K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

Tiên hk lễ , hậu hk văn

Tiên hk lễ nghĩa là việc đầu tiên là học cách đối nhân xử thế với người khác, với mọi người thật tốt, thật đúng đắn. Cư xử một cách tôn trọng, đúng mực.

Hậu hk văn nghĩa sau khi đã hk đc phép lễ độ thì hk các kiến thức các môn văn hóa. Trau dồi kiến thức, rèn luyện kiến thức.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy )

Câu nói này nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn người đã dìu dắt chúng ta nên người, giúp chúng ta thành đạt và nên người.

4 hành vi thể hiện sự tôn trọng kỉ luật:

- Lễ phép, tôn trọng thầy cô giáo.

- Hăng hái, phát biểu xây dựng bài

- Thực hiện tốt nội quy lớp học, trường học nơi em ở

- Chăm chỉ, đoàn kết với bạn bè.

Không đồng ý.

Ý kiến này hoàn toàn sai trái. Không phải làm con người mất tự do mà là ngược lại.Vì thực hiện nếp sống kỉ luật thì cs gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp và kỉ cương. Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích cho cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích cho bản thân.

Đạt đc mục đích học tập của mik, e cần nỗ lực trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

Mục đích học tập đúng đắn của hs là ko chỉ hk cho tương lai của bản thân mà còn cho tương lai của toàn nhân loại. Cụ thể như: học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt độn tập thể, hoạt động xã hội,.....

25 tháng 8 2016

Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. 
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”. 
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt. 
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn. 
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc. 
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

25 tháng 8 2016

" Tiên học lễ, hậu học văn" câu nói ý chỉ: Con người muốn trưởng thành bước đầu là phải học lễ nghĩa hay còn gọi là lễ phép  đúng đắn sao cho chuẩn mực xã hội còn học được cái "lễ" cha mẹ sẽ dạy ta học văn hóa sau.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
8 tháng 11 2017

Ngôn ngữ là vốn quý của dân tộc mà mỗi người trong đất nước đó phải giữ gìn , cố gắng làm giàu ngôn ngữ dân tộc . 

P/s : Mình nghĩ vậy thôi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- “tri âm” là cụm từ đề cập đến việc hai người có tình cảm sâu nặng với nhau, có thể cảm nhận được những suy nghĩ, tình cảm, sự chia sẻ và những điều không nói ra của đối phương một cách rõ ràng, dù không cần phải nói ra.

- Những thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nói về chuyện “tri âm”: 

+ “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân.

+ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến.

15 tháng 9 2023

Tham khảo
Hương rừng Cà Mau (1986) của nhà văn Sơn Nam là một tác phẩm rất hay và thú vị cho chúng ta những hiểu biết về thiên nhiên con người Cà Mau.

26 tháng 12 2023

Câu nói "Mỗi người sinh ra đều là thiên tài" của An-be Anh-xtanh có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm và góc nhìn của mỗi người. Dưới đây là một cách hiểu có thể:

 

1. Tiềm năng và đặc điểm cá nhân: Câu nói có thể ám chỉ rằng mỗi người khi sinh ra đều mang trong mình một tiềm năng đặc biệt, một khả năng riêng biệt không giống ai khác. Mỗi cá nhân đều có những phẩm chất, khả năng và đặc điểm đặc biệt mà họ có thể phát triển và khai thác để đạt được thành công và ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống.

 

2. Sự đặc biệt và giá trị của từng cá nhân: Câu nói này cũng có thể nhấn mạnh vào sự đặc biệt và giá trị của mỗi cá nhân. Mỗi người đều có cái gì đó đặc biệt, một cách tiếp cận, tư duy, hoặc khả năng riêng mà họ mang đến cho thế giới xung quanh. Điều quan trọng là khám phá và phát triển điều này để tạo ra ảnh hưởng tích cực.

 

3. Khám phá và phát triển bản thân: Câu nói cũng có thể khuyến khích mỗi người hãy tin vào tiềm năng của bản thân và dám mơ ước, dám hành động để phát triển khả năng của mình. Nó thúc đẩy mọi người tìm kiếm và phát triển những mặt mạnh của bản thân, không ngừng học hỏi và nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

 

Nhìn chung, câu nói này có thể được hiểu như một sự khích lệ, động viên để mỗi người nhận thức và phát huy tiềm năng cá nhân của mình, không ngừng khám phá và phát triển bản thân để đạt được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Theo em câu nói đó để khẳng định khả ngăng của mỗi người, ai cũng có thế mạnh chỉ là có người đã được bộc lộ, có người chưa được khai thác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Theo em hiểu tín có nghĩa là uy tín, chữ tín, lòng tin…; ngưỡng là tôn kính, kính ngưỡng… Hai yếu tố này hợp thành tín ngưỡng mang nghĩa chỉ niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng.

- Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách:

 

+ Tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét. Ví dụ: tín ngưỡng tách thành tín và ngưỡng.

+ Tiếp đó, dựa vào từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách trên vào các nhóm khác nhau. Ví dụ tín có: tín tâm, uy tín, tín nghĩa, chữ tín; ngưỡng có: kính ngưỡng, ngưỡng mộ…

+ Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

29 tháng 10 2016

trình bày như bài bình thường nói chung là cách bạn trình bày