qua hình 24 sách giáo khoa . em có suy nghĩ gì về lao động trẻ em ở Anh thế kỉ 18. liên hệ với bản thân em hiện nay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo
Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước,…
Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ từ những trò chơi trực tuyến, hay từ những thần tượng xứ Hàn, xứ Đài nào đó.
Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả không hay chút nào, khi mà một đất nước có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…
Các bạn trẻ đó nào biết rằng, để có được đất nước như ngày nay thì đã bao người phải ngã xuống và đã bao người lại tiếp tục nối bước những người đã nằm bên dưới. Họ nào biết rằng, độc lập tự do mà họ đang có, sự an nhàn sung sướng mà họ đang hưởng thụ đã được đổi lấy bằng xương, bằng máu của ông cha họ. Và họ cũng chẳng hề biết rằng, nếu họ cứ mãi chìm đắm trong những đam mê nhất thời đấy thì một ngày không xa, chính bản thân họ, gia đình họ, đất nước của họ sẽ phải bị đào thải khỏi thế giới này.
Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
Những thanh niên yêu nước, những người trẻ tuổi có trách nhiệm với đất nước sẽ làm nên những trang sử mới cho đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Thế nên, hãy tỉnh dậy và bắt đầu làm việc đi nào các bạn trẻ, đừng mãi ngủ vùi trong thú vui, đam mê, dục vọng.
Tham khảo:
Maxim Gorki từng viết: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Thật vậy, và đọc sách là một việc làm không hề phức tạp mà lại có ý nghĩa lớn lao. Ai cũng biết sách chứa rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú.
Do đó đọc sách là một cách để ta thưởng thức cuộc sống, đó chẳng khác gì một sự trải nghiệm phong phú đủ mọi cung bậc trên từng trang sách. Bên cạnh đó đọc sách còn là một biện pháp tự học hữu hiệu và thiết thực mà ai cũng có thể làm được. Khi đọc sách mọi người sẽ không chỉ cảm thấy không còn đơn độc mà họ cảm thấy vô cùng tĩnh tâm. Nó có thể ươm mầm trong chúng ta những ý nghĩa cao thượng, những ý tưởng để làm việc trong nhiều lĩnh vực và hiểu biết sâu rộng. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn; là một thói quen tốt giúp cho bộ não của chúng ta khỏe mạnh và linh hoạt. Đọc sách đem lại sự thư giãn, là nguồn gốc tuyệt vời của sự hưởng thụ, mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi với những kiến thức tuyệt vời, nó cũng giúp ta trở thành một người thành công trong cuộc sống này. Những cuốn sách thú vị và bổ ích giống như người bạn tốt, nhất là với những người say mê đọc nó. Bill Gates, một tỉ phú thế giới vẫn sống cuộc đời của một “mọt sách”. Ông đọc hơn 50 đầu sách mỗi năm và duy trì thói quen luôn đọc sách một tiếng trước khi đi ngủ bất chấp công việc bận ra sao. Ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg cũng tương tự khi mời cả thế giới tham gia vào thử thách của chính mình vào năm 2015: Đọc một cuốn sách mới vào mỗi hai tuần.
Bạn thấy đấy, sách là kho tri thức không chối từ ai, chỉ cần ta hiểu được giá trị của kho tri thức ấy để rồi tự xây dựng cho mình thói quen đọc sách hàng ngày. Nhờ đọc sách, tôi tin chắc chắn chúng ta sẽ ngày một ưu tú hơn.
Tham Khảo
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển của công nghệ thông tin, mạng truyền thông , mọi thứ đều có thể làm với mạng máy tính, điện thoại thông minh nhưng cùng với đó là tình trạng văn hóa đọc sách ở giới trẻ. Đọc sách là một thói quen tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Sách giúp ta mở mang tầm Tri thức, kiến thức sâu rộng, đem cho ta nhiều bài học đáng quý, rèn luyện cho ta những cảm xúc mới mẻ mà chỉ có sách mới đem lại được. Hiện nay, có rất ít người có thói quen đọc sách, những người đọc chủ yếu là người lớn tuổi và trẻ em, còn giới trẻ thì rất ít. Sự khác biệt lớn nhất của người đọc sách và không đọc sách ở chỗ : người trẻ đọc sách thì biết được nhiều, nghĩ được nhiều, dễ thành công trong cuộc sống và có nhân cách tốt đẹp còn người Không đọc sách thì sẽ có vốn kiến thức hạn hẹp, khó thành công. Việc này chủ yếu là do các bạn trẻ ngày nay chỉ mải miết lướt facebook, Yahoo, YouTube, xem phim trực tuyến trên mạng nên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến tinh thần, kiến thức, phản ứng của các bạn. Đọc sách có nhiều lợi ích như vậy, chúng ta hãy cùng nhau chung tay lập đội tuyên truyền, phát động phong trào về ngày đọc sách, lợi ích của việc đọc sách để mọi người đặc biệt là giới trẻ để các bạn thay đổi theo hướng sống vui vẻ và hòa đồng với xã hội hơn.
Tham Khảo
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của mình. Lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.
Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau ch chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau…
Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.