TẠI SAO KHI VẼ MỘT TỜ BẢN ĐỒ, NGƯỜI TA PHẢI SỬ DỤNG PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ?
Giải giúp em gấp ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Vì bảng chú giải giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.
2.
1. Vì bản chú giải giúp ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu được dùng trên bản đồ .
2. Các loại kí hiệu thường dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ : kí hiệu điểm , kí hiệu đường , kí hiệu diện tích .
3. Biết sườn núi nào dốc hơn vì : khi nhìn vào hình , các đường đồng mức càng gần nhau thì sườn càng dốc .
THẤY ĐÚNG NHỚ CHỌN NHÉ !
1. khi sử dụng bản đồ,chúng ta phải đọc bảng chú giải vi: nếu không đọc bảng chú giải thì sẽ không biết những nội dung mã kí hiệu đó người ta đưa ra.
2. đối tượng địa lí trên bản đồ người ta biểu hiện bằng:tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
3. vì người ta dựa vào đường đồng mức
Đáp án là A
Để thể hiện sự vận chuyển hàng hóa, hành khách,… lên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp biểu hiện kí hiệu đường chuyển động để thể hiện các đối tượng địa lí
Tham khảo
Mỗi đối tượng đòi hỏi phải có những phương pháp biểu hiện thích hợp vì các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ. Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.
1. Vì nó giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.
2. Các loại kí hiệu thường dùng là: điểm( sân bay, cảng biển…), đường( ranh giới quốc gia, tỉnh…), diện tích( vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp…)
Về các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ không có sự thống nhất giữa các trường phái biên vẽ bản đồ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên: “trường phái bản đồ Nga được nêu ra đầy đủ và nhất quán trong các công trình của K.A. Xalishshev (Bản đồ học đại cương, năm 1990 và nhiều công trình khác)”. [1, tr 96].
Hiện nay, các nhà bản đồ học Việt Nam khi biên vẽ bản đồ giáo khoa đã sử dụng hệ thống các phương pháp biểu hiện bản đồ của K.A. Xalishshev, các phương pháp đó gồm:
2.1. Phương pháp ký hiệu: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những đối tượng địa lý phân bố ở những điểm cụ thể hay những đối tượng phân bố tập trung trên một diện tích nhỏ.
2.2. Phương pháp biểu đồ định vị: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những hiện tượng phân bố đều khắp hoặc liên tục trên bề mặt đất, có tính chất chu kỳ hoặc theo mùa, việc nghiên cứu chúng được tiến hành ở những điểm nhất định (VD: gió, mưa, nhiệt độ…).
2.3. Phương pháp chấm điểm: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những hiện tượng phân tán nhỏ trên lãnh thổ, các hiện tượng đó được biểu hiện bằng sự phân bố của các chấm điểm ở trên bản đồ, mỗi điểm phù hợp với một số lượng hiện tượng nhất định..
2.4. Phương pháp ký hiệu tuyến: Phương pháp này dùng để thể hiện cho các đối tượng phân bố theo tuyến rõ rệt trong không gian, như: ranh giới hành chính, đường bờ nước, sông ngòi, đường giao thông, ranh giới rừng, đất trồng…
2.5. Phương pháp ký hiệu chuyển động: Phương pháp dùng để thể hiện sự di chuyển của các đối tượng trên bản đồ, không phân biệt đối tượng địa lý tự nhiên hay kinh tế - xã hội.
2.6. Phương pháp đường đẳng trị: Phương pháp này dùng để biểu thị các hiện tượng tự nhiên có sự phân bố liên tục trong phạm vi biên vẽ bản đồ, VD: độ cao, độ sâu, nhiệt độ…
2.7. Phương pháp nền chất lượng: Đây là phương pháp dùng để thể hiện những đặc trưng định tính cho các hiện tượng có sự phân bố đều khắp trên mặt đất. Các hiện tượng đó có thể là tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị - hành chính.
2.8. Phương pháp vùng phân bố (hay khoanh vùng): Đây là phương pháp biểu thị cho những đối tượng không phân bố đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ tập trung ở những vùng nhất định.
2.9. Phương pháp đồ giải: Phương pháp này dùng để thể hiện giá trị tương đối hay chỉ tiêu trung bình của một hiện tượng nào đó trong giới hạn một đơn vị lãnh thổ hay đơn vị hành chính.
2.10. Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Đây là phương pháp dùng để biểu hiện cho sự phân bố các hiện tượng bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ và biểu đồ đó thể hiện cho số lượng tổng cộng của một hiện tượng nào đó trên lãnh thổ đã phân chia.
Tham khảo:
1. Phương pháp kí hiệu
a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
+ Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
b. Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Tượng hình
c. Khả năng biểu hiện:
+ Vị trí phân bố của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng.
+ Chất lượng của đối tượng.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Hướng di chuyển của đối tượng.
+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.
3 Phương pháp chấm điểm
a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Sự phân bố của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ:
a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Số lượng của đối tượng.
+ Chất lượng của đối tượng.
+ Cơ cấu của đối tượng
Phương pháp | Đối tượng thể hiện | Hình thức thể hiện trên bản đồ | Khả năng thể hiện của phương pháp |
Kí hiệu | Đối tượng phân bố theo điểm, hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ | Các dạng kí hiệu | Vị trí, số lượng, đặc điểm, cấu trúc, sự phân bố,… của đối tượng |
Kí hiệu đường chuyển động | Đối tượng có sự di chuyển | Mũi tên | Hướng di chuyển của đối tượng, số lượng, cấu trúc… của đối tượng. |
Bản đồ - biểu đồ | Giá trị tổng cộng của đối tượng theo lãnh thổ | Các loại biểu đồ | Số lượng, chất lượng… của đối tượng. |
Chấm điểm | Đối tượng có sự phân bố phân tán trong không gian | Các điểm chấm | Số lượng, sự phân bố của đối tượng. |
Khoanh vùng | Đối tượng phân bố theo vùng nhất định | Đường nét liền, đường nét đứt, kí hiệu, chữ, màu sắc… | Sự phân bố của đối tượng |
Để người đọc dễ dàng hơn trong việc xác định hay nhận dạng 1 vị trí nào đó trên bản đồ.