thay loi nhan vat me thanh giong ke lai viec thanh giong danh tran k tro ve
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
- Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
- Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
- Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
- Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
- Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
- Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.
Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy tuổi già.
Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. Ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.
Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.
Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:
– Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.
Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:
– Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.
Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.
Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:
– Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.
Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:
– Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.
Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:
– Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.
Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.
Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.
Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó cả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.
Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:
– Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức khoẻ.
Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nó còn nói:
– Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên!
Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao.
Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.
Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.
Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ
- Chào cậu bé! Ta !à Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?!
Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ: - Thưa ngài! Em và các bạn chi ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực. Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian: - Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp đẽ lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dần giữa những đám mây trắng như bông.
Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chi có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động cùa đám rước ban chiều.
Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thi vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vảo trong làn khói sương và ngạc nhiên thay trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toàn loạn tim đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấỵ rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thi bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.
Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thẩn tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.
- Ngài có phải Thánh Gióng - ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đảnh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?
Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:
- Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?
- Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài...
- Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?
- Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có đươc không?
Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiểng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:
- Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,... của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ đàng vuơn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sẳt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiên thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quà cúa tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều thanh tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.
Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chi còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói...
Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:
- Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.
Em mở mắt, choàng tinh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rât thú vị. Giâc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyêt” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nuớc cũng như xây dưng xã hội mới sau này.
Bài 2 :
Gióng sinh ra trong 1 hoàn cảnh đặc biệt : Đôi vợ chồng hiếm muộn nay đã 80 tuổi , Bà mẹ đưa chân ướm thử vào 1 dấu chân lạ khổng lồ , bà thụ thai 12 tháng rồi sinh ra Gióng . Cậu bé sinh ra trong sự vui mừng và bất ngờ của cha mẹ . Kì lại và buồn thay ! Gióng lên 3 tuổi không biết nói , không biết cười , không giống như những đứa trẻ khác, cậu không thể bày tỏ đc những nỗi niềm với cha mẹ mình . Gióng sống trong hoàn cảnh nghèo khó , dân làng phải góp gạo nuôi cậu . Qua những chi tiết đó thể thiện Gióng là biểu tượng của nhứng người nghèo khổ , đại diện cho những người nông dân trong Xã hội xưa , tàn ác , dã man , hung tợn , không có tình thương giữa con người với con người . Cùng là người với nhau tại sao những con người tàn bạo , xâm chiếm lãnh thổ của những người dân nghèo lại không thể hiểu đc tình cảnh khốn cùng của họ . Gióng đc sinh ra và nuôi lớn trong tình yêu thương của những người nông dân cùng cực , những bát gạo nuôi sống cậu hằng ngày tiếp thêm sức mạnh , sự can đảm để cậu đứng lên dành độc lập . Gióng yêu dân làng , nhân dân , cha mẹ , từ 1 cậu bé không may mắn đã trở nên 1 chàng thanh niên cường tráng với vũ khí , chiến giáp đứng ra bảo vệ đất nc , vùng quê nơi những tình cảm đc vun đắp , tình cảm của những con người . Thánh Gióng tượng trung cho hoà bình , là biểu hiện của tình yêu thương , can đảm dám đấu tranh giành lại độc lập dân tộc .
# Viết hơi vội ~~
1.Ngô Quyền, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
2.-Đinh Bộ Lĩnh: Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
-Lý Công Uẩn: là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.
-Lý Thường Kiệt: là nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt, làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việtcủa quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077). Ông đã làm tể tướng hai lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong 3 người phụ chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ông vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
-Trần Quốc Tuấn: là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.
Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là người "thông minh hơn người". Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông(em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.
Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.
3. Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con
trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.
Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng
xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những
người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy
tuổi già.
Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một
vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến
nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn
chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự
việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang.
Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc
đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn
chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì
Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng
đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi,
cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta
rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ
khác.
Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang
yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc.
Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.
Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi
chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:
- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.
Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:
- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ
giả, không khéo mang tội khi quân.
Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng
lại vừa lo.
Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn
mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên
tiếng, giọng đầy quả quyết:
- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta
sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.
Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:
- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.
Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:
- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.
Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc
Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho
Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít.
Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật
không mặc nổi.
Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng
nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn
không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.
Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi
người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến
nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nócả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình
thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.
Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng
còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:
- Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức
khoẻ.
Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nó
còn nói:
- Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ
và bà con mạnh khoẻ bình yên!
Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc
vô cùng lớn lao.
Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó.
Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng
lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay
nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc
đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.
Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng
chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân
làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.
Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất
vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.
Đó là vào thời vua Hùng Vương thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạrnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi cứ cui cút hoài trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đệm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.
Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh ông nhà và tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi ngô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.
Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, khi tôi đang đưa nôi cho nó và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sàt, ta sẽ phá tan giặc!.". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lơn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.
Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may là nhà vua đã cho đưa đến ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh khỏe khác thường. Nó mặc giáp sắt, cẩm roi sắt và lên yên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.
Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột và giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào đá núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ mấy cây tre bên đường quật nốt đám tàn quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Ninh Sóc và tại đây nó cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay lên trời.
Mọi người đã lập đền thờ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho con tôi là Phù Đổng Thiên Vương.
Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.
Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi ấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hôm nay sở dĩ có tôn gọi như vậy là do ngựa Giống phun lửa và đốt rụi cả một làng. Cũng may bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.
Vợ chồng tôi rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giác bảo vệ cuộc sống no ấm cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắn rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ, và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?