Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ? Giải thích ý nghĩa mỗi câu tục ngữ, thành ngữ đó.
1. lươn ngắn chê chạch dài.
2. xấu đều hơn tốt lỏi.
3. con dại cái mang.
4. giấy rách phải giữ lấy lề.
5. già đòn non nhẽ.
6. cạn tàu ráo máng.
7. giàu nứt đố đổ vách.
8. tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
9. dai như đỉa đói.
10. cái khó bó cái khôn.
1. lươn ngắn chê chạch dài.
=> Thành ngữ
=> Giải thích: hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người
2. xấu đều hơn tốt lỏi.
=> Thành ngữ
=> Giải thích: chịu :>
3. con dại cái mang.
=> Tục ngữ
=> Giải thích :Con cái làm điều sai quấy thì cha mẹ, người giáo dưỡng phải chịutrách nhiệm về việc đó.
4. giấy rách phải giữ lấy lề.
=> Tục ngữ
=> Giải thích : Dù sa sút nghèo khó cũng phải giữ nền nếp đạo đức gia phong.
5. già đòn non nhẽ.
=> Thành ngữ
=> Giải thích: Dùng sức mạnh, vũ lực để áp đảo, khống chế chứ không có lý lẽ thuyết phục; người ưa dùng sức mạnh để xử sự, dạy bảo.
6. cạn tàu ráo máng.
=> Thành ngữ
=> Giải thích: ví việc cư xử tệ với nhau đến mức chẳng còn chút tình nghĩa gì.
7. giàu nứt đố đổ vách.
=> Thành ngữ
=> Giải thích:chỉ sự giầu có đến mức tiền bạc của cải xếp chất đầy trong nhà, làm đổ cả vách tường nhà.
8. tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
=> Thành ngữ
=> Giải thích: Nghĩa là không thoát khỏi được, dù có ý thức chống đỡ, mà cứ gặp hết điều bất lợi này đến điều bất lợi khác.
9. dai như đỉa đói.
=> Thành ngữ
=> Giải thích: Bám chặt lấy, không chịu rời ra một phút nào.
10. cái khó bó cái khôn.
=> Tục ngữ
=> Giải thích: Mỗi người chúng ta cần phải đặt ra những mục tiêu phấn đấu và phải phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu ấy. Đừng vì nghĩ rằng “cái khó bó cái khôn”, mà không chịu đi tìm “cái khôn nảy sinh trong cái khó”.