1. Suy nghi cua em ve tinh yeu thuong qua tác pham '' chiec la cuoi cung''
2. Phân tich hinh anh " hai cây phong " có ý nghĩa gì
3. Phân tích nghe thuat truyen ngan '' cô bé bán diem''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !
Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công. Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. Không tham lam, đố kị, khinh ghét người khác, đặc biệt là những người nghèo khó, hoặc đang trong khó khăn hoạn nạn. Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.
Tham khảo:
Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.
Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.
Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.
Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.
Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.
Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.
Tình yêu thương giữa những người thân yêu là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Văn học bao đời nay đã có rất nhiều tác phẩm phản ánh, ngợi ca những tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm bạn bè... Ta có thể kể đến như Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà.... Có thể nói, hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người là niềm hạnh phúc lớn lao cần được nâng niu, trân trọng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình, mỗi chúng ta được đón nhận bao tình cảm tốt đẹp nhất từ nơi ấy. Không chỉ là sự bao dung của người mẹ hay sự chỉ bảo ân cần của người cha trong văn bản “Mẹ tôi”, gia đình còn cho ta nhưng yêu thương thiêng liêng như “Chị ngã em nâng”, như tình mẹ dạt dào sóng nước, như công cha núi lớn ngất trời... Có ai đó đã nói rằng: tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên và chân thành nhất. Điều đó được mỗi người cảm nhận bằng chính nhưng yêu thương mà chúng ta nhận được từ gia đình. Đó là đôi mắt lo lắng của mẹ khi ta bị ốm. Là lời động viên đầy sức mạnh của cha. Là nụ cười móm mém hiền từ của bà. Hay đơn giản chỉ là đôi mắt trong veo nhìn anh chị của đứa em nhỏ... Hạnh phúc mà gia đình mang đến bình yên và xúc động xiết bao!
Rời tổ ấm gia đình có người sẽ lo lắng bởi sợ rằng sẽ chẳng còn yêu thương và sự quan tâm chia sẻ. Nhưng nếu biết sống đủ đầy với mọi người thì ắt hẳn ta cũng nhận lại được những thương yêu. Tôi không thể nào quên hình ảnh đứa bạn cùng lớp bỏ hết nhưng giờ ra chơi để miệt mài ngồi chép bài cho người bạn cùng bàn bị ốm. Tôi cũng không quên những tấm thiếp “hand-made” xinh xắn đám bạn cùng tổ đã kì công làm tặng tôi ngày sinh nhật. Và càng không thể nào quên hình ảnh người thầy gượng dậy sau cơn ốm nặng đội mưa đến trường để tiếp tục dạy lớp tôi...
Tình cảm của những người bạn bè, những người thầy cô khiến mỗi chúng ta cảm thấy sung sướng vì được yêu thương một cách vô tư, chân thành.
Biết bao xúc động khi được sống giữa những người thân yêu của mình. Mọi người biết sống cho nhau, sống vì nhau và tặng nhau những điều tốt đẹp nhất. Tôi hiểu rằng mình cần trân trọng tất cả những điều đó và cũng cần biết cho yêu thương để cuộc đời này luôn luôn là những sự trao - nhận ngọt ngào.
Có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản là nêu các ý sau :
- Đây là chân lý của cuộc sống.
- Dùng những văn bản đã được học để minh họa cho chân lý đã nêu trên, để thấy tình yêu mang đến cho con người ta những niềm vui, niềm hạnh phúc, sức mạnh và khát vọng sống bền bỉ.
- Tình yêu không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp, màu da,..
- Tình yêu cho ta lý do bước tiếp trong cuộc sống.
Câu nói “ ở đâu có sự sống , ở đó có tình yêu “ quả ko sai . Một nơi có sự sống là nơi có mặt đông đủ của những loài hoa , cây cối ,con người . Sự có mặt đông đủ và luôn sống cạnh nhau , mọi thứ sẽ hiểu biết hơn về những thứ luôn sống quanh họ . Họ sẽ biết họ nên làm gì để được làm vừa ý người khác . Khi đó ko có gì là chúng ta ko biết về nhau . Cũng như những con người đang sống hiện nay họ phải ở một nơi có đầy đủ sức sống , họ luôn đi cùng nhau , tập hợp cùng nhau, cùng nhau vượt qua gian khổ . Họ sẽ thân thiết với nhau hơn , hiểu hơn về mỗi con người . Tình cảm của họ sẽ gắn bó gần gũi và thân thiết hơn như một người bằng hữu , người anh em luôn bảo vệ chúng ta . Họ đã cùng nhau tạo nên những khoảnh khắc tuyệt vời !
“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con?. Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ”. Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
tham khảo ạ:
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.
1.Qua truyện chiếc lá cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng, nó thể hiện sự nhân văn, cụ bơ - men đã đánh đổi mạng sống của mình để cứu lấy người họa sĩ trẻ, đó cũng là tâm nguyện mà cả đời cụ đã dc hoàn thành, thể hiện tình yêu thương giữa con người, tình yêu thương giữa những người có tâm hồn cao đẹp như các họa sĩ nghèo lúc khó khăn.
2.
Đoạn trích “Hai cây phong” nằm ở những trang đầu tiên của tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ, thể hiện nỗi nhớ của một người con xa xứ, đặc biệt là tình cảm đối với người thầy, người truyền cảm hứng để thế hệ trẻ nối tiếp tiến đến gần hơn với tri thức.
Tất cả hình ảnh, cảm xúc đều được khắc họa qua những dòng hồi tưởng, hóa thân của tác giả vào nhân vật, hình ảnh hai cây phong hiện lên ở một vùng quê hẻo lánh như một ngọn hải đăng giữa núi rừng, những ngọn hải đăng soi sáng bên bờ biển soi sáng đường đi cho tàu thuyền, cũng giống như thế, hai cây phong như một biểu tượng của ngôi làng, chỉ đường dẫn lối cho những con người còn nghèo nàn lạc hậu nơi đây nhớ về quê hương, nhớ về biểu tượng của ngôi làng mình đã từng sinh ra và lớn lên.
Hai cây phong còn thể hiện lên một nỗi nhớ da diết, một tình yêu sâu nặng với quê hương của một người con làm việc nơi xa nhà và khi nhắc đến hai cây phong những hình ảnh âm thanh hiện hữu một cách rõ nét, chân thực, tình yêu đó khiến nhân vật có thể nghe được tiếng nói riêng của cây, thấu hiểu được phần nào cảm xúc mà loài cây này mang lại. Từ cây phong mà bản thân nhân vật quay ngược dòng thời gian trở lại với những kí ức tuổi thơ, nhớ lại những ngày chạy nhảy dưới gốc cây, những trò đùa chọc phá tổ chim một cách ngây thơ, hồn nhiên, những hoài niệm về tuổi thơ lúc nào cũng da diết, cũng đằm thắm.
Phân tích ý nghĩa của đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên
Tới đây người đọc như cũng cảm nhận được phần nào dòng cảm xúc đó, phần nào tự nhìn lại những kí ức mà hồi thơ ấu mình cũng từng có, từng trải qua để rồi bây giờ nhớ nhung đến kì lạ. Rồi một ngày đặc biệt không bao giờ quên ùa về, một ngày cuối cùng của năm học, những đứa trẻ cùng nhau trèo lên cây phong, thử xem ai can đảm hơn, những thú vui đó chẳng bao giờ tìm được ở bất cứ đâu, có bạn bè, không ghen ghét, đố kị, chỉ có niềm vui, tiếng cười, điều đó là tuyệt vời nhất mà bản thân bất kì ai cũng muốn tìm kiếm nhưng chỉ có trong quá khứ, chỉ có ở cái lứa tuổi vô tư không suy nghĩ gì.
Trèo lên cây, nép mình vào thân cây, phóng tầm mắt ra xa, trước mắt những đứa trẻ là một không gian thật mới lạ, rộng lớn lại vô cùng tươi đẹp, hình ảnh chuồng ngựa, hình ảnh thảo nguyên xanh ngát, hình ảnh dòng sông uốn lượn, tiếng gió xen lẫn tiếng là đã cuốn hút cái nhìn của những đứa trẻ, đưa những đứa trẻ vào những suy nghĩ về một ngày nào đó được thả mình vào không gian rộng lớn đó, được tới những vùng đất mới phía xa chân trời xanh biếc, một cảm giác trọn vẹn hơn bao giờ hết. Hai cây phong còn mang biểu tượng của một niềm tin, một ước mơ, đặc biệt là một kỉ niệm khó quên về một người thầy, người đã dùng một phần cuộc đời mình nuôi dưỡng ước mơ cho những đứa trẻ nơi đây, người trồng cây phong rồi gửi gắm vào đó biết bao là ước mơ cho những đứa trẻ, ngoài mang ý nghĩa về tình yêu quê hương đất nước, hình ảnh đó còn mang ý nghĩa biết ơn những người đi trước, những người đã mở đường, đã thắp sáng nên ước mơ về tri thức, tiếp cận gần hơn với tri thức để trở thành những con người có ích cho xã hội.
Bằng con mắt nghệ thuật và tài năng của mình tác giả đã phác họa thật tài tình vẻ đẹp của con người, của cây phong rồi đưa những dòng cảm xúc chân thật nhất xoay quanh cây phong tới với người đọc.
3.Tuổi trẻ chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường hẳn đều biết đến H.C. An-đéc-xen, người viết truyện kể cho trẻ em nổi tiếng thế giới. Ông là nhà văn Đan Mạch, sống và viết trong thế kỉ XIX (1805 - 1875). Bạn đọc khắp năm châu đã rất quen thuộc với các tác phẩm của ông như Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Cô bé bán diêm,... Truyện của An-đệc-xen nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lèn lòng thương yêu con người - nhất là những neười nghèo khổ và niềm tin, khát vọng những điểu tốt đẹp nhất trên thế gian này sẽ thuộc về con người. Truyện Cô bé bán diêm đưa người đọc chúng ta vào khung cảnh một đêm giao thừa giá rét ở đất nước Đan Mạch, Bắc Âu cách đây hơn một trăm năm. Em bé gái ấy nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà vừa mất, bố sai đi bán diêm kiếm- từng đồng xu nhỏ độ thân.- Suốt cả ntỉày cuối năm, cho đến đêm giạo thừa, em chẳng bán được bao diêm nào. Vừa đói, vừa rét, em bé thu mình lại trong xó tường của một toà nhà lớn để... ước ao, mơ tưởng. Những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ, kì ảo làm sao và đau khổ làm sao!. Thể hiện điều này, nhà văn đã xây dựng những hình ảnh đối lập, thực tế và mộng tưởng, mộng tưởng và thực tế cứ đan cài vào nhau, tranh chấp với nhau, lôi cuốn người đọc... Phần mở đầu tác phẩm (phần này không có trong đoạn trích của sách Ngữ văn 8) kể rõ cảnh ngộ éo le của cô bé bán diêm với những chi tiết đối lập rõ nét : "Trời đông giá rét, tuyết rơi", nhưng "cô bé đầu trần, chân đất" bước đi. Ngoài đường lạnh buốt và tối đen, nhưng "cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn". Cô bé "bụng đói", cả ngày chưa ãn uống gì, mà "trong phố sực nức mùi ngỗng quay"... Những chi tiết tương phản đó khiến người đọc thấy tình cảnh em bé thật tội nghiệp, đáng thương. Cái rét, cái đói, công việc kiếm sống giày vò, đày đoạ em. Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức... Đi vào đoạn trích trong sách giáo khoa, từ câu mở đầu "Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn..." đến câu "... đôi bàn tay em đã cứng đờ ra", người đọc thấy ngay tình cảnh khốn khó của cô bé. Nãm xưa, "khi bà nội hiển hậu của em còn sống", "em được đón giao thừa trong căn nhà xinh xắn... có dây trường xuân bao quanh, em đã sống những ngày đầm ấm". Giờ đây, giữa đêm giao thừa này, "em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét hơn"... Đây cũng là hai hình ảnh tương phản, đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Trước kia, cô bé được sống hạnh phúc bao nhiêu thì bây-giờ bơ vơ, côi cút bấy nhiêu. Cả nhà, chỉ có bà là người thương yếu em nhất, là chỏ dựa tinh thần vững chắc nhất giờ không còn nữa. Trước kia, đêm giao thừa, em được vui chơi quây quần trong nhà, giờ em phải bơ vơ ngoài phố kiếm sống. Mường tượng hình ảnh cô bé bán diếm côi cút, dói khổ giữa đêm giao thừa, ta chợt thấy nhớ mấy câu thơ trong bài Mồ côi của Tố Hữu: Con chim non rũ cánh Đi tìm tổ hơ vơ Quanh nẻo rừng hiu quạnh Lướt mướt dưới dòng mưa.. Cảnh ngộ em bé Đan Mạch trong đêm giao thừa vẫn phải đi kiếm sống tuy có khác cảnh ngộ em bé Việt Nam mồ côi tìm mẹ, nhưng đọc văn, nhớ lại thơ, hình dung thân phận hai kiếp người thơ dại ấy, ai mà chẳng não lòng, rớm lệ ! Phần thứ hai của câu chuyện, từ câu "Chà ! Giá quẹt một que diêm..." đến "Họ đã về chầu Thượng đế", kể về những lần cô bé quẹt diêm đốt lửa, đốt sáng lên những ước mơ, khát vọng. Ở phần này, những hình ảnh đối lập, tương phản càng lúc càng gay gắt, thực tế và mộng tưởng, cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi hiển hiện, đan cài, tranh chấp nhau, nâng dần lên, bay cao lên... Cô bé quẹt que diêm thứ nhất: diêm sáng rực như than hồng. Em tưởng chừng như "đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng... Lửa cháy nom.đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng". Nhưng, em vừa duỗi chân ra thì "lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất". Niềm vui của em cũng vụt tắt. Em bần thần nghĩ đến nhiệm vụ bán diêm và lời cha quở mắng. Cô bé quẹt que diêm thứ hai: "Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay... Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé". Nhưng diêm vụt tắt. Trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Phố xá vắng teo. Mấy người khách qua đường vội vã hoàn toàn lãnh đạm với em. Em bé cố tìm lại ngọn lửa để tiêp tục sưởi ấm, xua đi bóng tối và giá lạnh. Em quẹt que diêm thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện lên, "Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây thông mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực...". Nhưng diêm vụt tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi, rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Từ lần quẹt diêm thứ nhất, đến lần thứ hai, thực tế đã xoá nhoà đi mộng tưởng của em bé. Nhưng đến ngọn nến thứ ba thì dường như mộng tướng đã vươn dậy, cố vượt lên trên thực tế. Vì thế, sau khi diêm tắt, em bé thấy tất cả các ngọn nến bay lên, biến thành những ngôi sao trên trời. Dường như em bé dans ngẩng đầu nhìn sao trời, rồi nhớ tới người bà thân yêu. Em liền quẹt luôn que diêm thứ tư thì... bà em hiện lên. Em sung sướng reo lên, trò chuyện với bà, xin bà cho đi theo..."cho cháu về với bà". Có thể đến phút này, cô bé tội nghiệp ấy đã sức tàn, lực kiệt dan" gục xuống cạnh bức tường giá buốt. Em lịm dần, lịm dần và trôi vào trong một giấc mơ đẹp. Diêm vụt tắt. Anh sáng, hơi ấm vụt tắt, "ảo ảnh" biến mất. Nhưng em bé bừng tỉnh, như ngọn lửa trước khi tắt hẳn đã sáng loé lên. Thế là cô bé quên hết mọi thực tế phũ phàng, quên nhiệm vụ bán diêm, quên sự quở mắng của cha. Những que diêm thứ năm, thứ sáu, thứ bảy... và tất cả những que diêm trong bao được đốt sáng lên, nối ánh sáng, chiếu sáng như ban ngày. Em bé thực sự được sống trong một giấc mơ kì diệu. Em thấy "bà em to lớn và đẹp lão... Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa...". Rõ ràng, mỗi lần quẹt diêm, đốt lửa là một lần cô bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Những ước mơ của em thật giản dị và ngây thơ, gắn liền với tuổi thơ trong sáng và nhân hậu của em. Em khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng những thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình ấm êm, được bà - người thân yêu nhất - châm sóc, chiều chuộng. Đó cũng là những ước mơ khát vọng chính đáng, muôn đời ẹủa các em bé nói riêng và của con người nói chung. Thể hiện khát vọng, ước mơ của một em bé cụ thê trong câu chuyện này, nhà văn Đan Mạch ấy hẳn đã cháy lòng mong muốn các em bé và mọi người, trước hết là những kiếp người đói khổ, vượt qua được những thực tế phũ phàng để vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có miếng ăn no đủ, có áo ấm, được yêu thương, châm sóc. Mỗi lần em bé quẹt diêm đốt lửa dường như cũng là một lần ngọn lửa tin yêu, khát vọng trong trái tim nhà văn cháy lên, sáng lên, động viên con người, giục giã con người... Nhưng thực tế phũ phàng - thực tế cuộc sống nước Đan Mạch những năm giữa thế kỉ XIX, khi nhà văn viết tác phẩm này và thực tế ngày nay của không ít đất nước đói nghèo trên trái đất, đã xoá đi mộng tưởng của em bé bán diêm và biết bao người nghèo khổ khác nữa. Vì thế, khi em bé được gặp lại bà cũng là lúc em giã từ cõi đời. Đoạn kết thúc tác phẩm, từ câu "Sáng hôm sau..." đến hết, kể về cái chết của cô bé bán diêm. Từ những dòng văn bay lượn, chói sáng đầy chất lãng mạn ở cuối đoạn trên, đến đây, ngôn từ như trĩu xuống, nhẹ nhàng, thấm thìa một âm điệu buồn thương. Có buồn, có thương nhưng không bi luỵ mà vẫn trong sáng và nồng ấm, đúng như ánh sáng và hơi ấm của một ngày đầu năm. "Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa". Cho đến những dòng cuối cùng của tác phẩm, nhà văn vẫn dùng những hình ảnh đối lập, tương phản rất đặc sắc. Giữa ngày đầu năm hứa hẹn những mầm sống mới mọc lẽn, có một em bé chết. Người chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi đang "mỉm cười". Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm", một công việc bình thường, nhưng thực ra em bé đã sống những phút kì diệu, giữa cảnh "huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm"... Miêu tả "một cảnh tượng thương tâm" vể cái chết của cô bé bán diêm, ngòi bút của An-đéc-xen vừa thực, vừa mộng. Sự thực là em bé khốn khổ kia đã chết. Nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cánh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Nhưng viết về cái chết của cô bé bán diêm như thế, tác phẩm của An-đéc-xen là một hi kịch lạc quan. Rõ ràng, đến những dòng cuối của áng văn, tình thương, niềm tin con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người trong cõi lòng nhà vãn Đan Mạch - ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng ấy, thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn. Có thê nói, An-đéc-xen "biết khám phá những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong những sự việc đơn gián hằng ngày, đưa chúng vào thế giới thần thoại đầy chất thơ, nhưng vẫn giải quyết chúng phù hợp với những quan niệm nhân sinh và xã hội tiến bộ của mình". Truyện Cô bé bán diêm có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các chi tiết tương phán, diễn biến hợp lí, truyền cho chúng ta lòng thương cảm đối với một em bé bất hạnh, lay động trong ta tình thương và niềm tin ở con người, nhất là những con người phải dối mặt với những khó khăn thử thách ở đời vẫn không nguôi mong muốn, khát vọng những điều tốt đẹp nhất.