K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới : Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao Câu1. ( 1,25 điểm) Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó. Câu 2. (1,25 điểm) a.Xét về cấu tạo ngữ...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Câu1. ( 1,25 điểm)

Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó.

Câu 2. (1,25 điểm)

a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ?

b. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ? Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó.

Câu 3. ( 2 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên.

Câu 4. ( 5,5 điểm)

Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? Hãy viết bài văn thuyết minh về thể thơ đó.

2
28 tháng 3 2018

Câu 3:

Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết... Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà.

Đất nước ta, xứ sở của bốn mùa hoa lá, cỏ cây và thơ ca nhạc hoạ. Tự hào biết bao, dân tộc ta, con người Việt Nam ta vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, chất phác, cần cù nhưng rất lạc quan. Thử đọc lên mấy vần ca dao, ta đã thấy xốn xang trong lòng như muốn được sẻ chia nỗi nhớ của người đi xa:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao)

Người xưa đã đóng góp cho kho tàng văn học dân gian những áng thơ hay đến như vậy, mà chẳng để lại bút danh nào cho đời sau cảm thán. Thật dung dị, thật chân thành tác giả mở đầu bằng một lời thổ lộ, như tâm sự, giải bày mà tha thiết biết bao:

“Anh đi anh nhớ quê nhà…”

Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên trong nỗi nhớ đầu tiên ập đến với anh đó là nhớ quê nhà, phải là “quê nhà” chứ không thể là một thứ gì khác được. Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà cứ ùa vào ký ức của anh, làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết, chân thành.

“Anh đi anh nhớ quê nhà”

Ảnh Phương Thảo

Ảnh: Phương Thảo

Một nỗi nhớ chúng ta từng bắt gặp trong thơ Đỗ Trung Quân. Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà nhưng ở đó có gì, những gì đã làm cho anh phải thốt lên như vậy. Thì ra, thật đơn giản nhưng lại quá gần gũi và gắn bó với anh: Những bát canh rau muống, những quả cà dầm tương, những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh lớn khôn, đầy lông đủ cánh. Giờ đây anh đi, canh rau muống chắc đến nơi nào cũng có nhưng làm sao sánh được loại rau ở ao làng. Cà dầm tương chắc cũng nhiều nơi có nhưng sao có thể bì được với loại cà ở quê, bởi nó chính từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết làm ra, mà cái hương vị ấy đã hoà vào máu thịt, vào hơi thở của anh. Phải chăng vì vậy, trong anh nỗi nhớ cứ dồn lên, những tình cảm gần gũi và tha thiết:

“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”

Một triết lý cũng hình thành trong ca dao: Có sản phẩm ắt phải có người lao động, bàn tay của người trồng tỉa, bón chăm, sương nắng dãi dầu mà lẽ ra anh phải là người xẻ chia gánh vác.“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”, câu thơ còn diễn tả tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động của người đi xa. Câu thơ như dồn dập trào dâng nhiều nỗi nhớ, điệp từ nghi vấn “Nhớ ai” như vừa đặt ra câu hỏi, như vừa tự trả lời, bộc bạch một nỗi nhớ sâu xa, hình ảnh cô thôn nữ có đôi tay mềm mại, dịu dàng với vẻ đẹp tự nhiên được tôn lên qua lao động:

“Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Sự tự bạch trên làm cho ta liên tưởng đến điều kiện làm việc, suy nghĩ, tình cảm của người “tát nước bên đường”. Còn đối với người đi xa, nỗi nhớ như cuộn lên, dạt dào nhưng sâu lắng. Nỗi niềm sâu kín khi ấy dồn nén lại trở thành lời nhắn nhủ, đằm thắm như lời hẹn ước, không hề gợn lên chút bi lụy nào trong sự nhớ nhung quyến luyến của người đi xa. Có lẽ đó là điều cần đạt của khổ thơ, là giá trị chân lý đúng đắn nhất đối với người ra đi vì nghĩa lớn. Những nỗi nhớ cứ ào ạt, xô tới nghe dập dồn là vậy nhưng thiết tha, thôi thúc làm sao. Nỗi nhớ nọ bao trùm lên nỗi nhớ kia, hoá thân thành những lời dặn dò, những tâm sự chân thật giúp người ở quê nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh để đạt đến mục đích cao cả.

Ngày nay, chúng ta được thưởng thức nhiều tác phẩm tuyệt vời trong dòng chảy của văn học nghệ thuật đương đại. Song, những câu ca dao mang đậm tâm hồn dân tộc, ngợi ca những đức tính, bản lĩnh, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu. Biết thưởng thức, biết yêu những làn điệu dân ca, những câu ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ ta thêm yêu cội nguồn bản sắc và những giá trị văn hoá mà ông cha chúng ta đã chắt lọc từ cuộc sống
28 tháng 3 2018

Câu 1:

Anh đi, anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Công dụng dấu câu:

+) Dấu phẩy 1: Phân tách các vế trong 1 câu ghép

+) Dấu phẩy 2,3,4,5: phân tích các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu ( vị ngữ)

+) Dấu chấm: kết thúc câu trần thuật

Câu 2:

1. Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm 1 câu.

2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp :

Anh / đi, anh / nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

CN1 / VN1 , CN2 / VN2

nhớ ai dãi nắng dầm sương, nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

  • Câu trên là câu ghép.
  • Quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nối tiếp.

Câu 4:

Bài ca dao trên thuộc thể thơ lục bát

Bài thuyết minh:

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thưòng dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiêu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huvên thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và nẹắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạne phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý tronẹ ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trườne hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu...

do vậy thể thơ chủ yêu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tât thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đât được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

18 tháng 2 2021

Câu 5 Ý kiến đó cũng có mặt đúng

-Tiếng nói trái tim của ng lđ

- Thể hiện sâu sắc nh tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta

Bổ sung thêm 1 số ý kiến:

-Kinh nghiệm quý báu của ông cha ta 

-Thể hiện lòng thương cảm cho nhiều hoàn cảnh khổ cực, bị bóc lột

-Phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người trong xh.

...

Dựa vào những ý đó mà vt quan điểm của mk

18 tháng 2 2021

-Tình cảm của vợ chồng (Của anh chàng đi xa nhà dành cho vợ)

-Tình cảm của anh chồng dành cho những bữa ăn giản dị

-Tình cảm nhớ thương quê nhà của người con xa quê

18 tháng 2 2021

 Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

11 tháng 11 2023

Yêu quý quê hương, nhớ kỷ niệm với quê hương khi ở nơi xa

11 tháng 11 2023

Giúp em rút ra được :

Tình yêu quê hương , nhớ nhung những kỉ niệm của quê hương , nổi nhớ nhà của tác giả đối với quê hương 

22 tháng 12 2021

1. Là lời của người ở quê hương với người đi xa

2. Thành ngữ: Dãi nắng dầm sương

Nghĩa: Sự vất vả, gian lao trong cuộc sống.

23 tháng 12 2021

1 ptbđ: biểu cảm

thể thơ: lục bát

2, thành ngữ: "anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương"

. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:                            “ Anh đi anh nhớ quê nhà,                         Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.                             Nhớ ai dãi nắng dầm sương,                         Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”                                                   (Trích“Ca dao Việt Nam”)Thực hiện các yêu cầu: Câu 1(0,5điểm): Xác định thể thơ được sử dụng trong bài ca dao?Câu...
Đọc tiếp

. Đọc-hiểu(4,0điểm): Đọc bài ca dao sau:

                           “ Anh đi anh nhớ quê nhà,

                         Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

                             Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

                         Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

                                                   (Trích“Ca dao Việt Nam”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1(0,5điểm): Xác định thể thơ được sử dụng trong bài ca dao?

Câu 2(0,5điểm): Bài ca dao đề cập đến nội dung gì?

Câu 3(0,5điểm): Đại từ phiếm chỉ “Ai” là để chỉ ai?

Câu 4(0,75điểm): Nhân vật trữ tình “Anh” đã gửi gắm tâm sự gì trong bài ca dao?

Câu 5(0,75điểm): Những hình ảnh như “canh rau muống”, “cà dầm tương”, “dãi nắng”,“dầm sương”, “tát nước” gợi nhắc về một cuộc sống như thế nào của người dân xưa?

Câu 6(1,0điểm): Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ bài ca dao trên? Vì sao? 

0
18 tháng 3 2022

điệp từ

18 tháng 3 2022

Câu 1

Thể thơ: lục bát

PTBĐ: biểu cảm