a) Cho biết số dân và sự gia tăng dân số ở nước ta
b) Giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi
* Nhận xét
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).
Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.
* Nguyên nhân
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.
* Ảnh hưởng
- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.
- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.
- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính
- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.
- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.
+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.
+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).
- Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:
+ Về kinh tế: góp phần nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người,...
+ Về chất lượng cuộc sống của người dân: tạo điều kiện để nâng cao chất lượng về y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cải thiện đời sống, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ,...
+ Về môi trường: giảm sức ép đối với tài nguyên, môi trường.
- Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số:
+ Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo xu hướng tăng tỉ lệ nhóm từ 60 tuổi trở lên và giảm tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi. Điều đó cho thấy tỉ lệ sinh của nước ta đang có xu hướng giảm, sự phát triển dân số đang được điều chỉnh phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi như trên sẽ góp phần hạn chế được một số hậu quả do sự gia tăng dân số nhanh đem lại.
Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
Giảm tỉ lệ gia tăng dân số:
- Ổn định số dân
- Nhu cầu đáp ứng đầy đủ hơn
- Thất nghiệp giảm
- Hạn chế ô nhiễm môi trường
- An ninh chặt hơn
Thay đổi cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dần sang dịch vụ
- Tăng nhanh kinh tế nước nhà
- Cạnh tranh với dịch vụ các nước lớn
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số (theo nhóm tuổi, theo nam – nữ) sẽ tạo điều kiện:
+ Giảm bớt những khó khăn về việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, ổn định xã hội.
+ Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Sử dụng hợp lí, bảo vệ tài nguyên và môi trương, phát triển theo hướng bền vững.
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.
- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.
b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.
+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
a) Vẽ biểu đồ
- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 , r 1999 , r 2009 ):
+ r 1989 = 1 đ v b k
+ r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09 đ v b k
+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16 đ v b k
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009
b) Nhận xét và giải thích
- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.
ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.
+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.
Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta - Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. - Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: + Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. + Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.
* Dân số:
+ Nước ta là một nước đông dân
+ Vào năm 2007, dân số của nước ta là 85,17 triệu người
* Tình hình gia tăng dân số:
+ Trong nhiều thời kì của thế kỉ XX, đặc biệt là cuối những năm 50 thì dân số nước ta tăng mạnh và rơi vào tình trạng bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt vào cuối thế kỉ XX.
+ Từ năm 1954 -> 2003 dân số nước ta tăng 57,1 triệu người
+ Thời gian dân số tăng gấp đôi liên tục bị rút ngắn:
● Từ năm 1921 -> 1960 dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm
● Từ năm 1960 -> 1989 dân số tăng gấp đôi trong vòng 29 năm
=> Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao (Năm 1960: 3,9%; Năm 1989: 2,1%; Năm 1999: 1,4%)
+Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta đã giảm, nhưng mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người
* Đặc điểm của cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm
Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 15-59 tuổi tăng
TỈ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng.
-> Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng chuyển hóa từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Mặc dù vậy, hiện nay nước ta vẫn đang là nước có cơ cấu dân số trẻ
Chọn đáp án D
Những năm gần đây, nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã rời khỏi chiến tranh rất lâu nên nguyên nhân hậu quả chiến tranh không liên quan đến sự thay đổi tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta. Các nguyên nhân chính là: thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, kinh tế phát triển, mức sống được nâng cao, y tế phát triển, tỉ lệ tử vong trẻ em giảm, tuổi thọ ngày càng cao.
Chọn đáp án D
Những năm gần đây, nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã rời khỏi chiến tranh rất lâu nên nguyên nhân hậu quả chiến tranh không liên quan đến sự thay đổi tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta. Các nguyên nhân chính là: thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, kinh tế phát triển, mức sống được nâng cao, y tế phát triển, tỉ lệ tử vong trẻ em giảm, tuổi thọ ngày càng cao.
a) Cho biết số dân và sự gia tăng dân số ở nước ta
- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.
Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:
+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động
+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người
+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường
Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo
- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.
b). Giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số
* Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:
- Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).
- Nhóm tuổi 14 – 59: có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).
- Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).
⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.
* Nguyên nhân:
- Nhóm tuổi từ 0 - 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).
- Nhóm tuổi 14 - 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Nhóm tuổi trên 59 tuổi tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.
a) Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta
– Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.
– Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn:
+ Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
+ Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.
b) Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người, do:
– Quy mô dân số nước ta lớn.
– Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao.