K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2023

Trong thế giới đa dạng và đa chiều của nghệ thuật thường xảy ra hiện tượng mà đa số bạn trẻ hiện nay không cảm nhận được sự hấp dẫn của các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống như tuồng, chèo, hoặc dân ca. Điều này có thể là do cuộc sống hiện đại với tất cả những ảnh hưởng và sự thúc đẩy từ các nền văn hóa khác nhau đang ngày càng trở nên phổ biến, đưa ra những lựa chọn nghệ thuật rộng lớn và đa dạng. Cuộc sống đô thị và tốc độ hối hả của cuộc sống ngày nay có thể làm cho một số người trẻ cảm thấy xa lạ và xa rời với những nghệ thuật truyền thống này.

Tuy nhiên, việc không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc không nhất thiết phải là một điều tiêu cực. Điều quan trọng là mở cửa tâm hồn và tâm trí của mình, để khám phá và hiểu sâu hơn về những giá trị và thông điệp mà những loại hình nghệ thuật này mang lại. Sự đa dạng trong sở thích nghệ thuật không chỉ là một điều tự nhiên mà còn là một sự bổ sung quý báu cho vốn kiến thức và trải nghiệm cá nhân.

Vào lúc nào đó, có thể các bạn trẻ sẽ tìm thấy sự quan tâm đối với các loại hình nghệ thuật dân tộc và điều này có thể xảy ra khi họ bắt đầu khám phá thêm về văn hóa,nguồn gốc của họ hoặc khi họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động nghệ thuật này. Sự đa dạng trong sở thích nghệ thuật là một điều đáng hoan nghênh và có thể thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành của mỗi người trong hành trình với nghệ thuật, văn hóa.

27 tháng 10 2021

Cho bạn xem video hay về truyền thống

19 tháng 12 2017

k tán thành thái độ và lm vc đó vì nghệ thuật dân tộc cx có nhiều gtrị nghệ thuật phong phú, độc đáo, đc bạn bè các nc ưa chuộng, ca ngợi. sở dĩ các bạn k thấy đc cái hay, cái đẹp của n.thuật dân tộc là vì k chịu tìm hiểu, k hiểu đc gtrị của nó

etou...còn lại mik hổng pít âu.hì

16 tháng 12 2018

Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca, đờn ca tài tử,... Các bạn đó cho rằng những loại hình nghệ thuật này đã lạc hậu, khó hiểu, cũng không cần thiết phải tìm hiểu về nghệ thuật dân tộc.

a. Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao?

1/Nghệ thuật dân tộc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cần biết tự hào về truyền thống này và thường xuyên tìm hiểu để biết được giá trị của truyền thống

b. Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào?

2/ Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu về nét đẹp này của dân tộc và nên thường xuyên nghe hơn.


HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Cần phải giữ gìn và bảo tồn những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian và đưa chúng phát triển hơn. Dù thời gian ra đời từ rất lâu nhưng những loại hình nghệ thuật này đã được ông cha ta đúc kết và xây dựng, nó phản ánh đặc điểm văn hóa của tổ tiên cha ông ta.

1 tháng 1

a) Em thấy suy nghĩ trên là không đúng vì
+) Mỗi con người chúng ta đều phải luôn giữ gìn bản sắc dân tộc
+) Tôn trọng nhạc của dân tộc ta vì dân tộc ta đã hi sinh biết bao sương máu để dành được độc lập.
b) Nếu là em bản thân e cũng cần phải nghe nhạc ngoại một chút để mở mang hiểu biết nhưng không được đánh mất bản sắc dân tộc của dân tộc ta.
Nếu e cs những bạn cs suy nghĩ trên e khuyên các bạn không nên nói những lời như thế, nghe thì nghe được để mở mang hiểu biết nhưng cx cần phải tôn trọng và yêu quý dân tộc ta.

24 tháng 4 2019

Em đồng ý với các ý kiến (b), (d), (h).

Bởi vì, trong quá trình giao lưu hội nhập như ngày nay việc tìm hiểu phong tục tập quán của các nước khác là một điều nên làm và không thể thiếu; việc học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam là rất cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đất nước bước vào thời kì hội nhập và phát triển ngoài việc học tập trau dồi vốn tiếng Việt, chúng ta không thể không học tiếng nước ngoài, nếu không học, không biết thì không thể học hỏi, giao lưu phát triển được.

Em không đồng ý với ý kiến (a), (c), (đ), (e), (g)

Bởi vì, những ý kiến đó chứng tỏ không tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác; các ý kiến (g), không có lòng tự tin dân tộc, các ý kiến (c), (đ), (e) và học hỏi không có chọn lọc ý kiến (a).