Chị em Thúy Kiều được giới thiệu như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.
Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.
Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.
Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.
* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình
- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen
- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.
- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.
* Nhận xét:
- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.
- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.
* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình
- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen
- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.
- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.
* Nhận xét:
- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.
- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
Tác giả đã sử dụng những từ ngữ: tố nga, mai, tuyết và biện pháp nghệ thuật ước lệ để giới thiệu 2 chị em Kiều. Tác dụng: giúp người đọc có thể cảm nhận rõ hơn về những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều.
Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng và thành ngữ ''muời phân vẹn mười'' để làm nổi bật vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng và trong trắng của 2 chị em. Tuy 2 chị em đều đẹp hoàn hảo nhưng mỗi người lại mang một nét đẹp riêng ''mỗi người 1 vẻ''
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Thúy Vân:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.
Câu trên là nghi vấn dùng hành động nói trần thuật.
Trả lời luôn câu hỏi nếu bạn cần: Vì khi giới thiệu tác giả cần nhắc đến nhân vật chính của cả truyện thơ của mình, khi miêu tả vẻ đẹp tác giả dùng nghệ thuật đòn bẩy để bật lên vẻ đẹp của Kiều.
Với bốn câu thơ đầu bằng cách giới thiệu hết sức khái quát, Nguyễn Du đã giới thiệu cho người đọc thấy sơ qua về vẻ đẹp của hai tuyệt sắc giai nhân Thúy Vân và Thúy Kiều. Ngay từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng từ "tố nga" - chỉ những cô gái đẹp như hằng nga hạ thế. Dụng ý rất rõ ràng. Nhà thơ muốn nói với người đọc về vẻ đẹp sắc nước hương trời của Kiều - Vân. Cả hai đều là những giai nhân mĩ lệ hiếm có trên thế gian. Ngoài ra, thi nhân còn giới thiệu mối quan hệ của cả hai người: "Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân". Hai từ "chị em" đặt cạnh nhau cho thấy mối quan hệ gắn bó thân thiết. Để làm nổi bật vẻ đẹp của cả hai chị em, Nguyễn Du dùng đến hai hình ảnh ước lệ "mai, tuyết". Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” một cách tinh tế và đẩy ẩn ý. Vẻ đẹp của họ đều đã đạt đến mức "mười phân vẹn mười". Chị em Kiều - Vân được miêu tả gắn với cái đẹp hoàn mĩ trở thành vẻ đẹp lí tưởng ở thời đại bây giờ. Song người ta thường nói "Hồng nhan bạc mệnh". Cách hé mở về vẻ đẹp của hai chị em khiến độc giả không thể ngừng tò mò về số phận của họ ở tương lai.
là hai chị em đẹp người đẹp nết , tư dưng đức hạnh , sắc đẹp. tài năng đều có dư , ...v...v
chị em thúy kiều được nguyễn du đặc tả đều là những người con gái đẹp "tố nga". họ có cốt cách thanh cao như cây mai và tân hồn trắng trong như tuyết :"mai cốt cách tuyết tinh thần ". tuy mỗi người họ có một vẻ đẹp riêng nhưng đều thập toàn thập mĩ .nguyễn du đã sử dụng biện pháp ẩn dụ và bú pháp ước lệ để giới thiệu chung về hai chị em thúy kiều