viết một bài về lễ hội👨👨👧👦👩👦
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng hoạt động văn hóa - tâm linh đặc trưng của Di tích Quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/ 4, (ngày 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Sáng ngày 22/ 4 (ngày 7/ 3 âm lịch) đã diễn ra Lễ rước tượng Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang.Xuất phát từ những chiến công vang dội của các bậc tiền nhân bên dòng sông Bạch Đằng, dòng sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đặc biệt là chiến thắng của nhà Trần vào mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288). Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc, giữ yên bờ cõi, đồng thời khơi gợi hào khí, tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của mọi thế hệ .Lễ hội Bạch Đằng với nhiều hoạt động ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu mai sau, mãi ghi nhớ những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta
Lễ hội Bạch Đằng diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng. Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.
Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).
Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông.
Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự.
Phần lễ, có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làng rước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa.
Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.
Tham khảo nak:
Cứ vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, quê em lại tổ chức ngày hội làng.
Để chuẩn bị cho ngày hội rộn ràng ấy, mọi người đã ríu rít chuẩn bị từ hai, ba hôm trước đó. Nào là các món bánh, kẹo ngon để soạn mâm lễ, và biếu tặng các cụ già, bô lão. Nào là váy áo, giày mũ sao cho thật xinh đẹp và tươm tất. Và tất nhiên là cả việc cử người đến lau chùi dọn dẹp mái đình làng, chuẩn bị cho ngày hội.
Ngày hôm đó, từ tờ mờ sáng, khắp làng đã vang lên những âm thanh xao động. Mọi người thức dậy sớm, sửa soạn tươm tấp, mang theo đồ lễ, hoa quả, bánh kẹo, kéo nhau đến đình làng. Ở đó, được trang trí những cờ, những hoa xinh đẹp, rực rỡ. Khắp sân, là những ô, những phần sân được chia ra để tổ chức các hoạt động. Sau khi làm xong phần lễ ở trong đình, thì phần hội được bắt đầu. Các quầy hàng với đủ món ăn ngon, hấp dẫn, cùng các sạp hàng với nhiều món đồ xinh xắn đáng yêu thu hút đông người ghé qua. Ở phần sân tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ô ăn quan, múa xòe, ném gòn… thì tiếng cười nói vang lên không ngớt. Khắp nơi, ai cũng tươi vui và phấn khởi. Cảm giác như chẳng biết mệt mỏi là gì cả.
Mãi đến khi ông mặt trời khuất núi, mọi người mới bịn rịn mà ngừng lại để dọn dẹp và trở về nhà. Tuy lễ hội đã kết thúc nhưng dư âm thì vẫn còn mãi trong lòng những người tham gia.
k mik nha
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
Tham khảo:
Lễ hội cúng biển Mỹ Long hay còn gọi là Lễ hội nghinh Ông có cách nay khoảng 300 năm diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 5 (âm lịch) tại miếu bà Chúa xứ, khóm 4, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Lễ hội này xuất phát từ tín ngưỡng thờ Đức Ông Nam Hải (cá Voi) của ngư dân. Lễ hội cúng biển Mỹ Long là lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long - Cầu Ngang, là điểm tựa tinh thần, nơi vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý, tình cảm; nơi để mọi người thỉnh cầu, bày tỏ ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, cho mùa vụ đầy ắp cá tôm, phúc lộc thọ mọi nhà.
Trong những ngày lễ hội, hàng chục ngàn khách thập phương từ các tỉnh lân cận đổ về trẩy hội và tham gia nhiều trò chơi dân gian như: đua thuyền buồm, đua thuyền chèo, dự khán xem hát bội - múa bóng rỗi, đi cà kheo...
Các lễ chính thức của lễ hội cúng biển Mỹ Long bao gồm: Nghinh Ông (đám rước trên biển), Chánh tế (tại miễu Bà), Dâng Mâm lộc (tại miễu Bà), Nghinh Ngũ phương (đám rước khắp thị trấn), Tống Quái (đám rước trên biển)...
Sáng sớm ngày 11/5 lễ Giỗ Tiền Chức diễn ra tại gian thờ Tiền Hiền trong miếu Bà Chúa xứ nhằm tạ ơn công lao và cầu mong các bậc tiền nhân ban thêm ân huệ. Đến 9 giờ thì tổ chức Nghinh Nam Hải tức (Cá Ông) còn gọi là Nghinh Ông. Đoàn nghinh khởi hành từ miếu ra cửa Cung Hầu để nghinh Nam Hải về. Khoảng 5 giờ chiều thì Tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong tại sân miếu. Tuy là phối tự nhưng lễ tế Thần Nông được tổ chức quy mô, trang trọng, có cả học trò lễ, đội lân, đội nhạc; có đọc văn tế và người tham gia chật kín cả sân miếu. Mục đích nghi lễ là tế Thần Nông vị thần nông nghiệp và các chiến sĩ trận vong vì dân, vì nước cùng về chứng giám, phối hưởng mà tiếp tục phù hộ cư dân.
Lễ Chánh tế Chúa Xứ: Vào lúc 10 giờ đêm 11 sáng ngày 12 tháng 5 âm lịch tổ chức Chánh tế Chúa Xứ trong chính điện trước bàn thờ Bà Chúa Xứ. Vật cúng lễ Chánh tế là xôi, heo trắng. Học trò lễ có cặp đăng, cặp đài và cặp thài. Đến giờ trống nhạc nổi lên các học trò lễ, ban quý tế lần lược tiến hành hiến tuần hương, tuần hoa, tuần quả, tuần rượu, dâng sớ và tuần trà. Sau lễ Chánh tế là hát bóng rỗi đây là hình thức diễn xướng tổng hợp có chức năng thực hành nghi lễ đồng thời nó cũng là loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ người dự lễ hội.
Sang ngày 12/5 lúc 7 giờ sáng thì tổ chức lễ Nghinh ngũ phương quanh chợ Mỹ Long để tống tiễn những sui rủi của năm qua, đón nhận mai mắn sẽ đến. Liền sau đó thì tổ chức lễ Tống tàu.Chiếc tàu được thiết kế rất cẩn thận bằng ván gỗ theo kiểu tàu đánh cá chiều dì khoảng 3,5m chiều ngang 1,5m được trang trí rất tỉ mĩ có cả hình nộm của tài công, các ngư phủ cùng các vật cúng thí như chuối, gạo, muối, bánh, tiền vàng mã... Phía trước đầu tàu bày một bàn lễ vật cúng tế gồm: 01 con heo trắng, 01 thau huyết heo, 01 thau lòng heo, 01 mâm bánh bò, 01 chén huyết cùng một ít lông heo, trà, hoa, rượu.
Vào lễ vị pháp sư đóng vai trò điều hành cùng các vị hương chức tiến hành nghi thức. Nghi lễ thực hiện xong, các vật cúng ở bàn cúng được đưa vào tàu và tiến hành tống tàu. Đoàn đi cũng có lân, nhạc, trống, chiêng, vị pháp sư, các hương chức, hầu bóng, chức việc khoảng 2.000 - 3.000 người. Từ miếu đoàn đi vòng qua chợ Mỹ Long rồi đến Vàm Lầu trong tiếng trống, tiếng nhạc rộn rã. Đến Vàm Lầu tàu chở vật cúng được hạ thủy rồi được một tàu đánh cá khởi hành kéo ra cửa biển Cung Hầu cách Vàm Lầu khoảng 4 km.
Đến vị trí tống tàu các tàu dừng lại, vị chủ tế khăn áo chỉnh tề rồi châm ba tuần rượu, một tuần trà khấn nguyện Đại Càn Quốc Gia Nam Hải rồi ra hiệu lệnh tháo dây tống tàu gởi theo đó bao ước mơ, hy vọng cho một mùa đánh bắt mới may mắn, tốt đẹp.
Lễ hội cúng biển Mỹ Long góp phần tạo ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, củng cố bền vững khối đoàn kết cộng đồng. Đây là lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn, sáng tạo đã trở thành một sinh hoạt văn hóa mang đậm tính dân gian và là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tâm linh của người dân.
Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội cúng biển Mỹ Long vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống nhằm khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của lễ hội này. Như vậy, hiện nay Trà Vinh có 02 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
THAM KHẢO
Lễ hội Nghinh Ông là Lễ hội được tổ chức thường niên trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch. Ngày 15, chính lễ bắt đầu từ 14 giờ. Chủ lễ cùng ban trị sự lăng trang trọng thỉnh long đỉnh (lư hương) lên kiệu, được 8 học trò lễ (tuyển chọn từ những nữ sinh con em ngư dân) khiêng và theo hầu. Ban cờ ngũ sắc 54 cây, đội binh khí (kiếm, kích, bát xà mâu), múa mâm, chập chả… ăn mặc lễ phục xếp thành hàng dài xuất phát từ Vạn Lăng Ông. Bà con và khách thập phương cũng nhập đoàn ra bến cảng. Dưới bến lúc này đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá được trang trí cờ, băng rôn đang neo đợi chờ sẵn. Có hàng ngàn người trong vùng và lân cận đến cúng viếng, tham dự lễ và lên tàu ra khơi.
Tàu chủ là chiếc tàu lớn (hoặc 3 chiếc) được bầu chọn đi nghinh Ông. Tàu trang hoàng dây cờ, băng rôn lộng lẫy nhất. Các nghi lễ chính diễn ra trên tàu này. Các tàu ghe khác cũng trang trí đẹp và đều mong khách lên tàu mình càng đông thì càng vui. Đoàn tàu xuất bến ra biển, rầm rộ và sôi động cả một vùng nước. Nếu gặp Ông phun nước (Ông “dội”) thì rước Ông về ngay. Nếu không gặp thì chủ lễ đọc bài “Nguyện hương” và xin “keo”, khi nào xin được thì thỉnh Ông về. Thường là ra tới vùng nước xanh xa bờ 5, 7 cây số. Về đến Vạn Lăng Ông mới tổ chức nghi thức tế lễ chính và thỉnh ông vào chánh điện an vị. Bà con và khách thập phương dâng cúng phẩm vật tại đây cho đến khuya.
Lễ hội ngày nay được lược bớt phần nghi thức rườm rà có màu sắc dị đoan. Ngành văn hóa - thể thao - du lịch và chính quyền địa phương phối hợp xây dựng kịch bản lễ hội, tổ chức thi đấu thể thao hiện đại và nhiều bộ môn dân gian, hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi đờn ca tài tử... Ngành thủy sản thả tôm cá phóng sinh và cùng với cơ quan chức năng tuyên truyền, kiểm tra về thân tàu, máy móc, phao cứu sinh.
Trước đây, khách dự lễ được nhiều gia đình cố cựu ở Sông Đốc mời cơm, lo chỗ ngủ. Gia chủ cho đó là niềm vinh dự và may mắn. Đây cũng là phong cách hào hiệp, hiếu khách vốn có của người Cà Mau.
I the Hung Kings Temple Festival. It's held in Phu Tho, on 8th to 11th on the third lunar month. It's commemorates the first emperor of the nation-Hung Kings. The main activities are worship Hung Kings, make banh trung and join many joinful activities. It's impressive because people from all over the country and from overseas come to join it. I this festival because it is very meaningful and the activities are so joinful.....
Học tốt
Phiếu thu thập thông tin
- Tên lễ hội: Ném còn (Tung Còn)
- Lễ hội được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán – khoảng mùng 10 tháng Giêng
- Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội
- Ý nghĩa: Lễ hội như một lời cầu nguyện mong rằng sẽ có một năm mới tràn đầy niềm vui, những điều may mắn và an lành.
- Điều khiến tôi ấn tượng là lễ hội rất vui và thật nhiều ý nghĩa
- Mong rằng lễ hội sẽ bố trí thêm những chỗ nghỉ ngơi, uống nước cho người dân khi đi tham gia lễ hội.
Bài viết tham khảo – giới thiệu lễ hội đấu vật
Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are organized, streets and public buildings are brightly decorated and almost all shops are crowded with people shopping for Tet. At home, every is tidied, special food is cooked,offerings of food, fresh water, flowers and betel are made on the family altar with burning joss- sticks scenting the air. First-footing is made when the lucky visitor comes and children are given lucky money wrapped in a red tiny envelope. Tet is also a time for peace and love. During Tet, children often behave well and friends, relatives and neighbors give each other best wishes for the new year.
Chúc bn học tốt !
My hometown is the southern plain of water and canals. Every year, boat racing festival is organized on the Lunar New Year exciting, exciting.From before the full moon day of January, people hovered a colorful flag on the bank of the wide river running through their children. Both the coast and the destination have flags, banners celebrate the new spring. On the other side of the river, many colorful balloons are hung. On the day of the launch, early in the morning the boat swimmers and relatives gathered on two sides of the river. The race was divided into three teams dressed in different colors. After the drum, the athletes paddled back across the river to reach the destination. Stretching, her cheering cheers, air wide open sky high, water. The cheering counts the rhythm, rumbling the whole river. The crew of the team also surf ice. The sound of the paddle on the water wave was drowned out by cheers of the spectator.I love my country and love my country.