lời nhắc nhở chân tình sau đây: “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới … nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối họ chay, học vẹt nặng nề …”.

Vậy hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen … để bước vào một thời kì mới. Thế nào là thế kỉ mới? Đây là cụm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học, của thế giới mạng. Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, điện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới”.

Tại sao phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? vì muốn định hướng cho tương lại thì trước hết chúng ta phải bắt tay vào chuẩn bị và cải thiện lại bản thân mình. Đây là khâu quan trọng mở đầu cho các khâu tiếp theo. Nó mở ra hướng đi trong việc chuẩn bị các hành trang tiếp theo. Dù là thời kì đồ đá hay đồ đồng, kể cả thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam thì bản thân con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phát triển. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội. Muốn chuẩn bị cho bản thân thì phải nhận ra xái mạnh và cái yếu của chính mình.

Cái mạnh của con người Việt Nam là gì? Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Sự thông minh nhanh nhạy là một mặt mạnh mà không ai có thể phủ nhận. Nhờ vậy mà dân tộc ta có thể tồn tại và phát triển quan 4000 năm lịch sử đầy thăng trầm biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Nhiều tấm gương thành công của con người Việt Nam đã chứng minh điều này. Ngày xưa, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã làm cho vua Trung Quốc phải nể phục… GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước với giải Fields Toán học.

Cái yếu của con người Việt Nam là gì? Cái yếu của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề … Vậy học vẹt là gì? Học vẹt là học mà không hiểu bải, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Học vẹt là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc nhưng không biết áp dụng kiến thức đó vào thực hành. Học sinh cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra nhưng rốt cục chẳng hiểu vấn đề. Còn thế bào là học tủ? “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vàn kiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi. Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính chất may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi – kiểm tra mà không trúng “tủ” thì sẽ nhận được điểm kém. Trong Luận văn thị phạm, Nghiêm Toản đã viết:

“Sự học mà đã hạ xuống là “học tủ” thù chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”.

Vậy chúng ta phải làm gì để chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? chúng ta phải lấp đầy túi hành trang của mình bằng những điểm mạnh và vứt bỏ điểm yếu. Chúng ta đang sống, sinh hoạt, học tập trên đất nước Việt Nam; chúng ta thừa hưởng, sự thông minh, nhạy bén của cha ông. Và giờ đây, chúng ta phải biến thế mạnh ấy thành kho tàng riêng của mình bằng cách ra sức học tập để bồi dưỡng cho kho tàng ấy ngập tràn kiến thức. Bởi lẽ “kiến thức là sức mạnh”, chỉ có kiến thức, tuổi trẻ mới có sức mạnh xây dựng đất nước phát triển. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải học những gì, học ra sao? Có lẽ không phải là học vẹt, học tủ …. Mà phải thay đổi phương pháp học tập, “học đi đôi với hành” ….

“Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chín nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học” (Einstein).

Trong một thế giới đang phát triển, nước ta lại phải cùng lúc giải quyết ba nhiệm vụ; thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hâu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Để hoàn thành sự nghiệp ấy con người Việt Nam phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội; hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ … nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.