Đề bài như sau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
\(=>R7//\left\{R1ntR6nt\left[R5//\left(R2ntR3ntR4\right)\right]\right\}\)
\(=>Rtd=\dfrac{R7.\left[R1+R6+\dfrac{\left(R2+R3+R4\right)R5}{R2+R3+R4+R5}\right]}{R7+R1+R6+\dfrac{\left(R2+R3+R4\right)R5}{R2+R3+R4+R5}}\)
\(=\dfrac{24\left[8+12+\dfrac{\left(3+5+4\right).6}{3+4+5+6}\right]}{24+8+12+\dfrac{\left(3+5+4\right)6}{3+4+5+6}}=12\left(om\right)\)
\(=>U=Ỉ.Rtd=1.12=12V\)
\(=>U=U123456=12V\)
\(=>I123456=\dfrac{U123456}{R123456}=\dfrac{12}{8+12+\dfrac{\left(3+5+4\right).6}{3+4+5+6}}=\dfrac{1}{2}A=I2345\)
\(=>U2345=I2345.R2345=\dfrac{1}{2}.\dfrac{\left(3+5+4\right)6}{3+4+5+6}=2V=U234\)
\(=>I234=\dfrac{U234}{R234}=\dfrac{2}{3+4+5}=\dfrac{1}{6}A=I3=>U3=\dfrac{1}{6}.5=\dfrac{5}{6}V\)
1. em tham khảoTvT
=> dòng nhỏ để e koi ý vt vào bài , em cũng tập vt nhe:
Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới. Buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
2.
Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba rất đẹp: Rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc, Vui: Rừng tre phấp phơi, trời thu nói cười thiết tha.
Gọi số bé là a thì số lớn là: a + 0,6
Vậy hai số thỏa mãn đề bài là hai số có dạng:
số bé là a; số lớn là a + 0,6
Tả nghệ sĩ hài Trường Giang
Trong các nghệ sĩ hài trẻ, em có ấn tượng rất tốt với Trường Giang, một diễn viên hài mới chỉ nổi lên cách đây vài năm. Nhưng bằng thực lực cùng khả năng diễn xuất tuyệt vời anh đã có được một vị trí vững chắc trong làng hài Việt Nam.
Trường Giang không có một vóc dáng đẹp, trông anh hơi thấp, dáng người mập mạp, bụng tròn tròn, trông rất dễ mến với nước da trắng hồng hào, khỏe mạnh. Khuôn mặt tròn tròn, phúc hậu với đôi mắt to, sáng, phía trên là đôi lông mày rậm rạp. Khóe miệng lúc nào cũng như đang mỉm cười, rất duyên dáng. Anh là một người hòa đồng và dễ mến, từ trên sân khấu hay phía sau hậu trường, cách nói chuyện dí dỏm hài hước, cùng những hành động quan tâm mọi người khiến anh rất được yêu quý. Trên sân khấu, Trường Giang chủ yếu chọn những vai diễn đặc biệt như vai ông già - đây là vai diễn thương hiệu của anh, vai trẻ con, vai thằng ngốc, thằng hề... Đặc điểm chung của các nhân vật này là phong cách ăn mặc có phần quái dị, khác người, tính cách cũng có phần đặc biệt. Nhưng dù là ở vai trò nào Trường Giang đều xuất sắc mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái, bởi lối diễn cường điệu, lối đối đáp hài hước hóm hỉnh, khiến cho các nhân vật mà anh hóa thân thành trở nên đặc biệt trong mắt người xem. Trong thời gian gần đây Trường Giang còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và MC, khán giả như thấy một Trường Giang khác, bớt hóm hỉnh, thêm vào đó là sự nghiêm túc, đĩnh đạc nhưng không kém phần hoạt ngôn trong những bộ trang phục lịch sự.
Em rất yêu quý Trường Giang, nhờ anh mà gia đình em có những giờ phút quây quần, thư giãn đầy ắp tiếng cười. Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới Trường Giang sẽ phấn đấu hơn trong sự nghiệp, cho ra những tác phẩm, những bộ phim mới mẻ và hấp dẫn để phục vụ khán giả.
Vào những lúc không phải học bài hoặc sau khi làm xong các bài tập về nhà, em thường hay được bố mẹ cho xem những chương trình hài trên đài truyền hình. Trong các chương trình hài ấy em thích nhất là được xem những chương trình mà có sự góp mặt của nghệ sĩ hài Xuân Bắc. Chú Xuân Bắc là nghệ sĩ hài mà em yêu thích từ hồi còn rất nhỏ, cả gia đình em ai cũng đều yêu thích chú ấy hết.
Cứ mỗi lần tới tiết mục hài của chú, cả nhà em ai ai cũng chăm chú xem và cười sặc sụa vì chú diễn rất hài, lại còn dí dỏm nữa. Bố em vẫn thường khen ngợi chú Xuân Bắc là một diễn viên diễn rất tự nhiên, lại hài hước và hóm hỉnh. Lần nào được thấy chú ấy trên tivi là em cứ giành ngay lấy chiếc điều khiển, bởi em sợ ai đó lại chuyển kênh khác.
Không chỉ riêng mình em mà còn rất nhiều khán giả khác, mỗi khi trông thấy chú Xuân Bắc xuất hiện trên tivi đều vỗ tay, thích thú bởi sự có mặt của chú là một điều đảm bảo tiết mục sẽ đem lại những ấn tượng, những tràng cười.
Bố em bảo rằng chú ấy vẫn còn rất trẻ nhưng rất tài giỏi, chú Xuân Bắc có thể khiến cho mọi người ai nấy cũng yêu quý. Cho dù đặt chú vào bất cứ tình huống nào thì chú cũng đều có thể ứng biến một cách nhanh chóng, đầy sức cuốn hút nhất.
Em còn nhớ rất rõ, những lần chú ấy tham gia chương trình hài "Gặp nhau cuối năm" vào những đêm giao thừa. Cả nhà em quây quần bên tivi chăm chú đợi chú Xuân Bắc xuất hiện trên màn hình. Từ cách diễn, tới nụ cười của chú ấy cũng đều khác biệt với những nét riêng độc đáo đối với những danh hài xung quanh.
Mỗi lần làm trò, miệng của chú ấy không ngừng cười, bàn tay chú cứ múa bên này sang bên kia. Mấy em nhỏ ai cũng đều thích xem chú Xuân Bắc biểu diễn.
Em ước mong rằng sẽ có dịp được gặp chú Xuân Bắc ở ngoài đời thường, để có thể được xem chú ấy biểu diễn gần hơn, và có thể cười sảng khoái hơn.
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.
II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.
Bài làm
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
Tham khảo!!!
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.
- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”
II. THÂN BÀI
Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?
- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.
- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.
- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
2. Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?
- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.
- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.
- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..
- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...
- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.
- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.
3. Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh
- Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.
- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.
- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.
III. KẾT BÀI
- Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
Code : Breacker