Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
1) Tìm một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?.
2) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
3) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào?
4) Sửa lỗi sai về quan hệ từ trong các câu sau:
a. Bố mẹ rất tự hào vì tôi.
b. Tôi bị điểm kém mẹ phạt không cho đi chơi cuối tuần với các bạn.
c. Ngòi bút của mình, Đỗ Phủ đã viết nên bài thơ rất xúc động.
d. Bạn ấy tuy học giỏi nhưng hát hay.
e. Bạn An không những học rất giỏi các môn tự nhiên.
f. Trong bài văn này cho thấy người viết có khả năng quan sát rất tinh tế.
g. Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.
h. Vì bão to nên cây không bị đỗ.
tự sự và biểu cảm
PTBĐ: Biểu cảm, miêu tả.
Tham khảo:
Biểu hiện:
- Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
- Biểu cảm là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... trước một đối tượng nhất định (cảnh vật, con người, những vấn đề trong cuộc sống, những hình tượng nghệ thuật).