K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2018

chúng ta nên đoàn kết,bộ phận dc ví như con ng,dựa vào nhau mà sống,ko nói ai hơn ai

23 tháng 10 2018

Bác Tai chỉ ra nguyên nhân : Mọi người làm việc kiếm thức ăn nuôi lão Miệng, lão Miệng nhai nuốt nuôi toàn bộ cơ thể cũng là làm việc . Bỏ lão Miệng đói thì tất nhiên các bộ phận khác đều tê liệt cả . Mọi người hiểu thấy rõ sai lầm

17 tháng 8 2017

 - Các câu cầu khiến sử dụng các từ câu khiến "hãy" câu a, từ " đi" câu b, từ "đừng" ở câu c.

  - Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".

  - Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

    + Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.

    + Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.

    + Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.

A. Văn Bản   Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ...
Đọc tiếp

A. Văn Bản 

  Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?

B. Bài Tập 

 

Bài 1 : Mối quan hệ giữa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng cho em suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ?

Bài 2 : Kể tên một số truyện ngụ ngôn em đã học hoặc đã đọc. Nêu bài học đạo đức rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn đó. 

Bài 3 : Tìm một số câu tục ngữ khuyên răn con người nên đoàn kết, hợp tác với nhau trong cuộc sống 

1
26 tháng 6 2018

Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.

“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.

Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.

Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.

Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.

Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.

Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.

Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.

Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.

@.@

lm đc câu 1 thui ! 

Câu hỏi:1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở...
Đọc tiếp

Câu hỏi:

1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn

2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?

3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

          – Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không?

          Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:

          – Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.

          Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào cùng nói:

          – Bác tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

 

          Bác Tai gật đầu lia lịa:

          – Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!

          Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:

          – Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

          Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:

          – Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?

          Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:

          – Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!

          Nói rồi cả bọn kéo nhau về.

          Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.

 

          Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

          – Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?

          Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

 

1

1. Dấu hiệu nhận biết là: 

Đề tài truyện là về tinh thần đoàn kết  được thể hiện qua sự kiện, tình huống: Sự so bì hơn thua xem ai quan trọng nhất của các bộ phận trên cơ thể. 

Cô mắt khơi mào kích động cậu Tay, Chân và 3 người Tay, Chân, Tai đều ủng hộ. Lí do là vì thấy cậu Miệng chỉ ăn không ngồi rồi còn bọn họ phải làm việc mệt nhọc. Hậu quả khi không cho miệng ăn là cả Mắt, Tay, Chân, Tai đều bị tê liệt, không còn sức sống. 

3. Họ nhận ra sai lầm và tìm cách sửa chữa bằng cách đi tìm thức ăn cho lão Miệng. Nhờ vậy mà mọi người đều đỡ nhọc và khoan khoái như trước.

 

26 tháng 3 2018

Một hôm các chân,tay,tai,mắt miệng họp với nhau

rồi than thở phàn nàn việc của mk

sau đó nói lão miệng chỉ ngồi ăn không 

không cần làm j hết

7 tháng 12 2021

 Cho biết mối quan hệ giữa các vế của các câu ghép sau:
a. Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt., Miệng)
Mối quan hệ tưởng phản
b. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
(Thầy bói xem voi)
Mối quan hệ nối tiếp
c. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.
(Ngô Tất Tố) 
Mối quan hệ nguyên nhân - kết quả
d. Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc
lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố)
Mối quan hệ tưởng phản(bởi bì anh chàng cận vệ đáng lẽ phải mạnh hơn chị Dậu)

21 tháng 2 2018

Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.

Việc không tuân thủ như vậy không có lý do chính đáng, không có căn cứ

Nhận xét: việc làm của ông Hùng tuy không có ý gây ra cái chết cho ông Nở. Nhưng ông đã quy phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. 

9 tháng 5 2018

trang 52

18 tháng 11 2016

Chân, Tay, Tai, Miệng và tôi - Mắt, từ xưa vẫn sống chung hoà thuận với nhau, không bao giờ tranh cãi hay tị nạnh điều gì. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ và sống có ích. Nhưng có một chuyện xảy ra làm tôi vô cùng ân hận.

Là cô gái duy nhất trong nhà, tôi cũng hay đỏm dáng với hàng mi cong nên được nhiều người khen ngợi. Nhưng phải hiểu công việc tôi làm mới thấy hết được nỗi vất vả- Tôi thường được gọi là cửa sổ tâm hồn, là nơi con người thu nhận mọi hình ảnh của thế giới. Một ngày, ngoài những giây phút ngắn ngủi được nghỉ ngơi, tôi lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Có nhiều lúc tôi cảm thấy căng thẳng. Tôi vốn là cô bé mỏng manh, dễ bị tổn thương nên khi có hạt bụi nhỏ bay vào cũng làm tôi đau. Có vật gì cứng rơi vào thì ngay lập tức tôi bị ốm. Tôi tự nhủ công việc của mình thật nặng nhọc. Mà không chỉ tôi, cậu Tay, cậu Chân cũng vậy. Ngày nào hai cậu cũng hoạt động hết công suất. Công việc cứ nối tiếp công việc, đến cuối ngày hai cậu mỏi nhừ. Với những người làm công sở thì Tay và Chân đỡ vất vả. Nhưng với những ai lao động lam lũ suốt ngày không quản nắng mưa như bác nông dân, chú thợ xây hay chị lao công thì hai cậu cứ quần quật từ mờ sáng đến tối mịt luôn. Thỉnh thoảng tối tối, chúng tôi có đến thăm nhau nhưng mới nói được mấy câu, Mắt tôi đã muốn khép lại, hai cậu Tay, Chân cũng muốn duỗi ra chẳng buồn trò chuyện. Hàng xóm của chúng tôi là bác Tai điềm tĩnh. Cả ngày bác không nói câu gì, chỉ chăm chú vào công việc. Bởi công việc của bác cũng rất vất vả. Tuy không hoạt động nhiều như tôi, mất sức như cậu Tay, cậu Chân nhưng có khi bác đau hết mình mẩy vì phải nghe những lời lẽ không hay, thô tục... Những lúc nhu thế bác mệt mỏi, nằm nghỉ ở nhà không thiết tha nghe hát nữa...

 

Bỗng một ngày tôi nhận thấy, chúng tôi làm việc quá nhiều mà lão Miệng thì quá an nhàn. Suốt ngày lão chỉ chơi thong dong, chờ chúng tôi làm việc, đến giờ cơm lão lại là người hưởng thụ. Cực nhọc là thế mà chúng tôi đâu được biết đến thứ ngon của lạ nào, đâu biết cái gì ngọt bùi ngon lành. Tất cả mọi thứ làm ra lão hưởng hết. Tôi tức giận lắm, rủ cậu Tay cậu Chân, bác Tai đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa, lão tự làm tự sống Lão Miệng bất ngờ lắm. Nói xong chúng tôi bỏ ra về, để lại mình lão thơ thẩn như vẫn không tin vào những điều chúng tôi vừa tuyên bố.

Từ hôm đó, chúng tôi không làm gì nữa. Tôi chỉ ngồi chơi mà không hoạt động. Cậu Tay, cậu Chân cũng không buồn làm việc. Bác Tai ngày cũng như đêm chỉ nằm yên trên giường nghe nhạc mà bác thích.... Cứ như thế được một hôm, hai hôm rồi ba hôm chúng tôi bỗng thấy mỏi mệt rã rời. Ai cũng thấy trong người không được khoẻ, như muốn lăn đùng ra ốm vậy. Tôi không còn làm điệu hay duyên dáng nữa, ngày hay đêm đều thấy lờ đờ không rõ. Hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mả không ngủ được. Cậu Tay, cậu Chân không hoạt bát nhanh nhẹn, chạy nhảy như thường ngày mà lừ đừ không buồn cất mình lên. Bác Tai đến lúc này cũng không nghe hò hát nữa bởi nghe gì cũng không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Chúng tôi ở trong hoàn cảnh éo le ấy suốt một tuần. Đến ngày thứ bảy, chúng tôi thấy không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa, phải chấm dứt ngay nếu không cả bọn sẽ chết. Tôi tìm đến cậu Tay, cậu Chân, bác Tai bàn cách. Tôi nhận ra là mình đã sai. Chính tôi là kẻ đã gây ra chuyện này, tự dưng bắt bẻ lão Miệng. Tôi không biết rằng lão cũng có công việc của mình, tuy đơn giản là nhai thôi nhưng quan trọng không kém công việc của chúng tôi. Không có lão chúng tôi không thể có năng lượng để làm việc. Thế là cả bọn chạy vội đến nhà lão Miệng. Lão cũng như chúng tôi, nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang không buồn nhếch mép. Thấy chúng tôi đến, lão mừng lắm. Có lẽ lão đợi chúng tôi từ lâu lắm rồi. Hai cậu Tay và Chân vội vàng tìm thức ăn cho lão. Lão ăn xong, dần dần tỉnh lại Chúng tôi cũng thấy sảng khoái trong người, sung sướng như sắp bị tử thân mang đi nhưng vì còn luyến tiếc trần gian mà được ở lại. Mọi người lại thân thiện với nhau, sống hòa hợp như ngày nào. Riêng tôi vì xấu hổ với bác Tai, cậu Tay cậu Chân và nhất là với lão Miệng mà từ đó trở đi càng chăm chỉ làm việc hơn.

Qua chuyện này tôi thấy mình lớn hơn và bớt đỏm dáng. Cũng từ chuyện này tôi tự rút ra cho mình bài học. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại được một mình mà phải nương tựa vào nhau mà sống. Không ai là thừa hay vô ích cả, tùy theo năng lực bản thân mà họ làm những công việc thích hợp. Nếu hiểu nhau, biết đoàn kết bên nhau, tôn trọng nhau thì công sức của mọi người sẽ được góp lại thành sức mạnh to lớn.

Câu chuyên của cô Mắt tôi là như vậy đấy. Các bạn đừng bao giờ như tôi nhé.Vì ích kỉ, các bạn sẽ chẳng bao giờ được thanh thản mà đôi khi còn làm cho người xung quanh bị tổn thương nữa.

18 tháng 11 2016

Chân, Tay, Tai, Miệng và tôi - Mắt, từ xưa vẫn sống chung hoà thuận với nhau, không bao giờ tranh cãi hay tị nạnh điều gì. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ và sống có ích. Nhưng có một chuyện xảy ra làm tôi vô cùng ân hận.

Là cô gái duy nhất trong nhà, tôi cũng hay đỏm dáng với hàng mi cong nên được nhiều người khen ngợi. Nhưng phải hiểu công việc tôi làm mới thấy hết được nỗi vất vả- Tôi thường được gọi là cửa sổ tâm hồn, là nơi con người thu nhận mọi hình ảnh của thế giới. Một ngày, ngoài những giây phút ngắn ngủi được nghỉ ngơi, tôi lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Có nhiều lúc tôi cảm thấy căng thẳng. Tôi vốn là cô bé mỏng manh, dễ bị tổn thương nên khi có hạt bụi nhỏ bay vào cũng làm tôi đau. Có vật gì cứng rơi vào thì ngay lập tức tôi bị ốm. Tôi tự nhủ công việc của mình thật nặng nhọc. Mà không chỉ tôi, cậu Tay, cậu Chân cũng vậy. Ngày nào hai cậu cũng hoạt động hết công suất. Công việc cứ nối tiếp công việc, đến cuối ngày hai cậu mỏi nhừ. Với những người làm công sở thì Tay và Chân đỡ vất vả. Nhưng với những ai lao động lam lũ suốt ngày không quản nắng mưa như bác nông dân, chú thợ xây hay chị lao công thì hai cậu cứ quần quật từ mờ sáng đến tối mịt luôn. Thỉnh thoảng tối tối, chúng tôi có đến thăm nhau nhưng mới nói được mấy câu, Mắt tôi đã muốn khép lại, hai cậu Tay, Chân cũng muốn duỗi ra chẳng buồn trò chuyện. Hàng xóm của chúng tôi là bác Tai điềm tĩnh. Cả ngày bác không nói câu gì, chỉ chăm chú vào công việc. Bởi công việc của bác cũng rất vất vả. Tuy không hoạt động nhiều như tôi, mất sức như cậu Tay, cậu Chân nhưng có khi bác đau hết mình mẩy vì phải nghe những lời lẽ không hay, thô tục... Những lúc nhu thế bác mệt mỏi, nằm nghỉ ở nhà không thiết tha nghe hát nữa...

Bỗng một ngày tôi nhận thấy, chúng tôi làm việc quá nhiều mà lão Miệng thì quá an nhàn. Suốt ngày lão chỉ chơi thong dong, chờ chúng tôi làm việc, đến giờ cơm lão lại là người hưởng thụ. Cực nhọc là thế mà chúng tôi đâu được biết đến thứ ngon của lạ nào, đâu biết cái gì ngọt bùi ngon lành. Tất cả mọi thứ làm ra lão hưởng hết. Tôi tức giận lắm, rủ cậu Tay cậu Chân, bác Tai đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa, lão tự làm tự sống Lão Miệng bất ngờ lắm. Nói xong chúng tôi bỏ ra về, để lại mình lão thơ thẩn như vẫn không tin vào những điều chúng tôi vừa tuyên bố.

Từ hôm đó, chúng tôi không làm gì nữa. Tôi chỉ ngồi chơi mà không hoạt động. Cậu Tay, cậu Chân cũng không buồn làm việc. Bác Tai ngày cũng như đêm chỉ nằm yên trên giường nghe nhạc mà bác thích.... Cứ như thế được một hôm, hai hôm rồi ba hôm chúng tôi bỗng thấy mỏi mệt rã rời. Ai cũng thấy trong người không được khoẻ, như muốn lăn đùng ra ốm vậy. Tôi không còn làm điệu hay duyên dáng nữa, ngày hay đêm đều thấy lờ đờ không rõ. Hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mả không ngủ được. Cậu Tay, cậu Chân không hoạt bát nhanh nhẹn, chạy nhảy như thường ngày mà lừ đừ không buồn cất mình lên. Bác Tai đến lúc này cũng không nghe hò hát nữa bởi nghe gì cũng không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Chúng tôi ở trong hoàn cảnh éo le ấy suốt một tuần. Đến ngày thứ bảy, chúng tôi thấy không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa, phải chấm dứt ngay nếu không cả bọn sẽ chết. Tôi tìm đến cậu Tay, cậu Chân, bác Tai bàn cách. Tôi nhận ra là mình đã sai. Chính tôi là kẻ đã gây ra chuyện này, tự dưng bắt bẻ lão Miệng. Tôi không biết rằng lão cũng có công việc của mình, tuy đơn giản là nhai thôi nhưng quan trọng không kém công việc của chúng tôi. Không có lão chúng tôi không thể có năng lượng để làm việc. Thế là cả bọn chạy vội đến nhà lão Miệng. Lão cũng như chúng tôi, nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang không buồn nhếch mép. Thấy chúng tôi

đến, lão mừng lắm. Có lẽ lão đợi chúng tôi từ lâu lắm rồi. Hai cậu Tay và Chân vội vàng tìm thức ăn cho lão. Lão ăn xong, dần dần tỉnh lại Chúng tôi cũng thấy sảng khoái trong người, sung sướng như sắp bị tử thân mang đi nhưng vì còn luyến tiếc trần gian mà được ở lại. Mọi người lại thân thiện với nhau, sống hòa hợp như ngày nào. Riêng tôi vì xấu hổ với bác Tai, cậu Tay cậu Chân và nhất là với lão Miệng mà từ đó trở đi càng chăm chỉ làm việc hơn.

Qua chuyện này tôi thấy mình lớn hơn và bớt đỏm dáng. Cũng từ chuyện này tôi tự rút ra cho mình bài học. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại được một mình mà phải nương tựa vào nhau mà sống. Không ai là thừa hay vô ích cả, tùy theo năng lực bản thân mà họ làm những công việc thích hợp. Nếu hiểu nhau, biết đoàn kết bên nhau, tôn trọng nhau thì công sức của mọi người sẽ được góp lại thành sức mạnh to lớn.

Câu chuyên của cô Mắt tôi là như vậy đấy. Các bạn đừng bao giờ như tôi nhé.Vì ích kỉ, các bạn sẽ chẳng bao giờ được thanh thản mà đôi khi còn làm cho người xung quanh bị tổn thương nữa.