K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2017

a, Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là:

+ So sánh: "Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non ủ kĩ như áo mẹ trùn lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt"

15 tháng 5 2018

Các biện pháp tu từ :

+ So sánh: "Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non ủ kĩ như áo mẹ trùn lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt"

Đề 1:Câu 1:Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:- Đây rồi ! ... Thế chứ lại !Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:- Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! ... Điếu, mày !...Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không...
Đọc tiếp

Đề 1:

Câu 1:

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi ! ... Thế chứ lại !

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

- Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! ... Điếu, mày !

...

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !”

(Ngữ văn 7 tập 2, trang 78)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

2. Chỉ phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên ?

3. Các câu : Ù ! Thông tôm, chi chi nảy !... Điếu, mày ! thuộc kiểu câu nào em đã được học ?

4. Nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong đoạn văn trên là gì ? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?

5. Từ văn bản và từ những hiểu biết của mình, em có suy nghĩ gì về sự nguy hại của bệnh vô cảm trong cuộc sống ?

 

Câu 2:

Đánh giá tục ngữ về con người và xã hội, sách giáo khoa ngữ văn 7 có viết:

“Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có”.

       Bằng những hiểu biết của mình về những câu tục ngữ đã được học, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên.

 

Câu 3:

   Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

 

Câu 4:

   Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

 

Câu 3:

  Dân gian ta có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Qua hai câu trên, em hãy cho  biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

 Mọi người giúp em với ạ khocroi

 

1
7 tháng 7 2021

Lần sau chia đề nhỏ nhỏ ra thì mọi người mới làm được nha em:

Câu 1:

1. Đoạn trích được trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

2. PTBD: Biểu cảm

3. Câu đặc biệt

4.  BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Cho thấy sự trái ngược của các quan trong đình và người dân hộ đê. Nó cũng làm rõ bộ mặt tàn ác, thờ ơ của tên quan

5. 

Tham khảo nha em:

Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh niên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.

Câu 2:

Tham khảo nha em:

 

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

Câu 3:

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

Câu 4:

Tham khảo nha em:

 

Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vừa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiệu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân gian về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng. Điều này đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới nói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.

Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.

Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa.

Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ngữ ca dao khác: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Những câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

 

7 tháng 7 2021

em cảm ơn ạ yeu

20 tháng 12 2021

a. Những từ thuộc trường từ vựng “cây tre”: gốctretre, mầm măng, măng, lũy, bẹ măng, thân cây. - Điểm 0,5: trả lời đúng như trên - Điểm 0,25: Tìm thiếu 1,2 từ - Điểm 0: thiếu 3 từ trở lên b. - Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? - Chức năng: Khẳng định -Điểm 0,5: trả lời đúng 2 ý - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời c. - Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: đảo ngữ, so sánh kết hợp nhân hóa. - Nghệ thuật đảo ngữ: “tua tủa những mầm măng” nhấn mạnh số lượng nhiều và sự vươn lên đầy sức sống của những mầm măng. - Nghệ thuật so sánh: “Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” kết hợp nghệ thuật nhân hóa “măng trồi lên” “mũi gai…trỗi dậy” nhấn mạnh sự vươn lên, trỗi dậy đầy sinh lực của những măng tre. - Nghệ thuật so sánh: “Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt” làm nổi bật đặc điểm của măng tre, gợi sự bao bọc tình nghĩa để vươn lên mạnh mẽ. - Sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật làm cho lời văn sinh động, gợi cảm khiến sự vật hiện lên như con người mạnh mẽ, tình nghĩa. - Qua đó ta thấy được sự quan sát tinh tế và tài năng nghệ thuật của tác giả.

 Bài 3: Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:​“Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. ​Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ...
Đọc tiếp

 

Bài 3: Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

​“Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. 

​Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên”.

 ​​​(Trích Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh, Ngữ văn 6, tập 2)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

b. Xác định ngôi kể của đoạn trích. Giá trị của ngôi kể?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

d. Theo em, vì sao nhân vật tôi lại “luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”?

 

1
19 tháng 2 2021

a, 

PTBD: biểu cảm

b, 

ngôi thứ nhất

tác dụng: giúp cho nhân vật bộc lộ rõ nét được tâm trạng của mình

c,

nội dung: nhân vật cảm thấy buồn vì không tìm thấy một tài năng gì ở bản thân so với em gái

d, 

vì nhân vật chưa thực sự hiểu mọi người trong nhà, chưa khai thác tài năng của bản thân nên cảm thấy như vậy

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ IMôn : Ngữ Văn 7Phần I. Đọc- hiểuĐề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phênnứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng đượclà mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ baonhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Môn : Ngữ Văn 7
Phần I. Đọc- hiểu
Đề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phên
nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được
là mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao
nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi
cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt
ngật ngưỡng tìm chỗ trú.Mưa xuống sầm sập, giọt ngã ,giọt bay, bụi
nước trắng xóa. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.Cái mùi xa
lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân
gạch.Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ.” ( Tô Hoài)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính?
2.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích?
3.Nêu tác dụng của những từ láy đó?
4.Khái quát nội dụng đoạn trích?

Đề số 2: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
-Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới

-Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con đi tìm
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ…
-Tính mẹ là cứ hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó…”
( Trích: Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm từ ghép có trong câu in đậm?
3. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ in đậm?
4. Khái quát nội dung đoạn trích?

Đề số 3: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
( Trích : Quê hương- Đỗ Trung Quân)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính?

2.Tìm các từ ghép có trong câu in đậm?
3.Hãy hoàn thiện câu văn sau: Quê hương trong em là….
4.Khái quát nội dung đoạn trích?
Đề số 4: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Thương cha nhiều lắm cha ơi
Cày sâu cuốc bẫm , một đời của cha
Đồng gần rồi tới ruộng xa
Ban mai vừa nở, chiều tà, sương rơi
Nếp nhăn vầng trán bên đời
Vai cha mái ấm bầu trời tình thương
Dìu con từng bước, từng đường
Lo toan vất vả đêm trường năm canh”

( Trích: Thương cha – Lê Thế Thành)
1. Xác định thể thơ? Phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm quan hệ từ trong câu thơ in đậm?
3. Tìm ít nhất 2 từ ghép có từ “thương”.
4. Nêu ý nghĩa đoạn thơ?
Phần II: Làm văn
Đề 1: Mái trường mến yêu.
Đề 2: Cảm nghĩ về một loài cây.
Đề 3: Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em

0
Giúp mình câu này với 🙌🙌😣😣GẤP GẤP Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:     “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi...
Đọc tiếp

Giúp mình câu này với 🙌🙌😣😣GẤP GẤP 

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

     “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.”

                (Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê, Ngữ văn 7, Tập 1)

a) Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (1,0 điểm)

b) Hãy nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích bằng một câu văn. (0,5 điểm)

c) Trong 4 từ láy sau: nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề, từ nào là từ láy toàn bộ, từ nào là từ láy bộ phận ? (1,0 điểm)

d) Tìm các đại từ có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

1
16 tháng 11 2021

a, Ngôi thứ 1. PTBĐ: Miêu tả

b, NDC: Nói về sự bình thường của cảnh vật và sự thay đổi trong tâm trạng của 2 nhân vật

c, Từ láy bộ phận:  nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề

d, Đại từ: anh, em, tôi

16 tháng 11 2021

wow thanks bạn 😘😘

 Câu 15. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phức Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồ vang mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lê những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân,...”1. Đoạn văn...
Đọc tiếp

 

Câu 15. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.

“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phức Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồ vang mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lê những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân,...”

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

2. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liệt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng của phép liệt kê ấy ?

3. Dựa vào văn bản em đã học cho biết : Sinh hoạt văn hóa được nói tới trong văn bản trên diễn ra vào thời gian nào, không gian nào và nguồn gốc hình thành sinh hoạt văn hóa ấy có nét gì đặc sắc ?

0
Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan ?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội ,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?- Than ôi !...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan ?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội ,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?Câu 1: (1,0 điểm ) Đoạn thơ trên là của bài thơ nào? Tác giả là ai? Và được viết theophương thức biểu đạt chính nào?”Câu 2: (1,0 điểm). Xác định câu nghi vấn và chức năng của nó được sử dụng trongđoạn trích?Câu 3: (1 điểm). Cho câu nghi vấn : “ Sao không bảo nó đến ? ” . Thử đảo trật tự trongcâu này để tạo ra các câu nghi vấn khác nhau và chỉ ra sự thay đổi của nó?

1
6 tháng 2 2021

➤ Câu 1: đoạn thơ trên là của bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ, phường thức biểu đạt chính là biểu cảm

➤ Câu 2: Các câu nghi vấn: 

+ Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

+ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

+ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

+ Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

+ Thời oanh liệt nay còn đâu?

=> Chức năng để bộc lộ cảm xúc nhớ thương, tiếc nối của con hổ về thời kỳ vàng son đã qua.

➤ Câu 3: Gốc: Sao không bảo nó đến : tức là "nó" chưa đến

Đổi: +Nó đến sao không bảo? : tức là "nó" đã đến, để hỏi

+Không bảo sao nó đến? : tức là không muốn "nó" đến, để khẳng định

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

Help mình

0
   Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :      “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng...
Đọc tiếp

   Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

      “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,có tiếc thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”

                (Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 101,102)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu những phương thức biểu đạt của đoạn văn ?

Câu 3: Trong câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4:  Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh nào? Nét sinh hoạt này có gì độc đáo?

Câu 5:  Sau khi học xong văn bản có đoạn văn trên, em hiểu gì về vùng đất này?

Phần II: Tập làm văn

Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

 Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

 

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,có tiếc thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
(Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 101,102)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu những phương thức biểu đạt của đoạn văn ?
Câu 3: Trong câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4:  Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh nào? Nét sinh hoạt này có gì độc đáo?
Câu 5:  Sau khi học xong văn bản có đoạn văn trên, em hiểu gì về vùng đất này?
ai giúp mik vs 
 

1
16 tháng 4 2022

C1 : Ca Huế trên sông Hương

tác giả : Hà Ánh Minh

C2 : tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

C3 : BPTT : liệt kê

 -- -> tác dụng : tăng hiệu quả diễn đạt cho việc miêu tả thể điệu ca Huế đồng thời giúp cho câu văn hay hơn , hấp dẫn hơn , làm cho người đọc hiểu được rõ ràng ý mà tác giả muốn truyền đạt.

C4: Diễn ra trong khung cảnh:

+ Đêm khuya đến khi trời gần sáng .

+ Ở trên thuyền rộng và xung quanh là khung cảnh hữu tình nên thơ.

Có sự độc đáo:

+ Dàn nhạc có nhiều loại đạo cụ khác nhau

+ Ca công, nhạc công còn rất trẻ

+ Trang phục của người biểu diễn mang đậm truyền thống, duyên dáng và thanh lịch

+ Nghệ thuật biểu diễn tài hoa, điêu luyện và chau chuốt

+ Người nghe không chỉ mê đắm trong âm nhạc mà còn say sưa với vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.

C5 : Em hiểu vùng đất này là nơi còn giữ nhiều nét truyền thống của dân tộc , nhất là về mảng âm nhạc truyền thống . Vùng đất này đẹp đẽ , vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ , có những con người yêu truyền thống dân tộc .