K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2017

- Những gia vị có tính kích thích như cay, chua và đặc biệt có trong các loại đồ uống có ga sẽ làm tăng sự bài tiết của axit của dạ dày, gây ra các cơn đau dạ dày

- Rượu, bia khi uống vào sẽ tác động trực tiếp lên viêm mặc dạ dày có thể gây ra bệnh xơ gan và viêm tuyến tụy mãn tính từ đó làm cho da dày bị tổn thương nặng thêm

11 tháng 4 2018

Có thể nói, ăn nhiều đồ ăn cay không phải là nguyên nhân khiến một người bị viêm loét dạ dày, nhưng khi đã mắc phải bệnh này, người bệnh cần phải tránh ăn đồ cay nóng để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lý do là vì đồ ăn cay không có tính chữa lành vết thương và khiến dạ dày phải tiết nhiều acid để có thể tiêu hoá được, làm cho vét loét trong dạ dày có thể bị xót khi tiếp xúc. Sự gia tăng acid dạ dày tấn công vào vị trị viêm loét gây ra, gây kích ứng dữ dội cho lớp niêm mạc dạ dày. Việc này cũng giống như ta đổ dấm lên một vết thương ngoài da vậy, nó sẽ gây ra đau đớn ngay lập tức và làm chúng trở nên rất xót.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên sử dụng các loại thức ăn, nước uống như: cơm mềm, chuối, nước ép táo, sữa chua, rau củ màu đỏ và xanh đậm, ngũ cốc, trà thảo dược, nghệ và mật ong…Vì đây là những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid.

- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng không nên sử dụng: các đồ uống có cồn (rượu, bia, cà phê,…); các gia vị cay nóng (ớt, tiêu,…); đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; trái cây chua; nước ngọt, đồ uống có ga,… Vì đây là những thực phẩm dễ gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, làm tăng acid dạ dày, đầy bụng, khó tiêu,…

11 tháng 12 2020

Rượu bia phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng tiết axit phá hủy lớp niêm mạc.

Đồ ăn cay, chua kích thích mạnh niêm mạc dạ dày. Tính cay, nóng của chúng khi ăn nhiều gây tổn thương đến dạ dày do trong bột ớt có hàm lượng vitamin C cao, beta-carotene tốt cho sức khỏe nhưng có thể kích thích các chứng bệnh đại tràng, gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày.

14 tháng 12 2020

bạn ơi, vậy tại sao ăn đồ chua sẽ bị viêm loét dạ dày thế ạ?

23 tháng 1 2018

Chọn A

15 tháng 3 2018

1,vi trong đồ chua chua nhieu axit ,đồ ăn cay thi qua nong,ruou bia thi chua con nhung thu nay khi an vao se lam tang đô loet cua da day

15 tháng 3 2018

3, lam thoai hoa dat,xoi mon ,han han ,..no ngam dan vao trong long dat huy diêt nhieu he sinh thai

22 tháng 3 2023

- Loét dạ dày từng được cho là do ăn nhiều thức ăn cay hoặc căng thẳng thần kinh, và biện pháp tốt nhất được đề xuất chính là tập thể dục, giảm căng thẳng trong cuộc sống và sử dụng các liệu pháp thư giãn như yoga, thôi miên, thiền định, thư giãn cơ bắp tiến bộ, hình ảnh tâm thần, phản hồi sinh học, và thậm chí cả âm nhạc. Bên cạnh đó là có một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế chất béo, tránh rượu, bia, các chất kích thích.

     - Hiện nay được biết là do vi khuẩn (Helicobacter pylori) gây ra, trường hợp viêm loét dạ dày còn ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc Tây để điều trị. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm loét dạ dày: 

+ Thuốc kháng sinh: giúp kháng lại vi khuẩn, nấm,… gây hại trong dạ dày;

+ Thuốc kháng axit trong dạ dày: giúp điều chỉnh, trung hòa lượng axit trong dịch vị;

+ Thuốc ức chế bơm proton, giúp dạ dày hạn chế tiết dịch axit;

+ Thuốc uống tạo màng bọc bảo vệ ổ loét dạ dày, trung hòa axit;

+ Thuốc kháng vi khuẩn HP

Các loại thuốc thuốc này có tác dụng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và giúp cho người bệnh giảm cảm giác đau rát trong dạ dày. Trường hợp người bệnh viêm loét dạ dày đã ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ phần dạ dày bị viêm loét hư hỏng, sau đó may lại, khi đó kích thước dạ dày sẽ nhỏ hơn.

14 tháng 12 2020

Ăn chua làm pH dạ dày giảm -> gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra -> gây viêm loét dạ dày

4 tháng 1 2023

Trả lời theo đúng câu hỏi :  căn cứ theo thức ăn đi vào dạ dày  chú ý đến thức ăn có vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn này tìm thấy rất nhiều trong móng tay, trên bàn tay không vệ sinh, các vật dụng bẩn ...theo thực phâem vào dạ dày  . Khi vi khuẩn xâm nhập vào bao tử vẫn sống " rất tốt " trong dung dịch axit  của bao tử, chúng bám vào niêm mạc và khoét thành  các mảng viêm, ban dầu là loét dạ dày sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu đau.

Nguyên nhân có tới 10 nguyên nhân theo sách bác sĩ trường đại học y,  Huế viết xuất bản 2015, nhưng đây chỉ là 1.

4 tháng 1 2023

Trả lời theo đúng câu hỏi :  căn cứ theo thức ăn đi vào dạ dày  chú ý đến thức ăn có vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn này tìm thấy rất nhiều trong móng tay, trên bàn tay không vệ sinh, các vật dụng bẩn ...theo thực phâem vào dạ dày  . Khi vi khuẩn xâm nhập vào bao tử vẫn sống " rất tốt " trong dung dịch axit  của bao tử, chúng bám vào niêm mạc và khoét thành  các mảng viêm, ban dầu là loét dạ dày sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu đau.

Nguyên nhân có tới 10 nguyên nhân theo sách bác sĩ trường đại học y,  Huế viết xuất bản 2015, nhưng đây chỉ là 1.