K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2018

Hãy giải thích các hiện tượng sau :

- Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay.

=> Vì không tháo nước, đất bị ngập làm cho hạt bị hư không nảy mầm được.

- Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt.

=> Làm đất thoáng khí có nhiều ô-xi để hạt hô hấp, hạt nảy mầm tốt.

- Khi trời rét phải phủ rác, rơm rạ cho hạt đã gieo.

=> Tránh rét cho hạt, tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hoá các chất giúp hạt nảy mầm tốt, trời rét, nhiệt độ thấp ta phải phủ rơm, rạ cho nhiệt độ của đất tăng lên không ảnh hưởng đến hạt nảy mầm.

- Phải gieo hạt đúng thời vụ.

=> Gieo hạt đúng thời vụ thì có đủ điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.

- Phải bảo quản tốt hạt giống.

=> Hạt giống tốt không bị mọt, sâu bệnh hại, chứa nhiều chất dinh dưỡng thì khả năng nảy mầm tố

29 tháng 1 2018

thanks bạn nha

11 tháng 2 2017

- Cung cấp không khí. - Cung cấp không khí,độ ẩm. - Cung cấp nhiệt độ thích hợp. - Cung cấp nhiệt độ thích hợp và độ ẩm. - Cung cấp chất lượng hạt.

16 tháng 5 2017

- Cày bừa kĩ trước khi gieo hạt.
- Luôn xới xáo cho đất tơi xốp.
- Phơi ải đất trước khi cấy.
- Làm cỏ sục bùn.
- Tránh úng lâu đối với các cây trên cạn bằng cách tháo nước.
C6H12O6 + 6O2 => 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)

17 tháng 2 2016

Câu 3:tháo hết nước ngay.

Câu 4: - Rêu chưa có rễ chính thức.

          - Rêu chưa có mạch dẫn.

          - Rêu sinh sản bằng bào tử.

 Câu 3:

Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu đất bị úng thì ta phải tháo nước ngay để hạt không bị hư và thiếu oxi (vì oxi ở trong nước là rất ít)

Câu 4:

Mình kẻ bảng cho dễ so sánh nha!!! ^^

Cây rêuCây có hoa
Chưa có hoaCó hoa
Chưa có rễ thực sựCó rễ chính thức
Cơ quan sinh sản: Túi bào tửCơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt
Sống trong môi trường ẩm ướtPhân bố rộng rãi ở nhiều nơi

Giống: Đều có thân và lá thực sự
 

P/s: Bạn chú y nè cái này hãy lẫn lộn lắm đó:

- Rêu sinh sản bằng bào tử

- Cơ quan sinh sản của rêu là bào tử
 

4 tháng 12 2016

Các biện pháp kĩ thuật làm cho đất thoáng (trong điều kiện bình thường và khi bị ngập lụt) ?
Cày bừa kĩ trước khi gieo hạt
Luôn xới xáo cho đất tơi xốp
Phơi ải đất trước khi cấy
Làm cỏ sục bùn
Tránh úng lâu đối với cây trên cạn bằng cách tháo nước.

29 tháng 2 2020

Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm:

1. Đốt hạt:

Một số hạt vỏ dầy và cứng (lim, dè, xoan, …) có thể đốt hạt nhưng không làm cháy hạt. Sau khi đốt, trộn hạt với trơ để ủ, hàng ngày vẩy nước cho hạt ẩm.

2. Tác động bằng lực

Với vỏ hạt dầy và khó thấm nước có thể tác động một lực lên hạt nhưng không làm hại phôi, gõ hoặc khía cho vỏ nứt, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong tro hay hút ẩm.

3. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: là biện pháp rất phổ biến

Mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống là: kích thích hạt giống nảy mầm.

9 tháng 5 2016

mình chọn là cả A và B

9 tháng 5 2016

Là Làm cho đất có đủ không khí cho hạt hô hấp khi nảy mầm và Làm cho đất có độ ẩm thích hợp

10 tháng 12 2021

giúp với ad 

Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện là một biện pháp đảm bảo an toàn điện. + Khi sử dụng các dụng cụ điện này, tay ta thường tiếp xúc với vỏ kim loại của chúng. Để đảm bảo an toàn, vỏ kim loại của dụng cụ điện được nối bằng một dây dẫn với chốt thứ ba của phích cắm và được nối đất qua lỗ thứ ba của ổ lấy điện. Hãy...
Đọc tiếp

Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện là một biện pháp đảm bảo an toàn điện.

+ Khi sử dụng các dụng cụ điện này, tay ta thường tiếp xúc với vỏ kim loại của chúng. Để đảm bảo an toàn, vỏ kim loại của dụng cụ điện được nối bằng một dây dẫn với chốt thứ ba của phích cắm và được nối đất qua lỗ thứ ba của ổ lấy điện. Hãy chỉ ra trên hình 19.1 dây nối dụng cụ điện với đất và dòng điện chạy qua dây dẫn nào khi dụng cụ này hoạt động bình thường.

Giải bài tập Vật lý lớp 9

+ Trong trường hợp ở hình 19.2, dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ. Nhờ dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao?

Giải bài tập Vật lý lớp 9

1
2 tháng 1 2018

+ Dây nối dụng cụ điện với đất là dây (3).

Khi dụng cụ hoạt động bình thường, dòng điện đi từ dây thứ (1) vào thiết bị điện sau đó đi ra dây dẫn thứ (2).

Giải bài tập Vật lý lớp 9

+ Khi dây dẫn bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ: dòng điện đi từ ổ cắm điện đến vị trí bị hở điện thì dòng điện truyền đến vỏ kim loại và theo dây dẫn thứ (3) đi xuống đất mà không đến tay người sử dụng, do đó người sử dụng chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm.

9 tháng 7 2016

Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.

Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.

Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.

Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.

Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.

Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.

Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.

Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.

9 tháng 7 2016

bn co the tra loi do hon dc k