Viết đoạn văn (từ 5 - 7 câu) kể lại một sự việc trong văn bản “Thánh Gióng" bằng lời của một nhân vật trong truyện do em tự chọn. Mọi người làm giúp em với ạ, 8h30 là em nộp bài rồi ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."
Tham khảo:
Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."
Tham khảo:
Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện vì sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên là Hồ Gươm.
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.
Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có kiếm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.
Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Nhớ tick đúng cho mình nhé
Em tham khảo nhé!
Dế Mèn sang nhà tôi chỉ với một mục đích trêu chọc tôi mà tôi cứ nghĩ tốt lành gì. Thấy nhà tôi luộm thuộm, bẩn thỉu, Dế Mèn liên nhân cơ hội khịa tôi không bằng mình rồi vẽ ra đủ thứ viễn cảnhvề sự nguy hiểm của việc nhà cửa thế này, thế nọ. Vậy mà tôi lại ngu ngốc có ý định nhờ Mèn giúp đào hang và ngay lập tức nhận được sự khinh thường của Dế Mèn. Lời nhờ vả của tôi có chân thành, có sự tha thiết nhưng đời nào lòng Dế Mèn lại có thể bị lay động. Chê cười xong Dế Mèn ngoảnh về mà không một chút bận tâm đến tôi.
Tham khảo
Tôi là một chàng dế có thân hình cường tráng nhưng tính tình kiêu ngạo. Cũng bởi tính khí ấy mà tôi đã vô tình đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt, người bạn hàng xóm đáng thương của mình.
Tôi có một chỗ ở khá khang trang. Hằng ngày, tôi thường đào đất, sửa hang, làm chỗ ngủ, lại lo xa làm đường tắt, cửa sau, ngách thượng, phòng nguy hiểm. Nhờ ăn uống điều độ và chừng mực, nên tôi thân thế tôi cường tráng lắm. Đôi càng của tôi mẫm bóng, những cái vuốt cứng và nhọn hoắt; đôi cánh thành cái áo dài chấm kín đuôi. Cái đầu của tôi to ra còn hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy. Cặp râu dài hùng dũng.
Tôi thường hay cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Thấy mọi người không nói gì, tôi tự cho mình là đã giỏi, ai cũng phải nể nợ mình. Mấy anh chị Cào Cào, anh Gọng Vó ở gần luôn bị tôi làm phiền. Đặc biệt phải kể đến người bạn hàng xóm của tôi, vẫn luôn bị tôi khinh thường. Dế Choắt - một cậu dế gầy gò và yếu đuối. Một hôm, tôi sang chơi nhà Dế Choắt, thấy nhà cửa luộm thuộm, tôi liền bảo:
- Sao chú mày sinh sống cẩu thả vậy? Nhà cửa thì tuềnh toàng, ngộ nhỡ có kẻ nào đến phá thì chú mày gặp nguy ngay. Đúng là có lớn mà chẳng có khôn.
Dế Choắt buồn bã nhờ tôi đào ngách thông sang nhà của tôi, để phòng khi có chuyện sẽ giúp đỡ nhau. Nhưng tôi nào có thèm để tâm, tôi nhìn cậu ta khinh khỉnh rồi từ chối.
Một hôm, sau cơn mưa, các loại chim tụ hội về vũng nước kiếm mồi. Chị Cốc đậu gần hang. Tôi tỏ vẻ rủ Choắt đùa chị Cốc chơi, Choắt sợ hãi từ chối. Mèn kiêu ngạo, hát đùa Cốc, khiên Cốc tức giận tìm kiếm kẻ vừa trêu chọc mình. Thấy chị ta đến gần, tôi nhanh chân chui tót vào hang nấp kín, rồi vắt chân lên giường nằm nhe. Bỗng tôi thấy tiếng của chị Cốc:
- Mày nói gì?
- Lạy chị, em nói gì đâu?
- Chối hả? Chối này! Chối này.
Sau đó là liên tiếp những tiếng kêu của Choắt. Tôi nằm im thin thít cũng không dám động đậy gì. Chỉ đến khi Cốc bay đi, tôi mới bò lên, thấy Choắt thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Tôi không ngờ mọi chuyện lại ra thế này. Tôi hối hận lắm! Tất cả là lỗi của tôi, phải làm sao bây giờ.
Lúc này, Dế Choắt thì thào nói với tôi:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng đành. Nhưng tôi khuyên anh rằng ở đời mà có thói hung hăng, không biết suy nghĩ thì rồi cũng gây họa vào thân.
Sau cái chết của Dế Choắt, tôi cảm thấy rất buồn. Chôn cất Dế Choắt xong xuôi tại một bãi cổ, tôi đã đứng trước mộ hàng giờ để tự kiểm điểm những lỗi lầm của mình. Điều ân hận nhất đó chính là tôi đã đối xử với Dế Choắt một cách quá quắt. Nếu như tôi chịu can đảm đứng ra nhận tội về mình, rồi xin lỗi chị một cách tử tế. Thì có lẽ Dế Choắt đã không bị đánh một cách oan ức. Tôi đã kiêu ngạo cho mình là là kẻ có sức mạnh, nhưng lại không sử dụng sức mạnh để bảo vệ Dế Choắt. Mà còn làm hại Dế Choắt. Không chỉ buồn bã, tôi còn cảm thấy hụt hẫng khi phải đối diện với sự thật rằng cậu ấy đã chết. Và tôi thì phải chịu trách nhiệm về cái chết đó. Tôi phải sống sao cho sống chan hòa, tôn trọng mọi người xung quanh.
tham khảo
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Giôn-xi
Giôn xi là một cô họa sĩ trẻ tài năng giàu ước mơ và khao khát. Nhưng đáng buồn thay, cô lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính - một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị. Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai. Cô đã buông xuôi cuộc đời mình cho số phận,phó mặc đời mình theo chiếc lá thường xuân và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời.Năm đó là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô bỗng tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt. chiếc lá ấy khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật. Nghị lực sống của cô gái trẻ cùng câu chuyện đầy cảm động ẩn sau chiếc lá của cụ Bơ men đã gieo vào lòng bạn đọc ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương, cho ta thấy được khát vọng sống và tình người tốt đẹp vẫn còn hiện hữu ngay trên cõi đời này.
Có 2 đoạn, bạn có thể chọn Mon hoặc Mên và đã có sẵn từ ghép, từ láy ở 2 đoạn mà bạn có thể tìm và trình bày:
Nhân vật Mon trong câu chuyện được miêu tả là tò mò, ham hiểu biết, vô tư và hồn nhiên. Mon hỏi những câu hỏi về chim chìa vôi non, chỉ ra sự quan tâm và lòng tốt của mình đối với chúng. Mon không ngại tìm hiểu và thể hiện sự tò mò bằng việc đặt câu hỏi như: "Chúng có ăn được hến không?" và "Bố mẹ chúng đi đâu?". Mon không chỉ tò mò mà còn mang tính chất vô tư và hồn nhiên khi rủ Mên đi tìm thức ăn cho chúng. Mon không có mục đích đen tối hay động cơ tự lợi mà chỉ muốn giúp đỡ và chăm sóc cho bầy chim chìa vôi non.
Trong khi đó, nhân vật Mên được miêu tả là giải thích cho Mon hiểu và đồng tình với Mon trong câu chuyện. Mên không chỉ đáp ứng những câu hỏi của Mon mà còn giải thích cho Mon hiểu về con chim chìa vôi non. Hành động này cho thấy sự tận tụy và lòng tốt của Mên. Mên không chỉ là người thông minh mà còn là người có lòng nhân ái, đồng cảm và quan tâm đến những nhu cầu của Mon. Mên đồng tình với Mon bằng cách tham gia cùng Mon đi tìm thức ăn cho chim chìa vôi non và ý tứ quỳ xuống bên cạnh tổ chim để bầy chim không bị sợ hãi.
Tham khảo:
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Dạ em cảm ơn anh nhiều lắm. Em chúc anh mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.
Bài Làm
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
BN THAM KHẢO:
Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."