Viết 1 đoạn văn khoảng 20 dòng nói về bổn phận của hs với truyền thống tôn sư trọng đạo
GIÚP MK NHA
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tôn là sự tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trọng là coi trọng, tôn trọng; còn đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo mang ý nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mà bất cứ người học sinh nào cũng cần có. Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy. Muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt. Mỗi người học sinh phải tôn trọng chính thầy cô giáo của mình vì đó là một trong những đạo lí cơ bản của việc làm người. Bên cạnh đó có nhiều người học trò không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Thậm chí có những người hành xử bất lịch sự, thô lỗ với thầy cô giáo đi ngược lại với đạo lí Tôn sư trọng đạo. Mỗi chúng ta muốn trưởng thành thì đều phải trải qua giai đoạn làm người học trò nhỏ và được người thầy dìu dắt. Chính vì thế, ngay từ hôm nay hãy tôn trọng, yêu thương, kính mến với thầy cô giáo của mình để xứng đáng là người học trò có tấm lòng hiếu kính.
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc, học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
không thầy đố mày làm nên
một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy
tiên học lễ, hậu học văn
một một tết cha, mồng ba tết thầy
một kho vàng không bằng một nang chữ
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo: là tôn trọng, kính trọng người thầy– người truyền dạy kiến thức, đạo đức cho chúng ta.
→ Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đề cao, tôn trọng, biết ơn nhưng người thầy, người dạy dỗ kiến thức, điều hay lẽ phải, truyền đạt những đạo lí cho học trò.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Câu nói ngắn gọn, súc tích khuyên dạy con người sống theo lẽ phải: trân trọng, biết ơn người thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.
+ Kho tàng văn học dân gian và văn học viết của dân tộc có không ít những câu tục ngữ, ca dao, những tác phẩm viết đề cao tình thầy trò và vai trò của người thầy, đồng thời giáo dục con người có cách cư xử đúng mực trong quan hệ thầy - trò:
“Không thầy đố mày làm nên”
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
+ Dân tộc chúng ta có những bậc thầy vĩ đại, người khai sáng cho rất nhiều thế hệ học trò như Chu Văn An, Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ về các vị ấy bằng tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn.
- Bình luận (2đ):
+ Là câu nói ngắn gọn, đúng đắn, đúc kết kinh nghiệm nhân dân trong lẽ sống, giúp con người sống đúng, sống có đạo đức, biết ứng xử phải đạo trong mối quan hệ thầy – trò.
+ Nhiều người sống đúng với lời dăn dạy trên nhưng cũng có không ít những con người vô tình lãng quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, không tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
+ Liên hệ bài học cho bản thân em và bài học cần giữ gìn, tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc mình.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ
bổn phận của trẻ em trong gia đình ;
-Yêu quý, kính trọng , giúp đỡ ông bà, cha mẹ , lễ phép với người lớn
-Chăm chỉ học tập , hoàn thành chương trinh2npho63 cập giáo dục
-Không đánh bạc , hút thuốc, uống rượu và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe
-Tôn trọng pháp luật , tôn trọng tài sản của người khác
I'm a girl
Tôn sư trọng đạo là đức tính tốt cần có ở mỗi con người. Tôn sự trọng đạo thể hiện con người có văn hóa, có đạo đức, thể hiện nhân cách của con người. Bởi sao lại thế, thầy cô là những người có công dưỡng dục chúng ta thành người và chỉ có thầy cô cho ta những kiến thức bổ ích. Và tôn sư trọng đạo đang được coi trọng, là một vấn đề nóng. Hiện nay, đa phần các bạn không tôn sự trọng đạo. Vậ, tại sao? Bạn chưa tin tưởng giáo viên, hãy tin tưởng giáo viên bạn sẽ làm được điều này, cố lên nhé!
Mình chọn Tôn sư trong đạo.
Tôn sư trong đạo là một truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời này, dân ta luôn luôn biết ơn những người đánh giặc. Và thế hệ học sinh cần biết ơn thầy cô. Là con cái, biết ơn cha mẹ. Và không xa đâu là những việc làm nhỏ cũng gọi là biết ơn đó!
Đối với mỗi con người thì truyền thống tôn sư trọng đạo rất quan trọng. Là một học sinh,còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc tôn sư trọng đạo đối với em lại càng quan trọng hơn nữa. Việc kính trọng thầy cô vừa là quan niệm đạo đức vừa là trách nhiệm của mỗi hs."Tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, khát vọng văn minh, tiến bộ; "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là vấn đề đạo đức xã hội. Gần đây xuất hiện những thanh niên có những lời nói, hành động vô giáo dục, vô lễ, xúc phạm thầy cô. Vì vậy, chúng ta phải có những hành động lên án gay gắt và nhắc nhở mọi người nhìn lại cách ứng xử, thái độ của mình đối với những người làm thầy, đồng thời phải phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo bằng cách: trong lớp phải siêng năng học tập, lắng nghe giáo viên giảng bài, tôn trọng thầy cô.
MÌNH CHÚC BẠN MAY MẮN...TÍCH ĐÚNG CHO MÌNH NHA!!! ☘