K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2017

- Câu hỏi của Phle- minh: Có chất gì đó đã giết chết vi khuẩn.

- Giả thuyết trong nghiên cứu của ông: Nấm tiết ra chất giết chết vi khuẩn.

Chúc bạn học tốt !!hihi

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 11 2023

Ví dụ: Nhìn thấy cô giáo đang lại gần, em khoanh tay chào cô.

Thông tin thu nhận là nhìn thấy cô giáo.

Kết quả là em khoanh tay chào cô.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là để giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.

- Tác giả thực hiện mục đích đó bằng cách miêu tả lại chi tiết diễn tiến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.

31 tháng 1 2017

●   Em hiểu “Người đồng mình” là người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.

●   Cách gọi “Người đồng mình” của tác giả khiến lời thơ trở nên tha thiết, trìu mến. Cách gọi ấy rất đỗi thân thương, đầy tình cảm tha thiết. “Người đồng mình” là những con người đáng yêu, đáng quý.

17 tháng 3 2017

Đó là bác ! Mk giỏi ko , mk lớp 5 giải toán lớp 9 đó !

17 tháng 3 2017

nữ hoang toán học sai rồi nha

21 tháng 3 2018

Theo mình thì:

-Phần đầu của tác giả nêu lên mục đích chân chính của việc học, đó là học để " Biết rõ đạo". Tức là học để biết cách làm người, sống tốt, xử sự đúng mực. "Ngọc không mài , không thành đồ vật" con người không học hành, tu dưỡng thì không có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời.

- Tác giả đã phê phán :+ thói lệch lạc: không chú ý đến nội dung học

+thói học sai trái: học vì danh lợi bản thân

-> Tác hại: Đảo lộn giá trị con người. Chúa tầm thường, thần nịnh hót nước mất nhà tan là 1 thứ thảm họa cho đất nước.

- Phương pháp học đúng đắn: +Học từ thấp đến cao

+ học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách phải đc thí nghiệm trog đời sống

+ từ đơn giản đến phức tạp

-> Người học mới có thể " lập coog trạng" , lấy những điều học dddc mag lại cho đất nước sự bình yên.

Chúc bạn học tốt

14 tháng 9 2023

Cảm xúc chủ đạo của tác giả:

+ Thái độ châm biếm, đả kích của Tú Xương

+ Tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước

Cảm xúc chủ đạo là tiếng cười trào phúng luôn hòa cùng tiếng khóc đau xót - một cảm xúc đặc biệt thường gặp trong các sáng tác của ông.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.

4 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

Bài 1 : 

a. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

b. Nội dung chính : Bàn về cách đọc sách của mọi người trong xã hội hiện nay. 

Bài 2 : 

I. Mở đoạn

Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.

II. Thân đoạn

1. Giải thích ý kiến

- Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của lối sống giản dị

- Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...

+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.

- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.

b) Tác dụng của lối sống giản dị

- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.

- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.

- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái.

c) Mở rộng, phản đề

- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

III. Kết đoạn

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

a) Phương thức biểu đạt : Nghị luận

b) Nội dung : Bàn về cách đọc sách

c) Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi dưỡng tâm hồn và  nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con người.

Bài 2 :

Bạn tham khảo :

Trong cuộc sống không gì quý bằng sự khiêm tốn, và người bạn hiền của khiêm tốn ấy lại là sự giản dị.Sống giản dị là một lối sống đẹp. “Lối sống giản dị” là lối sống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, không khoa trương, xa hoa. Sống phù hợp với hoàn cảnh bản thân và xã hội. Đó là lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Bác Hồ từng nói: Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, cần với kiệm phải đi đôi với nhau. Giản dị và tiết kiệm là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị, tiết kiệm sẽ được mọi người xung quanh yêu mến. Người sống tiết kiệm là thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và người khác. Hai phẩm chất trên góp phần làm cho đời sống giao tiếp giữa con người với con người trở nên thân thiện, hòa bình và phồn vinh xã hội. Ngày nay, không ít người có chút tiền lại đem đi phung phí. Có những mâm tiệc trị giá chục triệu bạc, nhằm khoe gia thế; có những tiệc cưới phung phí đến kinh hoàng; sự lãng phí tràn lan. Một số cán bộ nhà nước tha hoá đạo đức và kém năng lực đã làm lãng phí tiền của nhân dân. Tất cả những điều vừa nói đã đi ngược với truyền thống của dân tộc ta và làm chậm sự phát triển của đất nước. Ngày nay, đất nước chúng ta đang vươn vai cùng với năm châu trong thế hội nhập, nhưng nội lực kinh tế đất nước chúng ta chưa thật sự lớn mạnh. Vì thế, chúng ta càng phải sống giản dị và tiết kiệm. Là thanh niên – thế hệ trẻ – người chủ tương lai của đất nước lại càng phải ý thức nhiều hơn về điều đó. Hãy dành thời gian học tập nhiều hơn vui chơi. Hãy giản dị để cuộc sống đáng yêu hơn.