K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2018

Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.

Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.

Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!

Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.

Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.

Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?

Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.

Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.

Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.

Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!

Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.

Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.

Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?

Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.

 *Mở bài

Ai cũng được  sinh ra và lớn lên đều trải qua những khoảng thời gian ko tốt đánh dấu sự phát triển về cả thể chất lẫn tâm hồn

- Khoảng thời gian tôi nhận thấy mình đã khôn lớn, là khi tôi lên lớp 6.

B. Thân bài:

* Đặc điểm đặc biệt về thể chất

- Tôi nhớ khi còn đang học lớp 2, tôi rất lùn mỗi lần lấy đò trên tù thì phải lấy ghế đôi khi còn biểu bố ẩm lên

- vào năm lớp 6, tôi cao hơn rất nhiều cao khoảng 1m45cm, tôi thấy mình khỏe hơn lúc trước nhiều

* Đặc điểm đặc biệt về tâm lý

- Tôi bắt đầu có nhiều suy nghĩ hơn về những thứ xung quanh dù đôi khi chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ.

- Tôi đã bắt đầu biết đặt ra cho mình những quy định riêng và tự nhủ phải thực hiện nghiêm chỉnh và thực sự khôn lớn. Trưởng thành chính là khi con người biết đưa mình vào khuôn khổ, và tôi đã dần làm được điều đó.

- Tôi bắt đầu có những ước mơ. Khi xem chương trình “8 lạng nủa cân”, tôi rất hay nói ý ngĩa về già đình người trưởng thành. Từ đó, dù không nói với ai nhưng tôi luôn nuôi hoài bão được trở thành một luật sư tài giỏi.

* Kỉ niệm tôi đã khôn lớn

- Đó là ngày khai trường vào lớp 6, ngày đầu tiên bước chân vào cấp trung học cơ sở, tôi đã tin hơn rất nhiều trò chuyện với bạ bè

- Nhớ ngày khai giảng vào lớp 1, tôi đã rụt rè, e sợ biết bao nhiêu, chỉ biết bấu lấy mẹ không rời.

- Hôm đó, tôi đã tự chuẩn bị mọi thứ, từ ăn sáng, mặc quần áo chỉnh tề, đeo khăn đỏ, cột tóc gọn gàng. Trường cách nhà tôi khoảng hơn 1km nên tôi chọn đi xe đạp – chiếc xe nhỏ bố tôi mua tặng dịp sinh nhật lần thứ 4.

- Đóng cửa cẩn thận, tôi hít một hơi thật sâu sau đó đạp xe đến trường.

- Cảm xúc của tôi lúc đó vô cùng hào hứng, hồi hộp, đã không còn sợ như hồi còn lớp 1, mà thay vào đó, tôi càng háo hức mong chờ giây phút khai giảng, được đứng dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài Quốc ca, Đội ca.

- Buổi chiều hôm đó, mẹ tôi về, tôi háo hức kể cho mẹ nghe về buổi sáng khai giảng, về tất cả những gì tôi đã suy nghĩ, cảm nhận được. Mẹ tôi âu yếm ôm tôi vào lòng và nói: “Mẹ xin lỗi vì không thể đi cùng con trong ngày tự trường quan trọng ấy. Nhưng con gái của mẹ thật sự đã khôn lớn rồi!”

- Câu nói của mẹ làm tôi vô cùng vui sướng, hãnh diện, và tự hào về chính bản thân mình. Cảm giác khôn lớn thật tuyệt.

C. Kết bài: - Tôi tự nhủ rằng mình sẽ phải trưởng thành hơn nữa, học tập thật tốt để báo đáp công ơn của cha mẹ.

TỚ KO CHÉP MẠNG NHA!

11 tháng 1 2022

Tham khảo dàn ý:
A . Mở bài:

- Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều trải qua những khoảng thời gian “giao thoa”, đánh dấu sự phát triển về cả thể chất lẫn tâm hồn

- Khoảng thời gian tôi nhận thấy mình đã khôn lớn, là khi tôi lên lớp 6.

B. Thân bài:

* Đặc điểm đặc biệt về thể chất

- Tôi nhớ khi còn đang học lớp 4, tôi chỉ có thể mở được ngăn dưới của tủ lạnh mà không thể với tới ngăn trên. Nhưng giờ tôi đã có thể mở được cả ngăn trên, thậm chí tôi đã cao gần bằng cái tủ lạnh nhà tôi.

- Mái tóc đã dài đến ngang lưng, đây là điều tôi tự hào nhất bởi với mái tóc dài ấy, tôi thấy mình như điệu đà hơn.

* Đặc điểm đặc biệt về tâm lý

- Tôi bắt đầu có nhiều suy nghĩ hơn về những thứ xung quanh dù đôi khi chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ.

- Tôi đã bắt đầu biết đặt ra cho mình những quy định riêng và tự nhủ phải thực hiện nghiêm chỉnh. Trưởng thành chính là khi con người biết đưa mình vào khuôn khổ, và tôi đã dần làm được điều đó.

- Tôi bắt đầu có những ước mơ, hoài bão. Khi xem chương trình “Cán cân công lý”, tôi đã thấy yêu và trọng cái nghề bảo vệ công lý: luật sư. Từ đó, dù không nói với ai nhưng tôi luôn nuôi hoài bão được trở thành một luật sư tài giỏi.

* Kỉ niệm tôi đã khôn lớn

- Đó là ngày khai trường vào lớp 6, ngày đầu tiên bước chân vào cấp trung học cơ sở, tôi đã tự đi một mình vì hôm đó bà nội tôi ốm nặng, bố mẹ đều phải ở trên viện chăm sóc bà.

- Nhớ ngày khai giảng vào lớp 1, tôi đã rụt rè, e sợ biết bao nhiêu, chỉ biết bấu lấy mẹ không rời.

- Hôm đó, tôi đã tự chuẩn bị mọi thứ, từ ăn sáng, mặc quần áo chỉnh tề, đeo khăn đỏ, cột tóc gọn gàng. Trường cách nhà tôi khoảng hơn 1km nên tôi chọn đi xe đạp – chiếc xe nhỏ bố tôi mua tặng dịp sinh nhật lần thứ 4.

- Đóng cửa cẩn thận, tôi hít một hơi thật sâu sau đó đạp xe đến trường.

- Cảm xúc của tôi lúc đó vô cùng hào hứng, hồi hộp, đã không còn sợ như hồi còn lớp 1, mà thay vào đó, tôi càng háo hức mong chờ giây phút khai giảng, được đứng dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài Quốc ca, Đội ca.

- Buổi chiều hôm đó, mẹ tôi về, tôi háo hức kể cho mẹ nghe về buổi sáng khai giảng, về tất cả những gì tôi đã suy nghĩ, cảm nhận được. Mẹ tôi âu yếm ôm tôi vào lòng và nói: “Mẹ xin lỗi vì không thể đi cùng con trong ngày tự trường quan trọng ấy. Nhưng con gái của mẹ thật sự đã khôn lớn rồi!”

- Câu nói của mẹ làm tôi vô cùng vui sướng, hãnh diện, và tự hào về chính bản thân mình. Cảm giác khôn lớn thật tuyệt.

C. Kết bài: - Tôi tự nhủ rằng mình sẽ phải trưởng thành hơn nữa, học tập thật tốt để báo đáp công ơn của cha mẹ.

11 tháng 1 2022

1. Mở bài

Giới thiệu vào vấn đề: Tôi thấy mình đã khôn lớn.

2. Thân bài

a. Những thay đổi của bản thân

Ngoại hình: cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn.Tính cách: chững chạc hơn; biết suy nghĩ và lắng nghe nhiều hơn; biết yêu thương nhường nhịn hơn.Hành động: biết phân biệt phải trái - đúng sai, cư xử với mọi người trưởng thành hơn, biết làm những việc có ích cho cộng đồng.Thói quen, sở thích: không còn thích và chơi nhiều những trò chơi của trẻ con trước đây, thay vào đó tích cực học tập, trau dồi kiến thức và giúp đỡ bố mẹ.

b. Kỉ niệm khiến bản thân thay đổi hoặc việc làm tốt mà bản thân làm được khi đã lớn khôn hơn.

• Kỉ niệm khiến bản thân thay đổi:

Học sinh kể về kỉ niệm hoặc lần mắc lỗi của bản thân mà giúp mình trưởng thành hơn.

Ví dụ: không nghe lời bố mẹ, tự làm việc theo cảm tính khiến bản thân phạm sai lầm,…

• Việc làm tốt mà bản thân làm được khi đã lớn khôn:

Học sinh kể về việc làm tốt hoặc việc mình đã làm mà mình cho đó là trưởng thành.

Ví dụ: giúp bố mẹ chăm sóc dạy dỗ em, dọn dẹp nhà cửa; cố gắng, chăm chỉ vươn lên trong học tập; biết làm nhiều việc tốt để giúp đỡ người khác…

3. Kết bài

Nêu bài học mà bản thân cần cố gắng để hoàn thiện bản thân.

8 tháng 1 2019

  Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tuc-ngu-viet-nam-co-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-hay-giai-thich-va-binh-luan-cau-tuc-ngu-do-c37a17914.html#ixzz5btIMO1Um

8 tháng 1 2019

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

8 tháng 11 2017

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng, mình đã lớn khôn. Đối với tôi, điều đó đã trở thành hiện thực. Đúng là như vậy, tôi đã lớn khôn.

Tuổi thơ của tôi thật hạnh phúc, một tuổi thơ êm đềm. Không giàu sang phú quí, nhưng tôi được sống trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Từ bé đến giờ, tôi chưa phải chịu một nỗi khổ cực nào, bởi vì tôi luôn được ba mẹ săn sóc, bảo vệ. Cứ thế, tôi đã lớn dần. Tôi càng phát triển, càng cao lớn, thì ba mẹ tôi lại dần dần già đi. Tôi đã từng làm cho mẹ khóc bởi vì tôi đã hỗn láo với mẹ, tôi đâu có biết rằng những giọt nước mắt kia là vì tôi, là vì những sai trái mà tôi đã gây ra, và giọt nước mắt kia sẽ làm cho mẹ tôi thêm già, và có khi nào, nó sẽ đưa tôi đến gần ngày xa mẹ hơn. Tôi đã từng làm ba tức giận đến mức không thể kìm nén, ba đã mắng tôi rất nhiều, đã đánh tôi vài cái, nhưng trong thâm tâm của ba chỉ muốn tôi nên người. Vậy mà tôi đã từng suy nghĩ rằng, ước gì mình lớn thật nhanh để có thể sống riêng, không phải ở chung với ba mẹ, một cuộc sống tự do tự tại, không ai có thể ngăn cấm mình điều gì, và không cần phải nghe nhưng lời răn mắng của ba mẹ nữa.

Đúng vậy, tôi đã từng nghĩ như vậy đấy. Một ý nghĩ thật tệ hại, một ý nghĩ ngu xuẩn và của một kẻ vô ơn. Ngồi một mình trong phòng riêng của mình, tôi tự vắt tay lên trán suy nghĩ về. Chỉ hai mươi, ba mươi năm nữa thôi, đến lúc tôi đã trường thành, thì ước mơ lớn nhất của đời mình chính là mong những năm tháng ngốc nghếch làm ba mẹ buồn lòng sẽ trở lại để tôi sửa chữa, để tôi làm cho ba mẹ vui, lại được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, nghe lời chỉ bảo của ba, tôi sẽ mong mỏi điều đó đến phát khóc, bởi vì có lẽ, lúc đó, ba mẹ chỉ còn trong kí ức của bản thân tôi. Tôi thoáng nghĩ đến điều này, mà trước đây tôi chưa từng nghĩ tới, bởi vì một điều rằng, tôi đã khôn lớn rồi.

Tôi đã khôn lớn vì lời răn dạy của ba mẹ. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết cảm nhận được nỗi đau về thể xác khi phải vất vả nuôi tôi khôn lớn, nôi đau tinh thần khi nghe những lời hỗn láo từ đứa con đã rứt ruột đẻ ra của ba mẹ. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết suy nghĩ vì những lỗi lầm của chính bản thân mình gây ra, thay vì đổ lỗi đó cho người khác. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết yêu thương mọi người, chia sẻ cho mọi người, giúp đỡ mọi người thay vì chỉ đón nhận tình yêu thương, sự chia sẻ và giúp đỡ của người khác. Tôi đã khôn lớn vì tôi đã biết vui trước niềm vui của người khác, biết buồn trong nỗi buồn của mọi người, biết căm phẫn trước những bất công và biết rơi nước mắt trước những bất hạnh của cuộc đời.

Tôi đã lớn trong cả tâm hồn của mình. Tôi sẽ luôn nâng niu những hạnh phúc như một món quà mà thượng đế đã ban tặng, và trân trọng nó bằng cả trái tim. Thời gian đã trôi qua tôi một cách vô cảm, mà giờ đây tôi thấy nó quí báu như viên kim cương, và sự quí giá của nó tùy thuộc vào tôi.

Các bác sĩ đã chứng minh rằng đổ mồ hôi quá nhiều do...

Không lâu đâu, chỉ vài năm nữa thôi, tôi sẽ bước vào cuộc đời, cuộc đời của chính bản thân mình, không còn vòng tay của mẹ, không còn sự che chở của ba. Tôi sẽ tự mình bước trên con đường riêng của mình, và sẽ tự nắm lấy chìa khóa để mở cánh cửa của tương lai, cánh cửa vươn tới ước mơ của tôi.

8 tháng 11 2017

          Ủng hộ mik nha

Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mồi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.

Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.

Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!

Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.

Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.

Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?

Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.



 

31 tháng 1 2018

Dàn ý

A. Mở bài:

   - Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều trải qua những khoảng thời gian “giao thoa”, đánh dấu sự phát triển về cả thể chất lẫn tâm hồn

   - Khoảng thời gian tôi nhận thấy mình đã khôn lớn, là khi tôi lên lớp 6.

B. Thân bài:

* Đặc điểm đặc biệt về thể chất

   - Tôi nhớ khi còn đang học lớp 4, tôi chỉ có thể mở được ngăn dưới của tủ lạnh mà không thể với tới ngăn trên. Nhưng giờ tôi đã có thể mở được cả ngăn trên, thậm chí tôi đã cao gần bằng cái tủ lạnh nhà tôi.

   - Mái tóc đã dài đến ngang lưng, đây là điều tôi tự hào nhất bởi với mái tóc dài ấy, tôi thấy mình như điệu đà hơn.

* Đặc điểm đặc biệt về tâm lý

   - Tôi bắt đầu có nhiều suy nghĩ hơn về những thứ xung quanh dù đôi khi chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ.

   - Tôi đã bắt đầu biết đặt ra cho mình những quy định riêng và tự nhủ phải thực hiện nghiêm chỉnh. Trưởng thành chính là khi con người biết đưa mình vào khuôn khổ, và tôi đã dần làm được điều đó.

   - Tôi bắt đầu có những ước mơ, hoài bão. Khi xem chương trình “Cán cân công lý”, tôi đã thấy yêu và trọng cái nghề bảo vệ công lý: luật sư. Từ đó, dù không nói với ai nhưng tôi luôn nuôi hoài bão được trở thành một luật sư tài giỏi.

* Kỉ niệm tôi đã khôn lớn

   - Đó là ngày khai trường vào lớp 6, ngày đầu tiên bước chân vào cấp trung học cơ sở, tôi đã tự đi một mình vì hôm đó bà nội tôi ốm nặng, bố mẹ đều phải ở trên viện chăm sóc bà.

   - Nhớ ngày khai giảng vào lớp 1, tôi đã rụt rè, e sợ biết bao nhiêu, chỉ biết bấu lấy mẹ không rời.

   - Hôm đó, tôi đã tự chuẩn bị mọi thứ, từ ăn sáng, mặc quần áo chỉnh tề, đeo khăn đỏ, cột tóc gọn gàng. Trường cách nhà tôi khoảng hơn 1km nên tôi chọn đi xe đạp – chiếc xe nhỏ bố tôi mua tặng dịp sinh nhật lần thứ 4.

   - Đóng cửa cẩn thận, tôi hít một hơi thật sâu sau đó đạp xe đến trường.

   - Cảm xúc của tôi lúc đó vô cùng hào hứng, hồi hộp, đã không còn sợ như hồi còn lớp 1, mà thay vào đó, tôi càng háo hức mong chờ giây phút khai giảng, được đứng dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài Quốc ca, Đội ca.

   - Buổi chiều hôm đó, mẹ tôi về, tôi háo hức kể cho mẹ nghe về buổi sáng khai giảng, về tất cả những gì tôi đã suy nghĩ, cảm nhận được. Mẹ tôi âu yếm ôm tôi vào lòng và nói: “Mẹ xin lỗi vì không thể đi cùng con trong ngày tự trường quan trọng ấy. Nhưng con gái của mẹ thật sự đã khôn lớn rồi!”

   - Câu nói của mẹ làm tôi vô cùng vui sướng, hãnh diện, và tự hào về chính bản thân mình. Cảm giác khôn lớn thật tuyệt.

C. Kết bài:

   - Tôi tự nhủ rằng mình sẽ phải trưởng thành hơn nữa, học tập thật tốt để báo đáp công ơn của cha mẹ.

25 tháng 9 2020

 Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 8, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt ngây thơ của em và các bạn trong ngày ấy… bao kỉ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim.

     Đó là một buổi sáng đầu tháng 9. Sau một đêm mưa, trời Sài Gòn nắng ấm dìu dịu… Mẹ gọi em dậy sớm, mặc vào cho em một chiếc áo trắng tinh cổ lá sen và chiếc váy màu xanh nước biển mà mẹ đã ủi kĩ đêm qua. Mẹ bảo em quay đi quay lại mấy vòng., em lúng túng làm theo lời mẹ với nỗi hồi hộp… Rồi mẹ ôm em vào lòng và bảo: – Con gái mẹ giờ đã lớn rồi, năm nay con không mặc áo đầm bông đi nhà trẻ nữa, con đến trường này học lớp một. Cô giác sẽ thay mẹ dạy con những điều mới, điều hay con phải ngoan ngoãn nhé! Đi đường, em lo lắng tự nhủ: Không biết cô giáo có khó lắm không nhỉ? Sao mà cuốn sách "Tiếng Việt" mẹ mua nhiều chữ đến thế? Mình có học hết và nhớ hết không nhỉ? Còn cuốn sách Toán và bao nhiêu cuốn sách nữa, sao mà nó dày cộm, không như các cuốn sách tô màu của nhà trẻ!… Hai bên đường, người và xe chạy ngược xuôi, nườm nượp, em ngồi sau xe của mẹ, nghe loáng thoáng tiếng mẹ dặn dò: – Con vào trường, phải lễ phép chào các thầy, các cô con nhé, tìm xem lớp một C ở đâu, thì đứng vào xếp hàng, nếu bạn nào chen lấn thì con cứ tạm nhường nhịn bạn; nếu bạn nào bắt nạt con, phải nói khéo, nếu bạn vô lí cố tình gây chuyện thì con phải mách cô giáo, đừng gây gổ với các bạn con nhé!…

     Đã đến cửa trường, nghe mẹ dặn thế, tôi càng ngại ngần bước vào sân… mặt tôi ngẩn ra… nhìn mẹ lo âu như chực khóc! Mẹ tôi cười xòa, ôm tôi mà nói: – Mẹ lo xa mà dặn con thế thôi, chứ trường này, các bạn con cũng có cha mẹ, dặn dò, dạy dỗ các bạn như ba mẹ đã dạy dỗ, dặn dò con vậy mà! Này nhé: Hôm nọ xem danh sách lớp con, thấy có tên của bạn Bình Minh và bạn Anh Dũng, cùng là bạn của lớp mẫu giáo cũ, con có nhớ không? Nghe đến đó, tôi mới hết rưng rưng nước mắt, mỉm cười và gật đầu, tạm biệt mẹ. Cầm chiếc cặp nặng nề và to kềnh càng ấy, tôi lúng túng bước vào sân trường, cổng trường dầy đăch học sinh… tôi ngước nhìn bốn bên xem lớp 1C của tôi ở đâu, nhưng tôi chỉ thấy loáng thoáng các anh, các chị lớp bốn, lớp năm đang chạy quanh tôi, chơi trò rượt bắt một cách vui vẻ… .Những anh chị ấy làm tôi không tìm đường đến lớp mình, nhưng sau lại cho tôi cảm giác yên tâm: Ngôi trường này là một nơi vui vẻ, có lẽ ít ngày sau, tôi sẽ cùng bạn Bình Minh, Anh Dũng và các bạn mới chơi đùa nơi đây! Nghĩ vậy, tôi mỉm cười và có thêm kiên nhẫn, tìm ra lớp mình?

     Vừa rảo bước trên sân tìm lớp, trong trí tôi vừa lúc vừa nhớ lại giọng đọc một bài văn hay của mẹ tôi đêm qua: "Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào mà không đi học. Con hãy nghĩ đến những lúc người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến, cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem sách vở ra học, viết. Cho đến những đứa trẻ mù, trẻ cảm, chúng cũng đều đi học cả.

     Mỗi buổi sáng, lúc con ra đường, con hay nghĩ cũng vào giờ này, trong thành phố ta có thể có đến ba vạn đứa trẻ cũng như con, đi "chầu" lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ… Con hãy tưởng tượng cũng vào giờ này, có những đứa trẻ lếch thếch trên những con hẻm nhà quê, rảo bước trong các thành phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng, chúng đi thuyền ở xứ chẳng chịt sông ngòi, chúng phải cưỡi ngựa trên những cánh đồng không mông quạnh hay ngồi xe trượt trên những bãi băng giá lạnh, chúng xuống lũng, lên đồi, chúng xuyên rừng, lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Ăn mặc hàng nhìn lối khác nhau, nói băng trăm thứ tiếng khác nhau… Từ ngôi trường lấp lánh trong tuyết xứ Canada đến nóc trường hẻo lánh lẫn trong khóm gồi xứ Ả Rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều giống nhau bằng các thể thức khác nhau… Trong cái "tổ kiến học sinh" ấy, con được hân hạnh dự phần… Cố lên, tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên con ơi, lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát!" Khi tôi đứng xếp hàng vào lớp 1C một lúc sau thì cô giáo mới của chúng tôi xuất hiện. Đó là cô N, một cô giáo có dáng vẻ tận tụy và gầy gò. Cô hướng dẫn chúng tôi so hàng rồi dắt chúng tôi lên lớp. Buổi học ấy, cô giáo xếp chỗ ngồi, chia tổ cho chúng tôi. Điểu vui nhất là tôi và bạn Bình Minh lại được xếp vào cũng một tổ. Cô còn dặn chúng tôi phải mua bao nhiêu quyển vở, bao bìa dán nhãn ra sao. Những quy định về kỉ luật, cách giơ tay phát biểu và những trường hợp sẽ được cô khen thưởng… Tôi càng ngày càng thấy có nhiều điều mới và hay… Reng… Reng… giờ ra chới ấy, tôi đã cùng bạn Bình Minh và một bạn mới chạy chơi rượt bắt , nhưng rủi sao, khi gần bắt được bạn Minh thì tôi trượt chân ngã, máu rướm ra ở đầu gối. Các chị lớp lớn chỉ cho chúng tôi "phòng y tế". Hai bạn cùng dìu tôi về phòng y tế. Nhìn vẻ mặt lo lắng của các bạn cũ và mới, tôi cảm động quá, nhìn các bạn mỉm cười: "Không sao, không có đau đâu mà, hay mình chơi tiếp nhé?". Nhưng bạn Minh nói: "Thì bạn cứ vô nhờ cô y tá băng lại đi, rồi mình chơi tiếp được mà!"

     Những giọt "An côn" làm tôi rát quá, xuýt xoa, nhăn nhó. Nhưng sau khi cô y tá lau chùi và băng bó xong, tôi lại hết đau ngay. Chúng tôi lại tiếp tục vui đùa trên những dãy hành lang lớp một. Vậy mà khi vào học tiếp hai tiết nữa, tôi thấy bụng đói và nhớ mẹ lạ lùng, tôi cố quên hình ảnh mẹ để nghe cô giảng… cho đến khi trống trường báo hiệu tan học. Bỗng một giọng nói đột ngột vang lên: "Con ơi, ngồi làm gì ở đó mà lâu thế? Con dọn dẹp, sắp xếp xong chưa? Đi ăn cơm nào!" Tôi giật mình nhìn lại, thì ra mẹ đã kéo tôi về thực tại: năm học lớp tám đang chờ đón tôi. Tạm biệt mùa hè!

>> Tham khảo thêm: Phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học

Bài số 3

Văn mẫu tự sự kể lại ngày đầu tiên vào lớp 1

     Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 8 rồi đó, đã là một cô học sinh chững trạc không như ngày này của 8 năm về trước. Tám lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó.

     Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở gi bài đủ loại với những hình chuột Mic Key, công chúa váy hồng … . Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì… đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.

     Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!”

     Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị những cũng không khỏi lo lắng hồi hộp.

     Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 2010 – 2011. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng.

     Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả.

     Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp.

     Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng.

     Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ.

     Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết các bạn ngồi cùng bàn tên là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!

     Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.


 

25 tháng 9 2020

đề 1

 Năm nay em đã là học sinh lớp 8. Tám lần được dự lễ khai trường với bao kí ức trong trẻo, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn để lại trong em kí ức ấn tượng sâu đậm nhất.

         Trước ngày khai giảng, mẹ đã chuẩn bị cho em đầy đủ những thứ cần thiết. Đêm hôm ấy,em cảm thấy tâm trạng em nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó cứ ẩn hiện trong tâm trí em. Mẹ bảo em đi ngủ sớm để mai còn đi học.

         Sáng hôm sau, mẹ đưa em đến trường. Ngồi sau chiếc xe đạp em cảm thấy dường như những cảnh vật hai bên đường đang thay đổi lạ kì

 Khi vào sân trường, em thấy người đông như hội, ai cũng mặc những bộ đồ mới tinh. Các bạn trai tỏ vẻ mạnh dạng còn các bạn gái thì ngại ngùng, quấn quýt bên mẹ, chẳng dám đi đâu xa. Nhìn thấy ngôi trường rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ tập làm quen với chỗ đông người.

         Một hồi trống vang lên, báo hiệu lễ khai giảng bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng thắm đỏ thắm trên vai nhanh chóng xếp hành ngay ngắn. Phụ huynh trao con mình cho các thầy cô chủ nhiệm lớp Một. Đâu đó nổi lên tiếng khóc thút thít và tiến gọi mẹ khe khẽ. Em cũng vậy, bịn rịn chẳng muốn rời xa mẹ chút nào. Một nỗi niềm xúc động khó tả đang lên trong lòng.

         Cô hiệu trưởng cất tiếng đọc lời khai giảng năm học mới. Sau đó, cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em rất nhiều điều. Cô chúc chúng em học ngày càng tiến bộ. 

 Buổi học kết thúc, chúng em theo cô Bình vào nhận lớp. Lớp Một B gồm 30 học sinh mới. Cô xếp em ngồi chỗ bạn Lan và Minh. Chúng em rụt rè, chao hỏi làm quen với nhau. Những lời chào làm quen thật dễ thương làm sao!

         Tan học, mẹ đứng chờ sẵn em ở cổng trường. Em vội chạy đến xà vào lòng mẹ và kể cho mẹ nghe về buổi tựu trường. Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.


 


 

5 tháng 9 2018

Tôi là một đứa trẻ may mắn, tôi được sinh ra trong một gia đình khá giả, được hưởng trọn vẹn tình thương của cha mẹ. Bố mẹ thường lo cho tôi mọi thứ, nên ngoài việc học tôi chưa biết gì. Nhưng từ lần sinh nhật lần thứ 13 của tôi, bố mẹ đã bắt đầu để tôi tự lập, tôi thấy mình đã khôn lớn.

Việc đầu tiên mà ba mẹ để tôi tự lập đó là tự đạp xe đến trường. Lần đầu tiên được một mình đạp xe đi trên con đường quen thuộc mà tôi mang một tâm trạng vô cùng phấn khích. Hàng cây hai bên đường tỏa bóng mát, chim chóc hót líu lo trên cành. Một làn gió nhẹ thổi lên má lên tóc làm cho tôi thấy khoan khoái trong người. Tôi nhận thấy tự đạp xe đi học thật thú vị. Bao nhiêu năm qua tôi sống trong sự bao cọc của bố mẹ, mỗi lần đi học đều ngồi sau xe bố mẹ, và không có thời gian ngắm những cảnh vật xung quanh. Tôi không có cơ hội để cảm nhận vẻ đẹp của con đường ấy.

Từ lần đó, tôi bắt đầu đi xe đạp thường xuyên. Con đường từ nhà tôi đến trường không xa lắm, chỉ khoảng 2km và không đông đúc như các khu phố khác. Tôi thích nhất mỗi khi trời đổ mưa, được đạp xe dưới những giọt nước trời, hơn nữa những hạt mưa hắt vào mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy đôi chân mình săn chắc hơn. Khi đã đi quen xe một mình, không lâu sau đó tôi xin phép bố mẹ cho tôi tự đạp xe đến những nơi mà tôi thích. Và tôi đã bắt đầu được tự mình khám phá thế giới xung quanh. Từ trên cao nhìn xuống thành phố, tôi chứng kiến được vẻ đẹp của thành phố mình, tôi thấy thật đáng tự hào. Thời gian theo ngày tháng trôi qua, tôi thấy mình như hòa vào nhịp sống thành phố. Hơn nữa là tôi lại thấy mình đã lớn hơn trong suy nghĩ lẫn hành động. Mỗi buổi sáng thức dậy, không còn để mẹ đánh thức dậy mà tự biết xuống giường tự xếp mùng mền gọn gàng, và phụ mẹ bữa ăn sáng. Sau khi ăn sáng tôi tự biết rửa chén bát của mình. Ngày đó, khi chuẩn bị đến lớp, tôi thường xuyên quên dụng cụ học tập vì sau khi hoc xong tôi lên giường ngủ ngay. Còn bây giờ, mỗi ngày sau khi học xong tôi cẩn thận xem thời khóa biểu và soạn sách vở vào cặp. Đầu niên học năm nay, tôi chẳng còn quên hay bị ba mẹ nhắc nhở.Nhiều lần bạn bè trong lớp rủ tôi đi chơi.Tôi mạnh dạn từ chối.Vì tôi sợ bị mất bài hôm nay, sẽ dẫn đến không hiểu bài. Hơn nữa là, ba mẹ buồn, thầy cô trách mắng, tôi đã chiến thắng bản thân.Tôi dần nhận thấy mình có nhiều thay đổi từ biết sắp xếp giờ học, không vội vã,cẩn thận với mọi việc làm có trách nhiệm.Trong sinh hoạt hằng ngày ngại làm phiền ba mẹ, anh chị. Từng ngày trôi qua tôi biết quan tâm đến người thân. Tôi biết dạy em học; biết đọc báo cho ông bà nghe; và chia sẻ với mọi người mỗi khi họ có niềm vui và nỗi buồn.
Theo dòng thời gian tôi thấy mình khôn lớn hơn. Tin vào bản thân và gia đình, nghĩ về tương lai về nghề nghiệp vững chắc, giúp ích cho gia đình và xã hội, được cống hiến cho đất nước.

Dấu ấn để chứng tỏ tôi đã khôn lớn được hình thành từ những điều nhỏ bé như vậy đó, giờ đây tôi đã khôn lớn và trưởng thành hơn rất nhiều. Giá ba mẹ để tôi tự lập sớm hơn tôi đã có thể giúp ba mẹ rất nhiều rồi. Các bạn nhỏ hãy tập làm người lớn, hãy tự lập trong cuộc sống để mình trưởng thành hơn, có ích cho xã hội hơn.

Tôi là một đứa trẻ may mắn, tôi được sinh ra trong một gia đình khá giả, được hưởng trọn vẹn tình thương của cha mẹ. Bố mẹ thường lo cho tôi mọi thứ, nên ngoài việc học tôi chưa biết gì. Nhưng từ lần sinh nhật lần thứ 13 của tôi, bố mẹ đã bắt đầu để tôi tự lập, tôi thấy mình đã khôn lớn.

Việc đầu tiên mà ba mẹ để tôi tự lập đó là tự đạp xe đến trường. Lần đầu tiên được một mình đạp xe đi trên con đường quen thuộc mà tôi mang một tâm trạng vô cùng phấn khích. Hàng cây hai bên đường tỏa bóng mát, chim chóc hót líu lo trên cành. Một làn gió nhẹ thổi lên má lên tóc làm cho tôi thấy khoan khoái trong người. Tôi nhận thấy tự đạp xe đi học thật thú vị. Bao nhiêu năm qua tôi sống trong sự bao cọc của bố mẹ, mỗi lần đi học đều ngồi sau xe bố mẹ, và không có thời gian ngắm những cảnh vật xung quanh. Tôi không có cơ hội để cảm nhận vẻ đẹp của con đường ấy.

Từ lần đó, tôi bắt đầu đi xe đạp thường xuyên. Con đường từ nhà tôi đến trường không xa lắm, chỉ khoảng 2km và không đông đúc như các khu phố khác. Tôi thích nhất mỗi khi trời đổ mưa, được đạp xe dưới những giọt nước trời, hơn nữa những hạt mưa hắt vào mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy đôi chân mình săn chắc hơn. Khi đã đi quen xe một mình, không lâu sau đó tôi xin phép bố mẹ cho tôi tự đạp xe đến những nơi mà tôi thích. Và tôi đã bắt đầu được tự mình khám phá thế giới xung quanh. Từ trên cao nhìn xuống thành phố, tôi chứng kiến được vẻ đẹp của thành phố mình, tôi thấy thật đáng tự hào. Thời gian theo ngày tháng trôi qua, tôi thấy mình như hòa vào nhịp sống thành phố. Hơn nữa là tôi lại thấy mình đã lớn hơn trong suy nghĩ lẫn hành động. Mỗi buổi sáng thức dậy, không còn để mẹ đánh thức dậy mà tự biết xuống giường tự xếp mùng mền gọn gàng, và phụ mẹ bữa ăn sáng. Sau khi ăn sáng tôi tự biết rửa chén bát của mình. Ngày đó, khi chuẩn bị đến lớp, tôi thường xuyên quên dụng cụ học tập vì sau khi hoc xong tôi lên giường ngủ ngay. Còn bây giờ, mỗi ngày sau khi học xong tôi cẩn thận xem thời khóa biểu và soạn sách vở vào cặp. Đầu niên học năm nay, tôi chẳng còn quên hay bị ba mẹ nhắc nhở.Nhiều lần bạn bè trong lớp rủ tôi đi chơi.Tôi mạnh dạn từ chối.Vì tôi sợ bị mất bài hôm nay, sẽ dẫn đến không hiểu bài. Hơn nữa là, ba mẹ buồn, thầy cô trách mắng, tôi đã chiến thắng bản thân.Tôi dần nhận thấy mình có nhiều thay đổi từ biết sắp xếp giờ học, không vội vã,cẩn thận với mọi việc làm có trách nhiệm.Trong sinh hoạt hằng ngày ngại làm phiền ba mẹ, anh chị. Từng ngày trôi qua tôi biết quan tâm đến người thân. Tôi biết dạy em học; biết đọc báo cho ông bà nghe; và chia sẻ với mọi người mỗi khi họ có niềm vui và nỗi buồn.
Theo dòng thời gian tôi thấy mình khôn lớn hơn. Tin vào bản thân và gia đình, nghĩ về tương lai về nghề nghiệp vững chắc, giúp ích cho gia đình và xã hội, được cống hiến cho đất nước.

Dấu ấn để chứng tỏ tôi đã khôn lớn được hình thành từ những điều nhỏ bé như vậy đó, giờ đây tôi đã khôn lớn và trưởng thành hơn rất nhiều. Giá ba mẹ để tôi tự lập sớm hơn tôi đã có thể giúp ba mẹ rất nhiều rồi. Các bạn nhỏ hãy tập làm người lớn, hãy tự lập trong cuộc sống để mình trưởng thành hơn, có ích cho xã hội hơn.

11 tháng 7 2021
11 tháng 7 2021

???

18 tháng 9 2023

Tham khảo

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển. Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. 

Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định đến khách sạn nhận phòng. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau di chuyển đến địa điểm thực hiện hoạt động.

Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác trên mặt nước, đặc biệt là các đồ nhựa. Em được giao nhiệm vụ nhặt rác trên bờ biển cùng với 9 bạn nữa. Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển. Rác ở đây chủ yếu là cành cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo.... Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển. Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ. Dù nắng nóng vất vả nhưng ai cũng rất vui vẻ vì được góp sức mình giúp bờ biển sạch đẹp hơn. Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều người tốt như chúng em – những người có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.

Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của mọi người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.