K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

câu 1 mk chưa xác định đc

còn ở câu 2 hình như là nhân hoá

cảm nhận:

Câu 1: qua biện pháp tu từ, ta có thể cảm nhận đc 1 cơn giông kéo đến ntn, bptt lm cho hình ảnh cơn giông sống động, giúp chúng ta có thể tưởng tượng ra cơn giông rất mạnh đến nhường nào

câu 2: qua nội dung, ta có thể thấy tình yêu thương, kính trọng của tác giả với Bác Hồ, nhờ đó mà ta có thể mường tượng đc công lao to lớn của Bác dành cho đất nước

2 tháng 10 2017

a,người ta nhận xét như vậy là đúng.bởi vì ở làng quê miền bắc chúng ta thì việc xảy ra giông bão rất bình thường và gần gũi vs  đời sống con người miền bắc.

b,cơn dông còn có ý nghĩa phê phán bọn giặc mĩ và bày tỏ cảm xúc của nhân dân ta trong lúc chiến đấu.hình ảnh quả bòng chết chẳng chịu chìm nó bày tỏ nỗi oán hận của nhân dân ta đối với bọn giặc,cho dù chết đi nhưng họ cx ko bao giờ quên bọn giặc và ko thể nào giải tỏa đc nỗi đau của mình.

c,em cảm thấy bài thơ trên rất hay và có ý nghĩa sâu sắc và đồng thời em cx cảm thấy căm ghét bọn giặc.

ngu tek huyền anh.nhớ,nhớ t.i.c.k. cho bố nha con

2 tháng 10 2017

bài này t làm đc rồi nhá , hỏi để cho m trả lời thôi , lát mấy h đi học

Năm 1972, nhà thơ Trần Đăng Khoa( lúc này 14 tuổi) có bài thơ 4 câu nhan đề " Cơn dông":                                                                  Cơn dông bỗng cuôn giữa làng                                                                 Bờ ao lở! Gốc cây bàng cũng nghiêng                                                                 Quả bóng chết chẳng chịu chìm                                                                Ao con mà...
Đọc tiếp

Năm 1972, nhà thơ Trần Đăng Khoa( lúc này 14 tuổi) có bài thơ 4 câu nhan đề " Cơn dông":

                                                                  Cơn dông bỗng cuôn giữa làng

                                                                 Bờ ao lở! Gốc cây bàng cũng nghiêng

                                                                 Quả bóng chết chẳng chịu chìm

                                                                Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu

a. Có người nhận xét:" Bài thơ mang những nét rất gần gũi với  làng quê miền Bắc VN? có Đúng ko? Vì sao

b. Nếu biết rằng năm 1972laf năm giặc Mĩ ném bom bắn phá ác liệt, thì bài thơ cơn dông còn ý nghĩa sâu sắc ntn?

c. Sống và học tập trong khung cảnh hòa bình, đọc bài thơ Cơn dông e có cảm xúc và suy nghĩ j?

1
21 tháng 4 2019

a) Lời nhận xét trong bài thơ ''Cơn giông'', điều đó rất đúng. Vì đề bài của bài thơ là ''Cơn giông'' đó là hiện tượng thiên nhiên miền Bắc Việt Nam về mùa hè. Các sự vật trong bài hiện lên gần gũi với nông thôn miền Bắc Việt Nam: ''làng'', ''bờ ao'', ''góc cây bàng'', ''quả bòng'', ''ao con''. Vì thế ''Cơn giông'' được miêu tả gọn và đúng với thực tế: ''nó bất ngờ ập đến'', ''cuộn lên ngay giữa làng''. Gió xoáy mỗi hướng. Giông gió mạnh làm cho: ''bờ ao lỡ'', ''góc cây bàng cũng nghiêng''... Giông gió mạnh làm cho nước ở ao con vốn tỉnh lặng phải nổi sóng bạc đầu. 
b) Nếu biết rằng, năm 1972 là năm bọn giặc Mĩ ném bom, bắn phá miền Bắc ác liệt, thì bài thơ còn có ý nghĩa sâu sắc. Diễn tả hai điều:
- Sự ác liệt của chiến tranh do kẻ thù tàn ác đem đến làng quê đang sống thanh bình.
- Tinh thần kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trong những năm tháng đánh giặc. Chính nghệ thuật nhân hóa: ''quả bòng'', ''ao con'' đã làm rõ điều này. 
c) Sống và học tập trong khung cảnh hòa bình. Đọc bài thơ ''Cơn giông'' em có suy nghĩ và cảm xúc: Người xưa đã đỗ bao công sức, xương máu của mình dẹp tan quân xâm lược này để chúng ta có thể học tập, vui chơi trong khung cảnh hòa bình. Đọc bài thơ ''Cơn giông'', em tự nhủ phải cố gắng học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô, những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc kính yêu.

#Puka

20 tháng 10 2016

 

Trong những ngày đau thương nhất của đất nước (2-9-1969) khi: “Bác đã lên đường, theo tổ tiên/ Mác – Lênin, thế giới Người Hiền” (Tố Hữu: “Bác ơi!”), đã xuất hiện những bài thơ nóng hổi thời sự và sâu nặng tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đó là những thi phẩm vượt qua được sự thử thách của thời gian.

Trong số đó, bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như để lại một ấn tượng sâu sắc, đậm đà về tình cảm của những chiến sỹ Cảnh vệ trong một lễ tang lớn có nhiệm vụ bảo vệ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gọi họ là những tiêu binh cũng đúng. Gọi họ là những chiến sỹ Cảnh vệ cũng đúng. Gọi họ là những người thầm lặng làm nhiệm vụ vinh dự nhất, càng đúng. Ai đã từng đặt chân đến đất nước Liên Xô (trước đây), đã dừng chân ở thủ đô Moskva, đã từng chiêm ngưỡng Lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, thì sẽ có cái cảm xúc tương tự khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Hà Nội.

Đó là những không gian lí tưởng bởi sự yên tĩnh tuyệt đối, bởi sự phối cảnh tuyệt vời giữa tự nhiên và nhân tạo. Và hơn hết là nơi tập trung trí tuệ và tình cảm của cả một dân tộc khúc xạ qua lãnh tụ anh minh của mình. Đó là trung tâm văn hóa tâm linh. Đó là nơi lịch sử ngưng đọng.

Bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như mở đầu bằng chính câu thơ của Người viết “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” (trong bài “Tin thắng trận”, 1948). Ngày Bác Hồ ra đi vĩnh viễn, đó là một sự thật. Nhưng nhà thơ trong vai một chiến sỹ Cảnh vệ thì lại thấy dường như “Bác vừa chợp mắt, xin chờ trăng ơi”. Cái cảm giác này là có thật khi nhà thơ Việt Phương cũng viết: “Ôi ước gì không thật cả nỗi đau mồ côi” (“Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương”).

Trong không gian Hội trường Ba Đình lịch sử ngày ấy, hàng triệu người Việt Nam còn lưu giữ trong ký ức: Bác Hồ nằm đó, yên nghỉ giấc ngàn thu sau 79 mùa xuân sống và cống hiến toàn bộ sức lực, tình cảm và trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhà thơ trong vai một người chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được tiếp cận bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã như cố gắng nói thật nhỏ với mọi người: “Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa/ Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu/ Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu/ Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ”.

Ngày ấy hàng vạn người đi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình lịch sử. Trong không khí đau thương và trang nghiêm, kính cẩn ấy, người chiến sỹ Cảnh vệ gánh vác một nhiệm vụ vô cùng quan trọng – giữ trật tự, bình yên cho cuộc lễ tang tiễn đưa một người con vĩ đại nhất của dân tộc về nơi an nghỉ cuối cùng.

Không hẳn là mệnh lệnh phát ra từ các phương tiện kỹ thuật, mà là mệnh lệnh của trái tim: “Hỡi ai đó không được rời đội ngũ/ Theo hàng hai đi lặng lẽ tiến dần/ Đừng khóc òa, hãy rón rén bàn chân/ Bước nhẹ nữa, Bác Hồ vừa chợp mắt”.

Trong không gian tuyệt đối yên tĩnh và linh thiêng đó đã có nhiều nước mắt tiễn đưa (như nhà thơ Tố Hữu đã viết “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa” trong bài thơ “Bác ơi!”), đã có những tiếng khóc được kìm nén.

Nhà thơ trong vai người chiến sỹ Cảnh vệ đã trước hết biết tiết chế tình cảm của mình để thi hành nhiệm vụ. Anh chia sẻ trong đau đớn khôn nguôi: “Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố/ Đừng để cho tiếng nấc động tai Người/ Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi”.

Nhưng không phải vì cần tập trung ý chí làm nhiệm vụ thiêng liêng được giao mà người chiến sỹ Cảnh vệ không kịp nhận ra vẻ đẹp của Người. Ngay lúc này đây anh vẫn cảm nhận được: “Bác nằm đó bộ kaki Bác mặc/ Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm/ Nếu ta đoán không lầm, Bác vừa mới đi thăm/ Một xóm thợ, xem nơi ăn, chốn nghỉ/ Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ/ Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn/ Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn/ Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ”.

Cái điệp khúc “Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi” đã biến bài thơ không phải là tiếng khóc đau đớn tiễn đưa một Con Người viết hoa về cõi vĩnh hằng, mà thành lời tâm sự chân tình, chân thành nhất của một người con với Người Cha như là đang yên lặng nghĩ suy trong tư thế – hóa thân vào đất trời.

Có nghẹn ngào đau đớn đi chăng nữa thì nước mắt cũng không làm mờ được hình ảnh Bác Hồ trong tâm khảm người chiến sỹ Cảnh vệ: “Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm/ Mái tóc bạc lẫn với màu gối trắng/ Râu Bác thưa cũng bạc trắng một màu/ Ta muốn làm đứa con nhỏ vuốt chòm râu/ Từng sợi bạc dãi dầu, sương, nắng, gió/ Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ/ Người quên Người, dành hết thảy cho ta”.

Đau thương là có thật và vô hạn, nhưng đau thương không làm người sống nhụt chí khí. Trái lại đau thương cho ta thêm sức mạnh khi thấm thía rằng Bác Hồ luôn luôn bên cạnh chúng ta “Hỡi ai đó xiết chặt thêm đội ngũ/ Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười/ Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi/ Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống/ Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hi vọng/ Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời/ Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người/ Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn”.

Sinh thời Bác Hồ canh cánh một nỗi niềm mênh mang có được cơ hội vào thăm đồng bào miền Nam – Thành đồng Tổ quốc – đi trước về sau, đang ngày đêm gian khổ đánh giặc cứu nước. Bác Hồ đã mỗi sáng cùng những chiến sỹ Cảnh vệ tập võ thuật để nâng cao sức khỏe. Đã có bức ảnh đẹp về những thế võ điêu luyện được Bác Hồ thể hiện.

Nhà thơ Việt Phương trong bài thơ “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương” đã viết: “Con biết lòng Người quyết sống cho miền Nam/ Con biết lòng Người quyết sống cho Việt Nam và thế giới”. Vì thế mà “Ngoài bảy nhăm, Bác vẫn thường ném bóng/ Cái gạt tàn thuốc lá đã hàng năm thôi không nóng trên bàn/ Mỗi ban mai Bác luyện chân như ngày xưa tập trèo sườn núi vắng”.

Trở lại bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như. Sẽ có người đặt câu hỏi, đó có phải là bài thơ được viết trực tiếp từ tấm lòng và tâm tình của một chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được trực tiếp bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ tang Người?

Như đã nói ở trên, đây là bài thơ của nhà thơ Hải Như. Nhà thơ hòa vào nỗi đau thương lớn của Nhân Dân ngày lãnh tụ ra đi. Nhà thơ “ướm mình” vào vai một chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được làm tiêu binh trong ngày Quốc tang.

Nhà thơ cất tiếng nói của không chỉ riêng cá nhân mình mà là tiếng nói của Nhân Dân trước sự hóa thân vào đất trời của một Con Người viết hoa vĩ đại “Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ/ Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa/ Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta/ Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến/ Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến/ Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người/ Bác yêu trăng như yêu một con người/ Trong thơ Bác trăng với hoa là bạn/ Giao thừa tới, từ nay đâu tiếng Bác/ Chúc đồng bào chiến sỹ giọng ngân vang/Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian/ Nghìn thế hệ mai sau còn ấp ủ”.

Không ai thay đổi được lịch sử. Lịch sử đã ghi: Ngày 2-9-1969 một Con Người vĩ đại đã ra đi như trong bài thơ “Gởi lòng con đến cùng Cha” của nhà thơ Thu Bồn đã viết: “Có Người thợ dựng Thành đồng/ Đã yên nghỉ tận sông Hồng mẹ ơi!/ Con đi dưới một vòm trời/ Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin/ Đã ngừng đập một trái tim/ Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng/ Niềm đau vô tận thời gian/ Nhớ thương nhưng chớ lệ tràn đẫm mi”.

Nhà thơ Hải Như trong bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” đã mượn lời người chiến sỹ Cảnh vệ cất lên lời vĩnh quyết “Xin Bác ngủ giữa lòng đời lưu luyến/ Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời/ Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…”. Cho đến tận hôm nay sau 47 năm ngày Người ra đi mãi mãi, toàn thể Nhân Dân vẫn chỉ nghĩ rằng “Nay Bác ngủ, chúng ta canh Bác ngủ”. Càng kính yêu lãnh tụ, càng cần phấn đấu theo Di chúc của Người, chúng ta càng “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (Tố Hữu).

20 tháng 10 2016

Copy nữa ak ==' chả đúng đề

30 tháng 8 2020

Bài làm

Bác Hồ-người cha già kính yêu của dân tộc.Bác là người luôn tự thôi thúc bản thân mang hạnh phúc ấm no đến cho hàng triệu người dân Việt Nam khác.Bác luôn dành một tình thương lớn lao với mọi người.Bác nhiều đêm thức trắng vì lo cho dân tộc,lo cho hành phúc của người Việt Nam ta.Bác quên bản thân vì lợi ích của hàng triệu người khác.Bác thật quá cao cả và bao dung đến chúng ta.Vì vậy,khi Bác ngủ,chúng ta hãy nhẹ chân vì tỏ lòng tôn kính đến Bác,trăng yên lặng cúi đầu vì sợ Người thức giấc.Cuộc đời Bác đầy sóng gió từ thời trai trẻ.Bác lo cho dân,cũng vì để cho đàn 'con' được êm ấm nghỉ.Nay Người ngủ,ta nguyện canh cho Người...